Xung quanh sự cố sụt sạt trên Tỉnh lộ 152

Bài 1: 8 tháng trôi qua vẫn… nguyên trạng

LCĐT - Những ngày vừa qua, nhất là vào thời điểm có mưa kéo dài, mưa lớn, người tham gia giao thông trên Tỉnh lộ 152 nối trung tâm thị xã Sa Pa đi các phường, xã phía Nam thị xã qua đoạn sụt sạt tại Km1+800 đến Km1+950 rất lo lắng bởi điểm sạt lở từ phía ta-luy dương thuộc phần đất Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Sa Pa (Mercure SaPa Resort & Spa) do Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa làm chủ đầu tư. Điều đáng nói là điểm sạt lở này đến nay đã kéo dài 8 tháng, đồng nghĩa với chừng ấy thời gian tính mạng của người tham gia giao thông qua khu vực này bị đe dọa, trong khi các bên liên quan vẫn trong giai đoạn tìm nguyên nhân và thực hiện các quy trình, thủ tục làm rõ trách nhiệm.

Đoạn sạt lở gây chia cắt giao thông trên Tỉnh lộ 152 từ trung tâm thị xã Sa Pa đi các xã, phường phía Nam.
Đoạn sạt lở gây chia cắt giao thông trên Tỉnh lộ 152 từ trung tâm thị xã Sa Pa đi các xã, phường phía Nam.

Tại hiện trường, hàng nghìn m3 đất, đá thuộc phần diện tích đất xây dựng Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Sa Pa sẵn sàng ập xuống, vùi lấp Tỉnh lộ 152 bất cứ lúc nào. Những ngày có mưa kéo dài khiến điểm sạt lở này càng “tụ thủy” lớn và làm cho nguy cơ gây mất an toàn giao thông tăng gấp bội. Có thời điểm lượng đất, đá phình ra che lấp mặt đường Tỉnh lộ 152 khiến phương tiện khi lách qua đây luôn phải chấp nhận cảnh mấp mé bờ vực sâu. Gần đây, UBND thị xã Sa Pa đã có một số văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tham mưu với UBND tỉnh không cho xe ô tô lưu thông trên Tỉnh lộ 152 đoạn này để đảm bảo tính mạng cho người đi đường. Nếu việc này thực hiện cũng có nghĩa là Sa Pa bị chia cắt hoàn toàn giữa trung tâm thị xã với các xã, phường phía Nam, một số tua, tuyến du lịch cũng bị tê liệt.

Điểm sạt lở nhìn từ phía trên.

Điểm sạt lở nhìn từ phía trên.

Theo đại diện chính quyền phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa, do không thuộc thẩm quyền trách nhiệm giải quyết vụ việc nên từ tháng 12/2019 đến nay, UBND phường chỉ có thể đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương xử lý và yêu cầu các hộ di chuyển khẩn cấp nếu phát hiện điểm sạt lở có dấu hiệu xấu đi. Bà Lù Thị Thắm, Chủ tịch UBND phường Cầu Mây nhấn mạnh: Phường đã phối với với Công ty Trường Giang để điều tiết giao thông và cảnh báo nguy cơ sạt lở tại điểm này nhưng nếu sự việc kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chính quyền địa phương. Chúng tôi không thể cắt cử người gác ở điểm sạt lở này trong nhiều tháng. 

Nguy hiểm đang rình rập người dân tham gia giao thông qua đoạn đường bị sạt lở.

Nguy hiểm đang rình rập người dân tham gia giao thông qua đoạn đường bị sạt lở.

Nguy hiểm rình rập, ám ảnh về sự mất an toàn ở Sa Pa trong mắt du khách ngày càng tăng nhưng vì sao sự việc lại kéo dài như vậy? Tìm hiểu của chúng tôi thì ngay sau khi phát hiện hiện tượng sạt lở vào tháng 12/2019 cũng là lúc xảy ra tranh chấp dân sự giữa Ban Quản lý dự án ODA tỉnh (đơn vị chủ đầu tư nâng cấp Tỉnh lộ 152) và Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa (chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Sa Pa) về nguyên nhân, cơ chế tác động gây sạt lở. Tranh chấp kéo dài, hai bên không tìm được tiếng nói chung, trong khi việc sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 152 thực hiện từ nguồn vốn ODA có hạn đến ngày 31/12/2020 phải đóng hiệp định. Điều đó đồng nghĩa uy tín sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài của tỉnh bị hạ thấp, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo của một số dự án vốn vay sẽ khó khăn.

Trước tình hình đó, tháng 4/2020, UBND tỉnh đã lập Tổ điều tra sự cố do lãnh đạo Sở Giao thông vận tải - Xây dựng làm tổ trưởng. Đến trung tuần tháng 7 vừa qua, tổ điều tra đã xác định rõ nguyên nhân của sự cố, đó là cơ sở để tỉnh xác định trách nhiệm của các bên liên quan và tìm hướng giải quyết.

Phía trên điểm sạt lở là một dự án của Công ty Cổ phần Trường Giang – Sa Pa đang triển khai xây dựng.

Phía trên điểm sạt lở là một dự án của Công ty Cổ phần Trường Giang – Sa Pa đang triển khai xây dựng.

Lý giải về việc để kéo dài thời gian xử lý, ông Vũ Hoàng Long, Chi cục trưởng Chi cục Giám định xây dựng (Sở Giao thông vận tải - Xây dựng), Tổ phó Tổ điều tra sự cố cho biết: Ngoài các nguyên nhân chủ quan, thời điểm phát hiện sụt lún đã giáp tết Nguyên đán, sau đó là dịch Covid-19 nên tiến độ bị ảnh hưởng. Khi các mảng sụt trượt phát triển, hình thành sự cố công trình, việc xác định nguyên nhân liên quan đến phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nên các bước tiến hành đều rất tỉ mỉ, cẩn trọng.

Trở lại thời điểm diễn ra tranh chấp giữa Ban Quản lý dự án ODA tỉnh và Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa thì cũng là lúc hiện tượng sụt, sạt tiếp tục phức tạp khiến Ban Quản lý ODA phải tạm dừng thi công 150 mét trên Tỉnh lộ 152, còn Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa phải tháo dỡ ít nhất 2 căn biệt thự và nhiều căn khác bị ảnh hưởng chất lượng công trình. Ông Lê Đình Chung, Trưởng phòng pháp lý, Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa nêu quan điểm: Sự cố sụt trượt nói trên là điều ngoài mong muốn, phía công ty sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết, không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án và hạn chế thấp nhất tác động đến đời sống, việc tham gia giao thông của người dân trong khu vực.

Hiện mùa mưa mới bắt đầu với những dự đoán về yếu tố khó lường. Sụt sạt là yếu tố tự nhiên, tuy nhiên, những lý do của các bên đưa ra để giải thích cho sự chậm trễ giải quyết thật khó chấp nhận. Dư luận cũng đặt nhiều câu hỏi về nguyên nhân gây ra điểm sạt lở này cũng như việc Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa phải tháo dỡ 2 căn hộ biệt thự đang xây dở liệu có phải là tình thế bắt buộc hay do vi phạm quy định về xây dựng liên quan đến hành lang an toàn giao thông? Trách nhiệm của các bên liên quan đến đâu?...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Chứng kiến những hình ảnh tang thương, những mất mát không gì có thể bù đắp của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều người không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Ngay lập tức, những chuyến hàng cứu trợ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của hàng triệu trái tim trên khắp mọi miền tổ quốc đã hướng về Làng Nủ để “tiếp sức” cho người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Cơn bão số 3 đi qua cùng với hoàn lưu của bão đã càn quét nhiều bản làng, cướp đi sinh mạng của bao người dân nghèo vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trong đó có tỉnh Lào Cai. Nhưng chính trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt và đau thương ấy, chúng ta nhìn thấy tình người lắng đọng đến với tâm lũ và được gửi từ tâm lũ. 

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tai họa ập đến khi những đứa trẻ nhỏ ngủ chưa tròn giấc, những người lớn chưa kịp ra đồng, những người già đang mong trời tạnh ráo để giúp con cháu dọn dẹp nhà cửa... Ngay cả những người bi quan nhất cũng chẳng thể ngờ bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, thuận hòa với thiên nhiên dưới chân núi Con Voi hùng vĩ lại một ngày phải hứng chịu cơn đại hồng thủy. Làng Nủ hôm nay chìm trong đau thương. Nghe tin dữ, chúng tôi như rụng rời chân tay.

Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thành công đạt được và hạn chế trong công tác sắp xếp cán bộ, công chức gắn với tổ chức bộ máy cho thấy cần có chính sách đặc thù để lựa chọn được đội ngũ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời làm công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ trong diện phải tinh giản.

Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Năm 2021, khi triển khai sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 270 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã dôi dư. Sau gần 5 năm sắp xếp, các địa phương đã giải quyết nghỉ hưu 8 người, tinh giản biên chế 132 người, chuyển công chức cấp huyện 10 người, bố trí sắp xếp vị trí công tác khác 104 người.

Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, toàn tỉnh đã giảm được 12 đơn vị hành chính cấp xã; số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 270 người. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng lộ trình đến hết năm 2024 sẽ bố trí xong; tuy nhiên, hạn chót đã đến gần nhưng việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư vẫn còn những khó khăn nhất định.

Khúc hoan ca miền núi đá

Khúc hoan ca miền núi đá

Mường Khương, "vùng đất thép" trên dọc dải biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ở nơi mà đá núi nhiều hơn đất, giữa cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống, có một tộc người đặc biệt và chỉ có duy nhất ở xứ Mường: Người Pa Dí! Một tộc người với số dân ít ỏi và đến sau rất lâu trong hành trình lập bản ở xứ Mường, nhưng từ sự đoàn kết và cần cù, họ trở thành một trong những chủ nhân của vùng đất khó, viết lên khúc hoan ca đầy hào sảng, sáng tươi về đất và người ở miền núi cao đá nhọn Mường Khương.

Giấc mơ Nậm Chăm

Giấc mơ Nậm Chăm

Nậm Chăm là thôn xa và khó khăn nhất xã Nậm Lúc (Bắc Hà) với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây cả thôn hầu hết là hộ nghèo, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, cùng nỗ lực vượt khó của bà con, đến nay đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Thống Nhất: Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Đó là công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - thôn Muồng (Chang - Muồng), xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH Một thành viên xây dựng Ngọc Hưng trúng thầu thi công theo hợp đồng trọn gói, Chủ đầu tư công trình là UBND xã Thống Nhất, tổng giá trị theo hợp đồng hai bên ký là 3.995.640.000 đồng (viết tròn là 3 tỷ 995 triệu đồng).

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Tuyến đường bê tông nối từ Tỉnh lộ 154 như dải lụa xuyên qua nương ngô trải dài đang mùa thu hoạch, rồi “chạy” ven rừng sa mộc vươn cao thẳng tắp giữa làn sương mỏng khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào trời Âu. Thấp thoáng bên đại ngàn là nhà xây cao tầng xen lẫn là những căn nhà truyền thống của người Mông. Sao Cô Sỉn bây giờ đẹp như vậy nhưng quay lại khoảng 15 năm trước, câu chuyện về mảnh đất này hoàn toàn khác.

fbytzltw