Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Khúc hoan ca miền núi đá

11111111111111.jpg
tít bài 1.jpg

Từ một tộc người không có chữ viết riêng, nhưng với khát khao vươn lên và sự đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ trong chính cộng đồng, đồng bào Pa Dí đã viết lên những bài ca về sự học nơi vùng đất khó.

tp1.jpg

Có lẽ ít tộc người mà nguồn thông tin, tư liệu rất ít ỏi như người Pa Dí - một nhóm địa phương của dân tộc Tày và duy nhất chỉ có ở tỉnh Lào Cai. Sau khi đến nhiều nơi, kiếm tìm nhiều tài liệu, chúng tôi nhận thấy chỉ có cộng đồng này mới là “kho tư liệu sống” quý giá nhất về dân tộc mình. Cứ vậy, sự khát khao và mong muốn được hiểu về tộc người đầy bí ẩn ấy đã tạo động lực để chúng tôi rong ruổi khắp những bản, làng ở xứ Mường trong suốt 2 năm qua để tìm hiểu lịch sử, đời sống và bản sắc của cộng đồng người Pa Dí.

Lần dở những nguồn tài liệu, ngày 1/1/1930, Tòa công sứ Lào Cai thống kê dân số toàn tỉnh có 45.513 người, trong đó, người Pa Dí có 248 người. Năm 1960, số dân người Pa Dí nâng lên 667 người, chiếm 0,6% dân số toàn tỉnh. Và cho đến nay, theo những thống kê chưa chính thức thì tộc người này có số dân khoảng 2.000 người và duy nhất chỉ có ở huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai.

120.jpg

Ngày nay, sau quá trình phát triển, người Pa Dí với số dân vẫn ít ỏi nhưng bước chân đã bắt đầu đi xa. Vẫn là xứ Mường thôi, nhưng từ điểm dừng chân lập bản đầu tiên ở thôn Tả Chu Phùng, xã Tung Chung Phố, người Pa Dí đã lập nên những chòm xóm, thôn bản, sinh sống ở một số xã khác như Nậm Chảy, Lùng Vai và thị trấn Mường Khương.

Người Pa Dí có đời sống văn hóa đặc sắc, có trang phục, ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết như trong lời bài thơ Miệng người già của tác giả Pờ Sảo Mìn: “Dân Pa Dí tôi không chữ viết nên không lớp không trường/Người sinh sau chỉ nghe miệng người già nói lại…”. Cùng với sự biến đổi của thời cuộc, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vươn lên của đồng bào, những người con Pa Dí dần khai mở cuộc sống mới ấm no, viết lên những câu chuyện riêng bằng con chữ của Đảng. Sự học của tộc người Pa Dí đã bắt đầu từ đó.

tp2.jpg

Một ngày tháng Bảy, nắng vàng như rót mật, chúng tôi tìm về thôn Tả Chu Phùng, xã Tung Chung Phố.

Ông Pờ Si Hòa, sinh năm 1946, đảng viên nhiều năm tuổi đảng nhất của xã trầm ngâm kể: “Bố mẹ tôi và thế hệ trước đều không biết chữ. Bố tôi trong một vài lần xuống thị trấn, thấy đám trẻ được đi học, lại nghe cán bộ nói đi học mới ấm no, vậy là ông quyết tâm cho tôi đến lớp. Tôi trở thành người đầu tiên ở thôn được đi học chữ ở cái tuổi 15, 16”.

1.jpg

Học xa nhà, lại thấy bố mẹ vất vả, nhiều lần ông Hòa nghĩ đến chuyện bỏ học, thế nhưng ý định ấy lần nào cũng bị dập tắt, bố ông kiên quyết bắt con đến trường, không được bỏ dở việc học. Đến giờ ông vẫn nhớ như in hình ảnh ông cầm chiếc túi nhỏ đựng mấy củ lạc để ăn dọc đường, vừa đi vừa khóc; bố cầm roi theo sau, đến tận khi thấy con khuất bóng sau con đường xuống trường, bố ông mới trở về nhà. Thế rồi, ông Hòa biết con chữ. Sự học đã giúp ông từ một đứa trẻ tự ti ở bản nghèo trở thành cán bộ xã, trở thành đảng viên.

Nghe bố ông Pờ Si Hòa động viên, giải thích và khuyên nhủ, đồng bào nơi này bắt đầu cho con đi tìm con chữ. Trong ký ức của những người Pa Dí thế hệ trước, đến hôm nay họ vẫn còn nhớ như in bóng lưng của lũ trẻ trong thôn dắt díu nhau đi trên con đường đá núi, với những bọc mèn mén cầm trên tay để tới trường. Từ bản nghèo, gần như cả thôn không ai biết chữ, đến nay, 100% trẻ em được đến trường, gần 20 người thuộc thế hệ 8X, 9X đã bước chân đến giảng đường đại học.

2.jpg

Nhắc đến cộng đồng người Pa Dí, nhiều người có thể chưa hình dung hết về tộc người ấy nhưng lại thấy quen thuộc biết bao bởi những vần thơ “Dân tôi chỉ có hai ngàn người/Như cái cây hai ngàn chiếc lá”. Những câu thơ quen thuộc của bài thơ “Cây hai ngàn lá” của nhà thơ, người con ưu tú của dân tộc Pa Dí - Pờ Sảo Mìn được ví von là “bản tuyên ngôn” của cộng đồng người Pa Dí. Nhà thơ ấy cũng là minh chứng rõ nét của sự vượt khó vươn lên.

Ít ai biết rằng, trước khi trở thành “con chim họa mi” của xứ Mường luôn cất lên những vần thơ gần gũi, dân dã nhưng đầy hào sảng về tộc người duy nhất ở chốn này, ông Pờ Sảo Mìn cũng phải trải qua tuổi thơ cơ cực.

3.jpg

Khi cậu bé Pờ Sảo Mìn lên 5 thì cha hy sinh trên đường tuần tra tiễu phỉ. Khi ông 7 tuổi thì mẹ cũng từ giã cõi đời. Ông Mìn được người chú cưu mang trước khi trở thành “giám mã” của Ủy ban Hành chính huyện. Khát khao học chữ thôi thúc ông đến những lớp bình dân học vụ để học lỏm con chữ. Về sau, nhờ sự thông minh, nhanh nhạy, ông được cho đi học, trở thành người Pa Dí đầu tiên được Nhà nước đưa ra nước ngoài học tập. Đó là bước đi xa đầu tiên của một "huyền thoại" về cộng đồng hai ngàn người.

Bên gian nhà nhỏ, với một góc chứa nhiều tài liệu, sách, báo, ông Mìn lần lượt giới thiệu về những đứa con tinh thần mà ông tạo ra, hơn nửa trong số đó ông kể về dân tộc mình. Ông Mìn bảo: "Nói làm sao cho hết ơn Đảng. Nhờ có Đảng mình mới được đi học, biết chữ. Có con chữ của Đảng mới có nhà thơ Pờ Sảo Mìn hôm nay".

tp3.jpg

Trong hành trình đến với bản làng người Pa Dí, điểm chung mà chúng tôi nhận thấy là người dân sinh sống ở những vùng đất khó, trên những triền núi cằn cỗi, hoang sơ. Vậy nhưng mừng vui biết bao khi ở chính nơi đất cằn đá sỏi, khát khao học hành và sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương của mỗi dòng họ, cộng đồng đã nuôi nấng những người con Pa Dí hiếu học.

4.jpg

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó nên khi chỉ vừa nhớ mặt chữ buổi vỡ lòng, ông Tung Phà Leng, sinh năm 1963 ở thôn Bản Sinh, xã Lùng Vai đã nghỉ học để trở thành lao động của gia đình. Lâu ngày, con chữ cũng rơi trên bước chân theo mẹ cha lên nương. Sau này, khi lập gia đình và có 4 người con, ước mong lớn nhất của người đàn ông Pa Dí một thời đói khổ ấy là chăm sóc và cho các con được học hành đầy đủ. Tài sản mà vợ chồng ông chắt chiu dần vơi theo mỗi độ các con lớn khôn; con trâu, con bò chưa kịp lớn đã vội bán đi, rồi còn phải vay mượn người thân, ngân hàng để có tiền nuôi con đi học.

Sự quyết tâm ấy của vợ chồng ông được đền đáp khi cả 4 người con được ăn học thành tài, đây là chuyện hiếm ở bản nghèo khi đó và cả trong cộng đồng người Pa Dí ở xứ Mường. Con gái lớn của ông hiện là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tả Ngải Chồ; 2 con trai lần lượt là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Dìn Chin và giáo viên Trường Tiểu học Tả Gia Khâu; con gái út cũng là cô giáo mầm non ở vùng cao Pha Long.

Ngoài gia đình ông Tung Phà Leng, ở thôn còn có gia đình hiếu học Pờ Sín Phà với 3 người con đang là cán bộ ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và nhiều con, em người Pa Dí được học hành thành tài khác...

6.jpg

Nhắc đến sự học của cộng đồng người Pa Dí, không thể không nhắc đến dòng họ Tráng điển hình. Ông Tráng Văn Cường, Trưởng dòng họ Tráng lần giở những sổ sách có ghi lại chi tiết, rõ ràng từ ngày thành lập dòng họ hiếu học cho đến nay. Ông Cường nhớ lại: Đồng bào Pa Dí từ một gốc sinh ra, tổ tiên chúng tôi chọn vùng đất Tung Chung Phố là điểm đến, là quê hương đầu tiên, sau này, các hộ dân người Pa Dí do điều kiện sống dần tách ra, chuyển đi đến những nơi khác để lập chòm, xóm mới. Với mong muốn tập hợp con cháu, thúc đẩy tình đoàn kết giữa các thành viên trong dòng họ, năm 2019, dòng họ hiếu học Tráng ra đời với 23 hộ tham gia.

Cứ vào dịp tết Thanh minh hằng năm, con cháu trong dòng họ cùng tề tựu đông đủ, vừa bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, vừa là dịp để anh em quây quần để biểu dương những tấm gương trong học tập. Từ nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài, những phần thưởng được dòng họ tặng cho con em là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, thi đỗ cao đẳng, đại học… Ngoài ra, số tiền của quỹ khuyến học cũng được dùng để giúp đỡ anh em bằng việc cho vay không lãi suất trong vòng một năm, như một cách đùm bọc của những người cùng chung máu mủ.

Theo thống kê của địa phương, dòng họ Tráng có 86 người có trình độ văn hóa cấp THCS và THPT; 9 người có trình độ trung cấp; 10 người có trình độ cao đẳng và 23 người có trình độ từ đại học trở lên. Nổi bật trong số đó có 6 người trình độ trên đại học, gồm 3 tiến sĩ ,1 thạc sĩ và 2 bác sĩ chuyên khoa.

7.jpg

Riêng gia đình ông Tráng Văn Cường từ lâu được anh em trong dòng họ và cộng đồng người Pa Dí nể phục vì tinh thần ham học của nhiều thế hệ. Ông Cường nguyên là cán bộ Mặt trận tổ quốc huyện về hưu, 3 người con của ông đều được ăn học thành tài. Trong đó, con trai ông là Tráng Quyết Thắng là người đầu tiên trong dòng họ và có lẽ là người đầu tiên trong cộng đồng người Pa Dí trở thành tiến sĩ.

Mở cuốn sổ về dòng họ Tráng, chúng tôi còn thấy biết bao câu chuyện được gửi trong ấy. Đó là câu chuyện về hai anh em Tráng Sử Phong, Tráng Sử Thư với hoàn cảnh bố mất sớm, gánh nặng đè lên vai người mẹ là Sải Vần Liên. Chị Liên nhớ lại: “Ngày ấy, gia đình nhiều thế hệ chung sống trong nghèo khó vì ông bà già yếu, em chồng thì khuyết tật, một mình tôi nuôi hai con. Bà con ở bản mình nghèo nên nào có tiền giúp đâu, nhưng mỗi độ ngày mùa hay khi có việc, bà con cùng xúm lại giúp đỡ”. Sự quan tâm, động viên ấy đã tiếp thêm nghị lực để chị Liên nuôi 2 người con thành tài. Trong đó, Tráng Sử Phong là người đầu tiên của dòng họ, của thôn thi đỗ Đại học Bách khoa; Tráng Sử Thư thi đỗ Đại học Sư phạm Hà Nội.

8.jpg

Còn ở thôn Sa Pả, thị trấn Mường Khương, sự đoàn kết và giúp đỡ nhau của đồng bào Pa Dí được thể hiện rõ khi hay tin có trẻ muốn bỏ học do hoàn cảnh nghèo khó, đồng bào trong thôn cùng nhau khuyên nhủ, động viên và giúp đỡ gia đình. Nhờ đó đến nay, ở thôn không có trẻ em bỏ học.

thay1.jpg

Bài ca về sự học đã được đồng bào Pa Dí viết lên từ cuộc sống khó nhọc ở đỉnh núi cao xứ Mường. Trong bài ca đó, dưới ánh sáng của Đảng soi đường, đồng bào Pa Dí vươn lên, đùm bọc và giúp đỡ nhau cùng vượt qua nghịch cảnh, gắng sức đi về ngày mai tươi sáng. Khúc ca ấy đã và đang tiếp tục được thế hệ đồng bào Pa Dí viết tiếp, tạo nên thanh âm rộn rã, hân hoan về một tộc người ít ỏi mà kiên cường nơi “đất thép”.

Bài 2: Khắc tên mình trên núi đá Mường Khương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)”. 

Dũng cảm đấu tranh với tội phạm ma túy

Dũng cảm đấu tranh với tội phạm ma túy

Dáng người thư sinh, gương mặt và nụ cười hiền lành là cảm nhận khi gặp Đại úy Trần Quang Huy, Phó Đội trưởng, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh - tấm gương tiêu biểu trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy. Trong chuyên án lớn gần đây, khi truy bắt, khống chế đối tượng mua bán ma túy trái phép, anh đã bị thương nặng nhưng kiên quyết không để tội phạm tẩu thoát.

Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại di sản toàn diện về tư tưởng, đạo đức và phong cách

Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại di sản toàn diện về tư tưởng, đạo đức và phong cách

Quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina, kiêm Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, ông Jorge Kreyness khẳng định: Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản toàn diện về tư tưởng, đạo đức và phong cách trên nhiều phương diện, đặc biệt là việc luôn gắn lý luận với thực tiễn, điều còn nguyên giá trị thời đại...

Gương mẫu là đề cao đạo đức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Gương mẫu là đề cao đạo đức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Lý tưởng cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo Nhân dân ta đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng ta luôn đòi hỏi cán bộ, đảng viên thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng.

Noi gương Bác về đạo đức trong cán bộ, đảng viên

Noi gương Bác về đạo đức trong cán bộ, đảng viên

Thấm nhuần lời chỉ dạy về đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc học tập và làm theo Bác để triển khai thống nhất, hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.

Thượng úy công an làm theo lời Bác

Thượng úy công an làm theo lời Bác

Tròn 10 năm công tác tại Công an huyện Văn Bàn, hiện giữ chức vụ Phó Đội trưởng được giao quyền phụ trách Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Hình sự - Kinh tế - Ma túy, Công an huyện Văn Bàn, Thượng úy Vũ Văn Thuận đã lập nhiều chiến công, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.

Đảng sẽ tiếp tục sáng suốt lựa chọn, đào tạo được những lãnh đạo có tâm, có tầm

Đảng sẽ tiếp tục sáng suốt lựa chọn, đào tạo được những lãnh đạo có tâm, có tầm

Đảng, Nhân dân ta vừa mất đi một vị lãnh đạo tài ba, người có đủ uy tín, phẩm chất cách mạng, nhân cách khiến các tầng lớp Nhân dân, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên tôn kính. Hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, rất nhiều người là cán bộ, đảng viên sinh sống và công tác trên địa bàn tỉnh Lào Cai bày tỏ tiếc thương vô hạn.

Đồng bào các dân tộc Lào Cai dành tình cảm đặc biệt với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào các dân tộc Lào Cai dành tình cảm đặc biệt với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau khi thông tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần được công bố, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai vô cùng thương tiếc và có những cảm xúc đặc biệt, chân thành đối với “người học trò ưu tú của Bác Hồ”. Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận một số ý kiến và tình cảm của người dân.

Những điển hình tiên tiến vai mang "quân hàm xanh"

Những điển hình tiên tiến vai mang "quân hàm xanh"

Một tập thể mạnh nhất thiết phải có những điển hình mạnh, tiêu biểu, tiên phong, gương mẫu. Thực hiện Phong trào Thi đua Quyết thắng, có hàng trăm cá nhân như thế đã được các đơn vị bộ đội biên phòng lựa chọn, nêu gương. Báo Lào Cai giới thiệu một số điển hình có nhiều thành tích thi đua trong 5 năm qua.

fbytzltw