Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

“Hương đồng sắc nội” lọt top thế giới

Cách phố cổ Hội An, Quảng Nam khoảng 3km, bao bọc xung quanh là dòng sông Cổ Cò và đầm Trà Quế, ngôi làng rau Trà Quế nép mình yên ả. Từ khi bắt đầu làm du lịch, người dân làng rau Trà Quế không bao giờ nghĩ thôn làng nhỏ bé của mình sẽ được ghi tên trên bản đồ du lịch thế giới. Nhưng vào ngày 15/11 vừa qua, làng rau Trà Quế ở Hội An được Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới”, là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải này trong năm 2024.

Hơn 20 năm trước đây, trong sự phát triển du lịch nhộn nhịp của Hội An, chính quyền đã quy hoạch, định hướng làng rau Trà Quế trở thành một điểm đến du lịch. Các ngôi nhà được di dời, ao hồ san lấp tạo thành cánh đồng rau vuông vức, đường đi lối lại thẳng tắp. Tháng 4/2022, nghề trồng rau tại Trà Quế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống. Tới làng rau Trà Quế, du khách được trải nghiệm việc trồng rau, tưới cây, chăm bón và nếm thử loại rau xanh tươi ngay tại vườn.

Làng rau Trà Quế không phải là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam được vinh danh trên trường quốc tế. Trước đó, vào năm 2023, ngôi làng Tân Hóa ở tỉnh Quảng Bình được UN Tourism (khi đó là UNWTO - Tổ chức Du lịch thế giới) công nhận là “Làng du lịch tốt nhất thế giới 2023”. Khoảng chục năm về trước, ngôi làng được xem là vùng “rốn lũ” của Quảng Bình. Có thời điểm, người dân Tân Hóa từng chứng kiến trận lụt lịch sử với mực nước dâng cao 12m, nhấn chìm hầu hết nhà cửa. Dân làng phải sơ tán lên các hang đá và vách núi tránh trú.

Sau nỗ lực của ngành du lịch địa phương, đến nay, ngôi làng trở thành điểm đến nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, với địa thế tựa núi, nhìn sông thơ mộng. Du khách quốc tế đánh giá cao mô hình du lịch thân thiện thiên nhiên và hướng phát triển bền vững của làng Tân Hóa.

Vào năm 2022, UNWTO công bố danh sách 32 làng du lịch tốt nhất thế giới 2022. Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải ở Thái Nguyên là đại diện duy nhất của Việt Nam. Thái Hải nằm trên diện tích 25ha, với đồi núi, hồ nước lớn, cây cối cùng 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời hàng trăm năm. Các nhà sàn này được phục dựng nguyên bản để bảo tồn. Xung quanh nhà sàn là khung cảnh đồi núi, không gian yên tĩnh.

Khắc phục hạn chế, phát triển du lịch làng quê

Thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn người dân vẫn sống trong các làng, thôn, xóm nhỏ. Du lịch đã mang lại cuộc sống mới cho rất nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biển nghèo. Lấy ví dụ như ngôi làng đá Khuổi Ky của người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Từ một ngôi làng với mức thu nhập thấp, nhiều hộ nghèo. Đến nay, dân làng Khuổi Ky đã có cuộc sống thay đổi khác so với xưa.

Hiện tại, nước ta còn rất nhiều ngôi làng được thiên nhiên ưu ái ban cho phong cảnh “như tiên, như mộng”. Ví như làng chài Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang)... Ngoài ra, Việt Nam có hơn 2 nghìn làng nghề với tuổi đời lên đến hàng trăm năm lịch sử, lưu giữ được những nghề truyền thống độc đáo. Mỗi ngôi làng đều ẩn chứa nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn có thể trở thành một mảnh ghép để “chắp cánh” cho du lịch Việt vươn tầm quốc tế.

Tuy nhiên, để đánh giá và công nhận một làng du lịch thuộc top thế giới, theo UN Tourism, một làng nghề cần đáp ứng được 9 tiêu chí sau đây: Tài nguyên văn hóa và thiên nhiên; Thúc đẩy và bảo tồn tài nguyên văn hóa; Tính bền vững kinh tế; Sự bền vững xã hội; Tính bền vững của môi trường; Phát triển du lịch và tích hợp chuỗi giá trị; Quản lý và ưu tiên du lịch; Cơ sở hạ tầng và kết nối; Sức khỏe, an toàn và an ninh.

Như vậy, các làng du lịch ở Việt Nam muốn vươn tầm quốc tế cần phải đáp ứng những tiêu chí cao về cơ sở vật chất, định hướng phát triển, an sinh xã hội, môi trường,... Lấy ví dụ, năm ngoái, Việt Nam có 4 làng du lịch gửi hồ sơ từ các tỉnh Quảng Bình, Sơn La, Lai Châu và Hòa Bình nhưng Tân Hóa với mô hình “làng du lịch thích ứng với thời tiết” là nơi duy nhất được chọn. UN Tourism ghi nhận những cam kết và hành động của làng Tân Hóa về phát triển du lịch bền vững.

Hiện nay, đại đa số các làng du lịch ở nông thôn Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Đơn cử như vấn đề môi trường, riêng các nghề ở Việt Nam đều thải ra rất nhiều chất độc hại. Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020, mới có 16,1% làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp chỉ đạt 20,9%.

Sáng kiến công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới của UN Tourism được khởi xướng vào năm 2021 nhằm thúc đẩy vai trò của du lịch ở các vùng nông thôn, bảo tồn cảnh quan, đa dạng văn hóa, giá trị địa phương và truyền thống ẩm thực. Hiện đã có 254 ngôi làng là một phần của cộng đồng các điểm đến nông thôn lớn nhất thế giới.

Theo baophapluat.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw