Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

1.JPG
2.JPG
Vận chuyển hàng từ trụ sở Đảng ủy, UBND xã Tả Phời đến các địa bàn.

Theo đoàn xe máy hàng chục chiếc vận chuyển đồ, chúng tôi tìm đường lên thôn Láo Lý, xã Tả Phời. Ngã ba thuộc địa phận thôn Cóc 2 mấy hôm nay đã trở thành điểm trung chuyển hàng hóa để mang hàng về thôn sau những ngày bão lũ. Từ đây, hàng được bốc dỡ và vận chuyển bằng sức người về vùng cao.

3.JPG
Người dân chờ nhận nhu yếu phẩm.

Mặc dù ở địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn nhưng ngay cả những người già ở thôn cũng chưa khi nào nghĩ có ngày cả bản người Xá Phó lại cùng nhau "hạ sơn" vận chuyển hàng tiếp viện. Những đôi chân trần vốn băng đồi, vượt suối để gieo hạt lúa, hạt ngô, chăn trâu, trồng quế, giờ tiếp tục bám mặt đường đã chẳng còn hình dạng, lún sâu trong bùn lầy để mang vác từng gói hàng về rẻo cao.

5.JPG
Từ ngã ba thôn Cóc 2, cán bộ xã và người dân thôn Láo Lý bắt đầu hành trình ngược núi.

Những đứa trẻ mang túi đồ nhỏ, người lớn mang kiện hàng to, người già, người trẻ nối nhau men theo con đường sạt lở bên sườn đồi chừng 30 - 40 phút để về nhà. Một buổi nhận đồ cứu trợ, bà con đi về chừng 3 chuyến như thế, từ sáng sớm đến giữa trưa. Đoàn người vừa đi vừa nhắc nhau cẩn thận những vùng lún sâu, trơn trượt và tự động viên thôn mình vẫn còn may mắn, tất cả đều an toàn sau trận mưa lũ kinh hoàng vừa qua.

6.JPG
Đoàn người băng qua khu vực sạt lở.

Cái nắng chói chang 2 hôm nay khiến lớp bùn đất bớt nhão, đỡ phần vất vả khi di chuyển nhưng càng làm lộ rõ những vết thương của vùng cao sau bão lũ. Đó là 2 điểm sạt lở kinh hoàng trên tuyến "độc đạo" dẫn lên thôn như muốn ngăn cách, cô lập bản làng của hơn 70 hộ người Xá Phó.

7.JPG
9.JPG
Gian nan những bước chân.

Ngày 8/9, trận mưa như trút đã khiến tuyến đường lên thôn Láo Lý bị sạt lở 1 điểm, che lấp lối đi. Nhận thấy tình hình bất ổn, Trưởng thôn Châu Văn Thêm vội vã liên lạc với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để báo cáo. Không có điện, sóng điện thoại chập chờn, người đàn ông này dầm mưa chạy lên chỏm đồi trên cao dò sóng để truyền tin. Ngày 10/9, xã Tả Phời đã huy động lực lượng khắc phục điểm sạt, nhưng chỉ 1 ngày sau, 1 điểm sạt lớn hơn cách điểm đầu vài trăm mét xuất hiện, với khối lượng hàng nghìn mét khối đất đổ xuống chặn đứng con đường lên bản nghèo.

10.JPG
Cả thôn cùng chuyển nhu yếu phẩm.

Không có điện, không có sóng điện thoại, giao thông bị chia cắt, những ngày đầu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới khiến mưa lớn kéo dài, lực lượng thanh niên và nam giới trong thôn là những người đi nhận và vận chuyển hàng tiếp viện mà xã chuyển lên. 2 hôm nay, khi trời nắng, cả thôn cùng tham gia vận chuyển.

8.JPG
Một buổi chuyển hàng, bà con phải ngược xuôi đôi ba chuyến.

Anh Dương Văn Tấn, người tham gia vận chuyển hàng cứu trợ từ những ngày đầu bảo, chưa khi nào đồng bào nơi đây thấy mưa lớn đến vậy. Con suối chảy qua thôn cuồn cuộn, nước đổ về khiến bà con lo lắng đến mất ngủ. Thế rồi đường sạt, điện mất đến hôm nay là ngày thứ 5, bao thóc trong nhà cũng không thể xát thành gạo mà ăn. May mắn là chính quyền địa phương luôn kịp thời quan tâm, động viên và cứu trợ bà con. Ngày nào ở xã cũng có cán bộ lên thôn để vận chuyển nhu yếu phẩm cho bà con và nắm tình hình.

12.JPG
11.JPG
Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia vận chuyển, hỗ trợ bà con.

Ngoài thôn Láo Lý, một số khu vực dân cư của xã Tả Phời cũng bị cô lập, gồm xóm Can Thàng, Phìn Hồ Thầu của thôn Phìn Hồ, xóm Cốc Phương của thôn Pèng, thôn Ú Sì Sung. Mặc dù mưa đã ngừng vài ngày nay nhưng vùng cao Tả Phời vẫn luôn đề cao cảnh giác khi mới phát hiện dấu hiệu sụt sạt ở phân hiệu của Trường Tiểu học và THCS xã và xóm Thoong Vé, thôn Ú Sì Sung. Địa phương đã có phương án di chuyển học sinh và người dân đến nơi an toàn.

15.JPG
Nhu yếu phẩm được gửi đến tay người dân.

Bí thư Đảng ủy xã Phạm Huy Bình cho biết, cùng với việc tuyên truyền, khuyến cáo người dân các nguy cơ tiềm ẩn, địa phương luôn sát sao nắm tình hình, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm không để đồng bào thiếu đói. Hằng ngày, những chuyến hàng cứu trợ vẫn được cán bộ xã, các lực lượng chức năng, tổ chức đoàn thể vận chuyển đến tay bà con.

14.JPG
Tặng nhu yếu phẩm cho người dân Láo Lý.

Dự kiến, trong ngày 14/9, tuyến đường lên thôn Ú Sì Sung sẽ được khắc phục và việc cấp điện trở lại trên toàn địa bàn xã sẽ được ngành chức năng tiến hành trong một, hai ngày tới. Điều đó sẽ khiến công tác khắc phục hậu quả thiên tai bớt khó khăn. Đối với những khu vực dân cư vẫn chưa thể thông đường thì ngày ngày, những chuyến hàng cứu trợ vẫn sẽ từ xã ngược dốc núi về với bà con, quyết tâm không để ai thiếu đói.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khúc hoan ca miền núi đá

Khúc hoan ca miền núi đá

Mường Khương, "vùng đất thép" trên dọc dải biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ở nơi mà đá núi nhiều hơn đất, giữa cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống, có một tộc người đặc biệt và chỉ có duy nhất ở xứ Mường: Người Pa Dí! Một tộc người với số dân ít ỏi và đến sau rất lâu trong hành trình lập bản ở xứ Mường, nhưng từ sự đoàn kết và cần cù, họ trở thành một trong những chủ nhân của vùng đất khó, viết lên khúc hoan ca đầy hào sảng, sáng tươi về đất và người ở miền núi cao đá nhọn Mường Khương.

Giấc mơ Nậm Chăm

Giấc mơ Nậm Chăm

Nậm Chăm là thôn xa và khó khăn nhất xã Nậm Lúc (Bắc Hà) với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây cả thôn hầu hết là hộ nghèo, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, cùng nỗ lực vượt khó của bà con, đến nay đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Thống Nhất: Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Đó là công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - thôn Muồng (Chang - Muồng), xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH Một thành viên xây dựng Ngọc Hưng trúng thầu thi công theo hợp đồng trọn gói, Chủ đầu tư công trình là UBND xã Thống Nhất, tổng giá trị theo hợp đồng hai bên ký là 3.995.640.000 đồng (viết tròn là 3 tỷ 995 triệu đồng).

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Tuyến đường bê tông nối từ Tỉnh lộ 154 như dải lụa xuyên qua nương ngô trải dài đang mùa thu hoạch, rồi “chạy” ven rừng sa mộc vươn cao thẳng tắp giữa làn sương mỏng khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào trời Âu. Thấp thoáng bên đại ngàn là nhà xây cao tầng xen lẫn là những căn nhà truyền thống của người Mông. Sao Cô Sỉn bây giờ đẹp như vậy nhưng quay lại khoảng 15 năm trước, câu chuyện về mảnh đất này hoàn toàn khác.

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lào Cai thành lập ngày 12/7/1907 nhưng bối cảnh thành lập tỉnh Lào Cai như thế nào? Vì sao tỉnh dân sự Lào Cai lại thành lập muộn so với một số tỉnh trong vùng? Các đơn vị hành chính Lào Cai khi mới thành lập bao gồm những châu, huyện nào?...

Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024): Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Tháng 7 về, dòng sông Hồng thêm đậm sắc phù sa soi bóng thành phố trẻ Lào Cai đẹp dung dị, 117 năm chứng kiến biết bao sự đổi thay của vùng đất biên cương. Từ vùng đất hồng hoang nơi biên ải, Lào Cai hôm nay đã có diện mạo mới khang trang, to đẹp; phố phường, làng bản rực màu cờ đỏ sao vàng như nhân thêm niềm vui vị thế mới.

Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Trong tập truyện ký “Những người đi gieo hạt chữ” của Nhà giáo Ưu tú Cao Văn Tư, người gắn bó sâu nặng với ngành giáo dục Lào Cai từ những ngày gian khó có viết: “Thày đi dạy chữ bản xa/Vó câu lững thững rừng già suối reo/Chim kêu vượn hót lưng đèo/Thương đàn em nhỏ bản nghèo ngẩn ngơ”.

Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Anh Chảo Ông Chẳn, sinh năm 1989 ở Phìn Hồ - thôn xa nhất, cao nhất của xã Tả Phời (thành phố Lào Cai). Như “hạt mầm” nảy nơi vùng đất khó, Chảo Ông Chẳn luôn hy vọng ngày mai của đồng bào ở Tả Phời, trong đó có mình, sẽ tươi sáng hơn. Nghĩ vậy, Chảo Ông Chẳn quyết tâm trở thành thầy giáo để mang ánh sáng về cho dân bản, lấy con chữ “mở đường” xuống núi.

Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Trong biết bao con đường ở dải đất nghèo Dìn Chin (huyện Mường Khương), có lẽ không có nơi nào mà cô giáo Nguyễn Thị Uyến chưa đặt chân đến. Hành trình từ một cô gái trẻ ở miền xuôi lên vùng cao đến khi đã dành trọn nửa cuộc đời để “gieo chữ” cho học sinh ở miền "đất khát” là một chặng đường đầy gian khó mà cũng vô cùng ý nghĩa.

Bài 1: Mang yêu thương về “thung lũng sừng trâu”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 1: Mang yêu thương về “thung lũng sừng trâu”

Lào Cai - vùng biên gian khó, xa xôi của Tổ quốc, nơi có biết bao thôn, bản vùng cao heo hút, nằm cheo leo giữa mây núi, sương ngàn. Ở đó vẫn còn bao bản làng bị bủa vây bởi đói nghèo, lạc hậu. Để mang ánh sáng của tri thức đến với đồng bào, nhiều thế hệ nhà giáo đã dành cả tuổi thanh xuân và nhiệt huyết để cắm trường, cắm bản, “gieo hạt chữ” lên non.

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

Tìm về phố Tây

Tìm về phố Tây

Giữa tháng Sáu, trời hửng nắng nhưng Sa Pa vẫn mang không khí se lạnh đặc trưng. Từ sân Quần xuống phố Cầu Mây, tôi gặp các nhóm khách người nước ngoài đang tản bộ, một số bà con người Mông, Dao trải ni-lông bên hiên nhà xếp hàng thổ cẩm hoặc những chiếc vòng tay ngồi bán. Cầu Mây vẫn nhộn nhịp, từ nhà hàng, khách sạn đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều được trang trí đa dạng phong cách, tạo thành dãy phố mang vẻ đẹp tân thời phương Tây ngay giữa lòng thị xã Sa Pa.

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Như đã đề cập ở bài trước, việc quy hoạch và xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Lào Cai đang đặt ra cấp bách. Thế nhưng, trong những năm qua, nhiệm vụ này vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn cứ lập xong quy hoạch lại xóa, còn người dân và doanh nghiệp thì thấp thỏm chờ đợi và đành “chấp nhận” vi phạm.

Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Là trung tâm tỉnh lỵ, có mật độ và dân số đông, việc xóa bỏ điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ nằm trong các khu dân cư là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nhưng vì quá nhiều vướng mắc nên thành phố Lào Cai chưa thực hiện được.

Những dấu chân thầm lặng

Những dấu chân thầm lặng

Là lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, khối lượng công việc lớn, các kiểm lâm địa bàn luôn xung kích, sáng tạo thực hiện phương châm “bám chính quyền, bám rừng, bám dân” để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

fbytzltw