Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tanpng.jpg

Phố Hiến hôm nay là những hàng cây xanh mát, ao nước trải dài cùng nền trời xanh thẳm. Chúng tôi đi qua những ngôi đền, chùa ngắm những công trình vừa mang nét truyền thống vừa có sự giao thoa với kiểu kiến trúc phương Tây và Á Đông, tận hưởng dư vị bình yên và tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.

baolaocai-br_img-4557.jpg
Buổi sáng yên bình ở Phố Hiến.

Nhiều người vẫn nói rằng “tới Phố Hiến chắc chắn phải thưởng thức một bát bún thang lươn”. Sau khi dò hỏi, chúng tôi được giới thiệu tìm đến phố Trưng Trắc, nơi được xem là “cái nôi” của bún thang Hưng Yên. Ghé quán “Bún thang Phố Hiến Xưa (chính hiệu cô Anh)” chỉ có những bàn gỗ đơn sơ nhưng khách ngồi kín từ trong nhà và cả trước sân. Chỉ vài phút, bát bún thang thơm lừng, nóng hổi đã được bưng ra. Món ăn mà như một bức tranh nghệ thuật sống động, bắt mắt với đủ màu sắc của bún, lươn, trứng, giò, hành rau... Trước khi ăn, tôi thử một chút nước dùng, cảm nhận hương vị đậm đà đặc biệt. Bún thang hấp dẫn từ vị thơm béo của lươn, thịt ba chỉ chiên giòn…

baolaocai-br_img-9339.jpg
Bát bún thang lươn đặc sản Phố Hiến.
baolaocai-br_img-4558.jpg
Quán bún thang nổi tiếng ở Phố Hiến.

Trong khi chúng tôi thưởng thức, quán vẫn đông khách đến và đi. Gian bếp đặt ngay cạnh các bàn ăn, thực khách có thể quan sát rõ 3 nhân viên quán luôn tay chuẩn bị đồ cho khách. Sau khi đã nạp đầy năng lượng từ món ăn đặc sản của vùng, quán cũng vơi bớt khách, chúng tôi nán lại trò chuyện cùng chủ quán.

Cô Hoàng Thị Anh, chủ quán Bún thang Phố Hiến Xưa bật mí: “Nhà tôi là một trong những hộ bán bún thang lâu đời nhất ở đây. Chế biến bún thang lươn rất cầu kỳ, qua nhiều công đoạn, thế nhưng nếu nói bí quyết thì với gia đình tôi quan trọng nhất là tất cả mọi nguyên liệu chế biến phải tươi, sạch. Tôi lựa chọn kỹ từ khâu chọn lươn đến chọn bún; xương, hải sản để nấu nước dùng; thịt ba chỉ và cả trứng đều phải là đồ mới, như vậy bát bún thang mới chất lượng, lươn mới có vị ngọt và thơm hơn”.

baolaocai-br_img-4549.jpg
Cô Hoàng Thị Anh, chủ quán Bún thang Phố Hiến Xưa.

Một loại nguyên liệu đặc biệt nữa khiến bún thang lươn Hưng Yên đặc biệt so với bún thang ở nơi khác là có thêm thịt ba chỉ rang cháy cạnh và trứng tráng. 2 nguyên liệu đặc biệt khiến cho bát bún thang thêm phần hấp dẫn và lạ miệng.

“Nguyên liệu chế biến nước dùng ngoài xương lợn hầm còn có sá sùng biển, cua đồng và tôm biển. Các nguyên liệu cho vào hầm vài tiếng, sau đó chắt bỏ cái, còn nước cốt thì cho thêm nước sôi vào ninh. Muốn nước dùng trong thì phải để lửa nhỏ liu riu” - cô Hoàng Thị Anh chia sẻ thêm.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tanpng-2076.jpg

Sau khi đã nạp đầy năng lượng buổi sáng bằng bát bún thang đặc sản, tới Phố Hiến, chúng tôi cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu cây nhãn tổ và trải nghiệm nghiệm hái nhãn.

baolaocai-br_img-4534.jpg
Gốc cây nhãn tổ.

Có người nói cây nhãn tổ ở sân chùa Hiến (phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên) đã có tuổi đời hơn 300 năm nhưng cội nhãn già vẫn bám vững chãi vào bầu đất, tán cây phủ rộng, xanh tươi lá như khẳng định vị trí trong lòng Phố Hiến. Mỗi mùa nhãn chín, khách thập phương hay những người dân trong tỉnh khi về Phố Hiến thưởng thức nhãn lồng đều không quên ghé thăm cây nhãn tổ. Ngày xưa, người ta gọi là nhãn tiến - tức là nhãn để tiến Vua, sau này mới gọi nhãn tổ.

baolaocai-br_img-4535.jpg
Cây nhãn tổ ngày nay được bảo tồn.

Chúng tôi đứng dưới tán cây nhãn tổ, cây tỏa bóng xuống sân chùa, trong mùi hương trầm nhàn nhạt lại được nghe những câu chuyện xưa, tích cũ bỗng thấy lòng thanh tịnh. Chạm tay vào vỏ cây xù xì mà như thấy lịch sử ông cha hiện ra trước mắt, nhớ một thời còn hoang sơ, khai khẩn đất đai.

Hưng Yên được mệnh danh là thủ phủ nhãn của cả nước với diện tích gần 5.000 ha. Thời điểm chúng tôi có mặt, nhiều vườn nhãn đang bước vào mùa thu hoạch. Ngoài bán nhãn cho thương lái, các nhà vườn còn kết hợp phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm, góp phần đưa quả nhãn Hưng Yên đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

baolaocai-br_img-4538.jpg
Phóng viên tìm hiểu những câu chuyện lịch sử xoay quanh cây nhãn tổ.

Đi một vòng trên những con đường làng bao quanh là nhãn sai trĩu quả, chúng tôi cảm nhận sự gắn bó giữa cây nhãn với đời sống người dân nơi đây. Trong mỗi nhà vườn là những cây nhãn cao 3 - 5m, vỏ xù xì màu nâu thẫm, từng chùm nhãn nặng trĩu cành, quả màu nâu nhạt, tròn trịa. Cành nào cành nấy sa xuống, được người trồng chăm sóc, che chắn, nâng niu như gửi cả tâm tình vào đó.

baolaocai-br_img-4556.jpg
Trải nghiệm hái nhãn.

Ghé thăm một gia đình đang thu hoạch nhãn, chị Vũ Hiền, chủ nhà khoe với chúng tôi những chùm nhãn sai trĩu quả: “Vào dịp cuối tuần, khách du lịch tìm đến trải nghiệm khá đông. Đến vườn nhãn, bên cạnh việc thưởng thức những quả nhãn tươi ngon ngay tại vườn, khách tham quan còn có dịp tìm hiểu và khám phá các sản phẩm từ nhãn như long nhãn, mật ong và tự tay hái nhãn. Nhãn năm nay quả hơi nhỏ so với mọi năm, các em cứ chọn và cắt chùm nào ưng ý nhé”. Tự tay chọn và cắt được một chùm nhãn có giá tại vườn chỉ 25.000/kg, chúng tôi hài lòng vì được thưởng thức trái ngon lại có những trải nghiệm thú vị.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tanpng-5760.jpg

Dòng sông lại tiếp tục dẫn dắt chúng tôi tìm về một ngôi làng cổ ven sông có tên là Làng Nôm thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là ngôi làng cổ nhất Việt Nam đến nay vẫn giữ nguyên những nét cổ kính đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa. Khung cảnh Làng Nôm yên bình và ấn tượng với nếp sống thôn quê mộc mạc, ít bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa.

baolaocai-br_img-4540.jpg
Làng Nôm yên bình.

Vừa tới Làng Nôm, tôi đã ấn tượng ngay bởi hồ nước lớn giữa làng. Dọc con đường là những nhà thờ các dòng họ lớn sinh sống lâu đời ở đây. Cạnh đó là ngôi đình cổ của làng với cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát phủ khắp sân đình. Một số người ngồi câu cá bên ao, thi thoảng lại có người đạp xe qua lại bên đường. Những hình ảnh mà chúng ta dần ít thấy giữa nhịp sống hiện đại.

baolaocai-br_img-4541.jpg
Làng Nôm còn nhiều ngôi nhà cổ được lưu giữ.

Bên chiếc ao làng, ông Phùng Tiến thảnh thơi buông cần câu cá. “Trời mát thì tôi buông cần câu vài con cá cho vui. Ao này bà con được câu cá tự do. Đến Làng Nôm còn nhiều nhà cổ lắm. Cổng cổ, giếng cổ vẫn được bà con lưu giữ. Các cháu cứ đi một vòng tham quan làng sẽ thấy nhiều điều thú vị”, ông Tiến chia sẻ.

baolaocai-br_img-4552.jpg
Giếng nước cổ.

Theo lời kể của ông Tiến, chúng tôi tìm về giếng nước ngay đầu làng. Trong làng hiện còn lưu giữ 3 giếng nước cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Ngay đầu làng Nôm, chúng tôi được chiêm ngưỡng cổng làng. Các cụ cao niên trong làng cho biết cổng làng có tuổi đời lên đến hơn 200 năm, do sự tàn phá của chiến tranh nên giờ đây đã bị xuống cấp và được làm lại thế nhưng những gì còn lại vẫn giữ được nhiều họa tiết tinh xảo.

baolaocai-br_img-4543.jpg
baolaocai-br_img-4545.jpg
Cổng làng và đỉnh Làng Nôm

Nằm ngoài làn sóng đô thị hóa, làng Nôm may mắn vẫn lưu giữ được nét xưa cũ của ngôi làng cổ vùng ven châu thổ sông Hồng. Đây chính là quần thể di tích lịch sử văn hóa có các yếu tố cơ bản tạo thành một làng quê tiêu biểu của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 29/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sa Pa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè với chủ đề: “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là 1 trong 5 lễ hội thường niên và là sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng mang bản sắc, thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Ra mắt sản phẩm du lịch mới sử dụng giấy thông hành giữa Việt Nam - Trung Quốc

Ra mắt sản phẩm du lịch mới sử dụng giấy thông hành giữa Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 29/4, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn và Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) đồng tổ chức Lễ công bố chương trình du lịch 2 ngày, 1 đêm cho khách du lịch sử dụng giấy thông hành để xuất nhập cảnh giữa hai địa phương.

fb yt zl tw