Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ngày 6: Về miền đất tổ

Ngày 6: Về miền đất tổ

Tiếp tục hành trình ngược sông Hồng, chúng tôi ghé thăm Phú Thọ - mảnh đất cội nguồn với những di tích lịch sử thiêng liêng, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, tươi đẹp.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tanzip-15.jpg

Chúng tôi về miền đất tổ Phú Thọ qua cầu Văn Lang và dừng chân tại công viên Văn Lang - biểu tượng mới của thành phố ngã ba sông khi màn đêm bắt đầu buông. Đêm xuống, hàng ngàn ánh điện đủ màu sắc được thắp lên làm cho thành phố trở nên lung linh, huyền ảo.

img-4844.jpg
Cầu đi bộ tại công viên.

Từ khi khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay, bên cạnh các địa danh nổi tiếng như đền Hùng, đền Lạc Long Quân, ngã ba sông – Bạch Hạc... công viên này đã trở thành điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn để trải nghiệm, check-in mỗi khi đến thành phố Việt Trì.

img-4840.jpg
Công viên Văn Lang lung linh trong đêm.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến công viên Văn Lang là hình ảnh chiếc cầu đi bộ màu vàng bắc qua hồ nước trong công viên. Theo tìm hiểu, cây cầu này có chiều dài 178m, được xây dựng dạng vòm bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu; gồm 3 trụ và 2 mố, bề rộng trung bình là 4,5m. Cầu được mở rộng tại vị trí các trụ (trong đó trụ giữa hồ mở rộng 15m, 2 trụ bên mở rộng 12 m).

Việc xây cầu được lấy cảm hứng từ truyền thuyết vua Hùng dựng lầu kén rể với điểm nhấn là tháp 7 tầng - còn gọi là “tháp kén rể”, trên đỉnh gắn quả cầu kính chiếu sáng, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Trên cầu và tháp đều được đầu tư hệ thống đèn đồng bộ với kiến trúc công trình. Đây cũng là điểm check-in không thể bỏ qua của du khách mỗi khi có dịp đến công viên Văn Lang.

img-4842-870.jpg
Tháp 7 tầng - còn gọi là “tháp kén rể”.

Ngoài điểm nhấn là “cầu tình yêu”, “tháp kén rể” công viên Văn Lang còn tráng lệ với các không gian lịch sử mang dấu ấn của thời vua Hùng dựng nước. Xung quanh công viên, câu chuyện về mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân được tái hiện sinh động qua các tượng điêu khắc và bức tranh vẽ, giúp du khách hiểu rõ hơn về nguồn gốc và truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Khu đồi Sơn Tinh – Thủy Tinh được khéo léo đặt những pho tượng nhỏ bằng gốm phác họa hình ảnh của 52 dân tộc Việt Nam từ trang phục truyền thống, nghệ thuật ẩm thực đến những phong tục tập quán, mỗi dân tộc mang một vẻ đẹp và nét riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng sinh động.

Hai đảo nhỏ giữa hồ là đảo Mai An Tiêm và đảo Tiên Dung – Chử Đồng Tử cũng là điểm nhấn mang đến cho du khách những câu chuyện thú vị về sự tích, truyền thuyết của dân tộc Việt Nam…

img-4841.jpg
Công viên nổi bật với thảm cỏ xanh mát.

Nếu như ban đêm công viên Văn Lang được thắp sáng bởi hàng ngàn ánh điện lung linh, rực rỡ thì ban ngày, công viên lại gây ấn tượng bởi không gian xanh mát, lý tưởng cho việc thưởng ngoạn, luyện tập sức khỏe, thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

Công viên Văn Lang đã trở thành sợi dây kết nối quá khứ và hiện tại, là biểu tượng mới - điểm nhấn trong bức tranh du lịch của thành phố ngã ba sông.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tanzip-15-2592.jpg

Sau những trải nghiệm thú vị ở công viên Văn Lang, chúng tôi tiếp tục lựa chọn đền Hùng là điểm dừng chân tiếp theo trên hành trình trải nghiệm du lịch dọc sông Hồng. Đây là quần thể di tích thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì.

img-4827.jpg
Cổng đền Hùng.

Đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh không chỉ là điểm du lịch đơn thuần mà còn là một di tích lịch sử đặc biệt, mang trong mình nhiều giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc, gắn liền với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Ngay phía ngoài, đền Hùng đã gây ấn tượng với du khách bởi chiếc cổng lớn uy nghiêm với lối kiến trúc mái vòm truyền thống, trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt. Cổng cao 2 tầng, chính giữa khắc bức đại tự chữ Hán - “Cao Sơn Cảnh Hành”, có nghĩa là “núi cao đường lớn”.

img-4828.jpg
Đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh là di tích lịch sử đặc biệt, mang giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc.

Từ cổng chính đi qua những bậc đá cao, đầu tiên, du khách sẽ đến với đền Hạ. Tương truyền ở nơi đây mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nghĩa “đồng bào” (cùng một bọc) cũng bắt nguồn từ đây.

Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII theo kiến trúc chữ “Nhị” độc đáo, gồm 2 tòa nhà: Tiền tế và Hậu cung (thờ các vị thần núi, vua Hùng và công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa). Mỗi tòa có ba gian, cách nhau 1,5m, kết cấu đơn sơ với kèo cầu suốt, bẩy tựa đầu kèo, mái sau dài hơn mái trước. Phần bờ nóc phẳng, không có hoa văn trang trí, mái lợp bằng loại ngói mũi.

Dưới đền Hạ là Nhà bia hình lục giác, nơi khắc lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Cạnh đền là chùa Thiên Quang, tên đầy đủ là “Thiên Quang Thiền tự”, xưa kia có tên chữ là “Viễn sơn cổ tự”, “Sơn cảnh thừa long tự”.

img-4834.jpg
Đền Hạ.

Từ đền Hạ, khoan thai bước trên từng bậc đá, chúng tôi đến đền Trung, thuở xưa là nơi các vua Hùng nghỉ ngơi ngắm cảnh và họp bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền, đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 nhường lại ngai vàng cho Lang Liêu, người con hiếu thảo đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng lên vua.

Đền Trung được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII). Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược đã tàn phá đền, sau này, đền được Nhân dân phục hồi. Năm 1998, đền Trung được trùng tu vẫn giữ nguyên kiểu dáng chữ Nhất, một tòa, 3 gian quay về hướng Nam. Năm 2009, đền Trung được tu bổ, tôn tạo lại, kiểu dáng chữ Nhị (=), hai tòa, gồm: Tiền bái và Hậu cung. Trong Hậu cung có đặt ngai, bài vị thờ Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và các đời vua Hùng để Nhân dân hương khói phụng thờ. Đền Trung xây dựng không sử dụng cột kèo, thay vào đó là các cầu quá giang được gối vào tường, tạo nên vẻ đơn giản nhưng trang nghiêm.

img-4833.jpg
Du khách tham quan, chiêm bái tại đền.

Trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là đền Thượng- ngôi đền cao nhất trong quần thể di tích đền Hùng. Đền Thượng, hay còn gọi là “Kính Thiên Lĩnh Điện” (Điện cầu trời) hoặc “Cửu Trùng Tiên Điện” (Điện giữa chín tầng mây).

Tương truyền, vào thời Hùng Vương, nơi đây được các vua Hùng tổ chức lễ tế trời đất, thần núi và thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân khang, vật thịnh. Thế kỷ XV, đền Thượng được xây dựng lại theo kiến trúc chữ Vương như ngày nay. Tại khu vực đền Thượng còn có “Cột đá thề”, tương truyền do Thục Phán dựng lên sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền lại ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

img-4831.jpg
Ao cá trước đền Giếng.

Ngoài đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, du khách đến với quần thể di tích đền Hùng có thể ghé thăm đền Giếng - nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này; thăm lăng Hùng Vương, các điểm di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hoặc đơn giản là tản bộ, ngắm cảnh, hòa mình vào không gian linh thiêng để hiểu sâu sắc và tự hào về truyền thống hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

img-4829.jpg
Hằng năm, đền Hùng có hàng ngàn du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Từ khu di tích lịch sử đền Hùng, chúng tôi tiếp tục men theo sông Hồng, lướt qua những bờ bãi ven sông xanh mướt. Trong hành trình dọc sông Hồng từ cửa Ba Lạt về nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ làm chúng tôi ấn tượng nhất bởi những bãi ngô, ruộng khoai, vườn chuối xanh ngút tầm mắt, rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái, nông nghiệp.

img-4826.jpg
Lễ hội đền Hùng được tổ chức hằng năm.

Điểm cuối trong hành trình khám phá Phú Thọ của chúng tôi là đền Mẫu Âu Cơ, tọa lạc tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Ngôi đền nhỏ là một công trình lịch sử văn hóa đặc biệt, gắn liền với hình tượng Mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng trong một bọc trăm trứng, vốn đã ghi tạc trong tâm trí và tình cảm của các thế hệ người Việt.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

fb yt zl tw