Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tan.jpg

Rời Phố Hiến - Làng Nôm với những trải nghiệm về văn hóa, kiến trúc cổ, chúng tôi quyết định bắt đầu “tour du lịch” khám phá thủ đô bằng cách tham quan làng gốm Bát Tràng - nơi lưu giữ tinh hoa gốm sứ Việt nổi tiếng đất Kinh Kỳ từ xưa tới nay. Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với sản phẩm gốm sứ, điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến trải nghiệm mà còn là ngôi làng cổ có tuổi đời hơn 500 năm có nhiều nét văn hóa được lưu giữ khá vẹn nguyên.

z6419983880445-39a426dafec7f4a45f70185c502514ad.jpg
Du khách khám phá làng gốm Bát Tràng.
baolaocai-br_img-4665.jpg
Du khách tìm hiểu về nghệ thuật gốm.

Bước chân vào tới đầu làng, ấn tượng đầu tiên của Bát Tràng là sự mộc mạc, chân chất với những con đường nhỏ, mái ngói cổ và những bức tường trần phủ gốm, sứ. Càng đi sâu vào từng con ngõ nhỏ hút hút rêu phong, chúng tôi càng cảm nhận được sự bình yên đến lạ thường. Những con đường nhỏ hẹp, lát gạch cổ ấy dẫn dắt chúng tôi vào một thế giới đầy màu sắc của các sản phẩm gốm sứ. Cứ vài bước chân, chúng tôi lại gặp một xưởng gốm sứ nhỏ với những “nghệ nhân” tay lướt trên thành đất, tỉ mẩn thổi hồn vào đất sét… để cho ra các sản phẩm tinh tế đến tay khách hàng. Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đủ loại, nổi tiếng dòng men lam, men nâu, men trắng, men ngọc và men rạn… cũng từ các lò nhỏ này mà đi muôn nơi.

baolaocai-br_img-4667.jpg
baolaocai-br_img-4666.jpg
Các nghệ nhân thổi hồn vào gốm.

Cũng giống như những du khách khác khi đặt chân đến Bát Tràng, chúng tôi đến Bảo tàng gốm để trải nghiệm không gian độc đáo và nghe gốm “kể chuyện”. Bảo tàng gốm là công trình được xây dựng khá mới lạ với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu lại với nhau, đại diện cho 7 bàn tay mềm mại đang xoay vuốt gốm, khu bảo tàng trở thành điểm nhấn ấn tượng chinh phục cảm tình của khách du lịch. Ấn tượng ngay từ tầng 1 của bảo tàng là các gian hàng gốm tinh xảo. Nơi đây được thiết kế với không gian mở, nơi trưng bày các tác phẩm gốm nghệ thuật tâm đắc của các nghệ nhân làng nghề. Nơi đây cũng thường được dùng để tổ chức các hoạt động văn hóa như biểu diễn văn nghệ, festival, hội chợ, chương trình văn hóa cổ truyền…

baolaocai-br_img-4645.jpg
Bảo tàng gốm.

Tầng 2 là câu chuyện làng gốm Bát Tràng xưa và nay với không gian trưng bày những tác phẩm gắn liền với quá trình phát triển của làng gốm qua các thời kỳ, đồng thời tái hiện hình ảnh quen thuộc của nghề gốm. Để tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị về làng gốm Bát Tràng cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật từ xưa đến nay, du khách có thể khám phá không gian tầng 2 theo hướng từ trái qua phải.

baolaocai-br_img-4670.jpg
baolaocai-br_img-4669.jpg
Không gian trưng bày sản phẩm từ gốm.

Tiếp đến là tầng 3 - khu vực triển lãm đầy tính nghệ thuật được nhiều du khách yêu thích ghé thăm với các tác phẩm gốm từ đương đại đến hiện đại và cảm nhận rõ nét sự đổi mới không ngừng của làng gốm Bát Tràng qua nhiều mốc thời gian. Tầng 4 là khu vực nhà hàng Tinh Hoa chuyên phục vụ các món ăn truyền thống từ chính làng Bát Tràng với sức chứa lên đến hơn 200 người.

baolaocai-br_img-4637.jpg
Sản phẩm từ nghệ thuật ánh sáng.

Đối với tôi, điều thú vị nhất khi tham quan bảo tàng nằm ở tầng 5 - nơi có thể được ngắm những tác phẩm nghệ thuật vô cùng mới và sáng tạo, đó là nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. Thuyết minh viên dẫn chúng tôi lần lượt tham quan từng tác phẩm. Từ những đồ vật tưởng như bỏ đi như mảnh gốm vỡ, gỗ lũa, dây điện, ống bơ, tảng đá, cỏ cây… dưới bàn tay của nghệ nhân và ánh sáng chiếu vào tạo nên hình ảnh độc đáo từ phần bóng của vật thể gắn với câu chuyện nghệ nhân muốn thể hiện. Những khối vật thể xù xì có ánh sáng chiếu lên bỗng hiện lên chân dung các vị anh hùng dân tộc, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

baolaocai-br_img-4668.jpg
Du khách trải nghiệm làm gốm.

Trước khi rời làng gốm Bát Tràng, chúng tôi ghé qua gian phòng trải nghiệm làm gốm. Tại đây, chúng tôi bắt gặp nhiều em nhỏ và cả những vị khách quốc tế tỉ mẩn tự nặn cho mình một sản phẩm gốm. Các “nghệ nhân” làm gốm chuyên nghiệp tại đây nhiệt tình hướng dẫn chi tiết du khách từng thao tác.

baolaocai-br_img-4630.jpg
Sản phẩm gốm Bát Tràng.

Kết thúc hành trình trải nghiệm làng gốm cổ Bát Tràng, chúng tôi lựa chọn thưởng thức một chén trà Ô Long nhân sâm, ngồi trong không gian bình lặng, để cảm nhận thời gian lững thững trôi.

hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tan-2987.jpg

Ra khỏi làng Bát Tràng, chúng tôi tiếp tục đi dọc sông rồi thư thả đặt chân trên cầu Long Biên - chứng tích hào hùng của cả dân tộc Việt Nam để phóng tầm mắt nhìn về trung tâm Thủ đô Hà Nội. Dưới chân cầu, nước sông chảy mênh mang, êm đềm trôi, bất chợt gợi lên trong tôi một áng văn mà tôi từng đọc qua: “Chưa cần phải ngước lên cao hơn, chỉ cần từ Long Biên, Thăng Long hay Chương Dương, nếu bạn nhìn kỹ sẽ thấy Hồng Hà dịu dàng và thanh nhã như chiếc áo dài Hà Nội, kiêu sa, duyên dáng nhưng vẫn rất mạnh mẽ”. Và chúng tôi thật may mắn khi được khám phá “chiếc áo dài” ấy cả một hành trình đầy thú vị.

baolaocai-br_img-4652.jpg
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi sáng sớm mùa thu.

Ngắm nhìn thủ đô từ cầu Long Biên có lẽ là một trong những góc nhìn đẹp nhất, hoài niệm nhất của Hà Nội khi thu về. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, trải qua bao tháng năm vẫn trầm ngâm lặng lẽ với một bên là bãi phù sa xanh mướt các vườn cây ăn trái của khu ngoại thành, một bên là phố phường tấp nập.

baolaocai-br_hanh-trinh-nguoc-song-hong-kham-pha-ve-dep-bat-tan-5859.png
Những địa điểm nổi tiếng của thủ đô, chúng tôi đã khám phá.

Có mặt ở Hà Nội, đa phần thời gian chúng tôi dành để đi dạo quanh các địa chỉ nổi tiếng mà bất cứ ai đến Thủ đô cũng không thể bỏ lỡ. Đó là Hồ Gươm lộng gió, tuyến đường có những cô gái xinh đẹp chụp ảnh với gánh hàng hoa; các cụ già lững thững bước bộ khi vừa kết thúc một bài tập dưỡng sinh. Buổi sáng ở Hà Nội vẫn nhẹ trôi, không vội vã.

baolaocai-br_img-4662.jpg
Một buổi sáng nhẹ nhàng ở Hồ Gươm.

Giống như bao vị khách từ phương xa tới, chúng tôi tản bộ giữa những lối quanh co trong lòng phố cổ. Hàng Bông, Hàng Thùng, Hàng Gai rồi đến Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Mã… những con phố tấp nập du khách. Thật thú vị khi trong số đó có rất nhiều khách quốc tế đang tìm hiểu, khám phá cảnh vật và văn hóa Việt.

baolaocai-br_img-4648.jpg
baolaocai-br_img-4655.jpg
Khách quốc tế tìm hiểu các địa điểm lịch sử ở Thủ đô Hà Nội.

Qua Hàng Vải, con phố chỉ hơn 200 m, với những ngôi nhà có những chiếc sào tre, thang tre cao vút được bày kín vỉa hè, che khuất cả tường nhà, tạo nên khung cảnh độc đáo. Một rừng tre giữa phố thật lạ mắt, phổ biến nhất là sào tre đủ kích cỡ rồi đến các vật dụng tre sử dụng hằng ngày như ống điếu, ghế, nội thất được gia công tại chỗ.

z6421417388391-c70913f4698441efd0978f701acb0c9a.jpg
Hàng Vải bày bán những sản phẩm tre độc đáo.
baolaocai-br_img-4659.jpg
Phố Hàng Mã trước ngày tết Trung thu.

Tập nập nhất là phố Hàng Mã - nơi xưa kia chuyên sản xuất và buôn bán các mặt hàng tâm linh và những món đồ chơi, các loại đồ trang trí bằng giấy. Ngày nay, phố Hàng Mã chủ yếu bán những mặt hàng đặc trưng dịp tết Trung Thu như đèn lồng, các loại đồ chơi phát sáng, bóng bay, đèn ông sao, mặt nạ, trống… Thời điểm chúng tôi có mặt chuẩn bị tết Trung thu, cả dãy phố bừng sáng bởi các sắc màu, trong đó đặc biệt là sắc đỏ; tiếng trống, tiếng nhạc rộn ràng khiến bất cứ ai đi qua cũng phải dừng chân khám phá.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw