Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Thợ điện Lào Cai trên công trường đường dây 500kV

Thợ điện Lào Cai trên công trường đường dây 500kV

Thời tiết bất lợi, địa hình khó khăn nhưng trên công trường, những cán bộ, kỹ sư, công nhân Điện lực Lào Cai không quản khó khăn, thi gan cùng nắng gió, mưa dầm, dồn sức thi công, hỗ trợ nhà thầu chạy đua tiến độ.

Choáng ngợp trên đại công trường

2.jpg

Trở về sau những ngày cùng cán bộ, công nhân ngành điện Lào Cai trong đội xung kích hỗ trợ thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, anh Phạm Văn Thuyến, Đội phó Đội Quản lý tổng hợp Bản Lầu, Điện lực Mường Khương lại bắt tay vào công việc hằng ngày.

Anh Thuyến bảo, mấy hôm nay thời tiết bất thường, mưa lớn, sạt lở đất nhiều nơi nên anh em thợ điện phải tăng cường đi kiểm tra toàn tuyến. Mình xin lãnh đạo cho nghỉ một hai hôm lấy lại sức rồi lại tiếp tục công việc vì đội ít người, địa bàn rộng, chỉ cần một người nghỉ thì công việc dồn lên anh em khác.

3.jpg

Công tác trong ngành điện hơn 20 năm nhưng với anh Thuyến, những ngày tham gia đội xung kích hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3 là kỷ niệm để đời. Khó khăn, vất vả không kể xiết nhưng trên hết là niềm tự hào được đóng góp công sức vào công trình được xem là kỳ tích thời hiện đại của ngành điện Việt Nam.

Trong số 11 thành viên Đội xung kích của ngành điện Lào Cai thì anh Thuyến là người có nhiều kinh nghiệm thi công cột điện kết cấu thép nhất, vì vậy anh được lãnh đạo Công ty Điện lực Lào Cai cử làm đội trưởng. Anh Thuyến cho biết: Mình vốn xuất thân là công nhân Công ty Xây lắp Điện 4 (Đông Anh, Hà Nội). 10 năm gắn bó với đơn vị này đã từng tham gia thi công nhiều dự án đường dây 110kV, 220kV như đường dây 220kV Sóc Sơn - Vân Trì, đường dây 220kV Phả Lại - Đông Triều…

4.jpg

Mặc dù vậy, khi có lệnh từ Công ty Điện lực Lào Cai thành lập đội xung kích hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3, anh Thuyến cũng chưa hình dung được độ khó khăn và khối lượng công việc đến đâu. Ngày đầu đặt chân lên công trường, thấy khối lượng vật tư khổng lồ mới thấy choáng ngợp. Riêng phần đế móng đã chiếm khoảng 500 m2, khoảng cách từ chân cột nọ sang chân cột kia hơn 20 mét, trong đời thợ điện chưa bao giờ anh tham gia thi công một cột điện nào lớn như thế.

5.jpg

Địa điểm mà công nhân ngành điện Lào Cai hỗ trợ là tại vị trí cột 309, thuộc xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An. Từ Lào Cai khí hậu ôn hòa vào đến vùng núi Nghệ An, những thợ điện Lào Cai cảm nhận được ngay cái bỏng rát của gió Lào. Nắng mới lên, gió đã ù ù thổi phả hơi nóng hầm hập. Vị trí thi công mà những thợ điện từ Lào Cai vào Nghệ An hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 không chỉ nằm trên núi cao, địa hình hiểm trở mà còn khô nóng như rang bởi luồng gió Lào thổi ngày đêm.

Anh Thuyến tâm sự: Qua hỏi chuyện đơn vị thi công mới biết, trước khi đội xung kích điện lực Lào Cai tham gia hỗ trợ, đã có 4 đội thi công đến công trường này nhưng không nhận bởi khối lượng lớn, phức tạp. Nếu không có công nhân điện lực hỗ trợ, nhà thầu rất khó tìm nhân lực địa phương, bởi giai đoạn đó cả dự án thi công đồng loạt, thêm nữa, thi công dự án điện lực lại là công việc đặc thù.

Mệt mỏi, gian khổ là vậy nhưng trên công trường, 11 con người quyết tâm một lòng vì mục tiêu chung góp phần đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích.

Các cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Lào Cai trước nay chủ yếu thi công cột tròn đường dây 35kV và quản lý đường dây 110kV, hầu như không tham gia các dự án xây lắp nên rất bỡ ngỡ. Mặc dù vậy, với tinh thần xung kích, vừa làm vừa học đã nỗ lực vận dụng kiến thức chuyên môn của mình tham gia hỗ trợ tích cực nhà thầu.

6.jpg

Những thợ điện Lào Cai cố gắng hỗ trợ đến mức tối đa phần lắp ghép định hình các chi tiết của cột dưới đất, siết ốc vít, sau đó phối hợp với kỹ sư, công nhân nhà thầu đưa lên các vị trí cột nơi nhân lực của nhà thầu chính phụ trách lắp ghép các mảng lớn.

Là người nhiều kinh nghiệm nhất nên anh Thuyến chịu trách nhiệm chỉ huy đội xung kích của ngành điện Lào Cai, kết nối thông tin từ nhóm thi công của nhà thầu để phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.

Cũng từ sự phối hợp, hỗ trợ nhà thầu, các cán bộ, công nhân ngành điện Lào Cai lại vỡ ra nhiều điều cho hoạt động chuyên môn của mình, đặc biệt là các công nhân vận hành lưới điện cao thế, va chạm với cột lắp ghép, khi xử lý sự cố, thay thế thiết bị sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để áp dụng.

Tự hào góp sức trên công trình lịch sử

Khi chúng tôi gợi chuyện tham gia Dự án đường dây 500kV mạch 3, anh Lê Đức Minh, công nhân quản lý vận hành lưới điện Văn Bàn cũng rất tự hào: 14 năm công tác, chưa bao giờ được tham gia dự án lớn như thế. Ngày đầu vào công trường ăn uống chưa quen, lại thêm thời tiết khắc nghiệt nên rất mệt mỏi, nhưng chứng kiến những đồng nghiệp đang treo mình trên cao, dưới cái nắng thiêu đốt, thật sự xúc động, điều đó khiến mình phải nỗ lực nhiều hơn.

Tham gia một dự án lớn như thế mới thấy công việc hằng ngày của mình thật nhỏ bé và quá đỗi bình thường. Bởi vậy, những ngày tham gia đội xung kích sẽ là động lực để mình vượt qua khó khăn trong công việc sau này.

Anh Lê Đức Minh, công nhân quản lý vận hành lưới điện Văn Bàn.

Để tránh cái nắng như thiêu đốt và đảm bảo tiến độ công việc, những người thợ phải điều chỉnh thời gian làm việc trên tuyến cho phù hợp. Buổi sáng, hơn 4 giờ, anh em dậy ăn sáng, di chuyển đến chân núi, rồi đi bộ 1,5 tiếng để kịp lên công trường khi mặt trời chưa ló rạng. Sau đó chuẩn bị phương án thi công và làm liên tục đến khoảng 10 giờ thì nghỉ tránh nắng. Ca làm buổi chiều bắt đầu từ 14 giờ cho đến tối mịt. Do đường từ công trường về nơi nghỉ ngơi xa, đi lại vất vả nên để tiết kiệm thời gian di chuyển, anh em ăn trưa, ngả lưng ngay trên công trường.

7.jpg

Những thanh sắt giữa trời nắng nóng nung bỏng rát tay, thời tiết khắc nghiệt của miền núi Nghệ An như muốn vắt kiệt sức nhưng tất cả đều không làm nản chí những người thợ điện Lào Cai. Anh Minh kể, có những thanh xà nặng cả tấn, để di chuyển lắp ghép rất cực nhọc.

Gạt nỗi nhớ nhà sang một bên, mỗi ngày anh Minh và các thành viên đội xung kích lại thấy công sức của mình hiện hữu theo độ cao dần lên của cây cột điện khổng lồ. Từng cánh xà vươn ra trời xanh to lớn như một căn hộ ấy cũng là lúc công việc dần hoàn thành. Ngày đầu lên công trường thấy khối lượng công việc quá nhiều, nhìn vật liệu tập kết có cảm giác phải làm cả năm chắc mới xong, ấy vậy mà khi cuốn theo công việc thì thời gian trôi qua thật nhanh.

Anh Minh bảo: Tham gia một dự án lớn như thế mới thấy công việc hằng ngày của mình thật nhỏ bé và quá đỗi bình thường. Bởi vậy, những ngày tham gia đội xung kích sẽ là động lực để mình vượt qua khó khăn trong công việc sau này.

Cùng tâm trạng như anh Minh, anh Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ an toàn, Phòng Kỹ thuật, Điện lực thành phố Lào Cai vẫn vẹn nguyên cảm xúc khi kể về những ngày tham gia hỗ trợ Dự án đường dây 500kV mạch 3. Xem hình ảnh bản vẽ cột điện trên điện thoại, chúng tôi choáng ngợp, cột điện kết cấu thép cao 72m, tổng khối lượng thép lên tới 185 tấn.

Tính ra mỗi cột của đường dây 500kV mạch 3 bằng khoảng 20 cột đường dây 110kV. Khó khăn không chỉ ở khối lượng thi công lớn mà còn bởi vị trí thi công ở địa hình phức tạp nên nhà thầu không thể huy động máy móc, thiết bị nâng hỗ trợ, mọi thao tác thi công hoàn toàn thủ công. Các thanh thép, thanh giằng có khối lượng lớn nên dù muốn cũng không thể làm nhanh. Anh Tùng chia sẻ: Khó khăn nhất là đưa 4 cánh xà lên các vị trí cột, bởi tất cả đều là những cấu kiện ngoại cỡ, mỗi cánh xà nặng hơn 4 tấn.

8.jpg

Là cán bộ phụ trách an toàn, anh Tùng cho biết: Niềm vui lớn nhất sau 42 ngày đêm hỗ trợ thi công là toàn bộ cán bộ, công nhân ngành điện Lào Cai đều đảm bảo an toàn, sức khỏe, không xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thi công phức tạp, tiềm ẩn nguy hiểm, đó là thành công lớn.

Những ngày này, xem tin tức trên báo chí phản ánh đường dây 500kV mạch 3 đang chạy đua về đích, các cán bộ, công nhân ngành điện Lào Cai không khỏi xúc động; hình ảnh cột điện sừng sững giữa trời, tạo nên bức tranh hùng vĩ về đường dây truyền tải điện quốc gia lại hiển hiện trong tâm trí, thật tự hào khi mình được góp sức trong công trình lịch sử ấy...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw