Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Thống Nhất:

Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Đó là công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - thôn Muồng (Chang - Muồng), xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH Một thành viên xây dựng Ngọc Hưng trúng thầu thi công theo hợp đồng trọn gói, Chủ đầu tư công trình là UBND xã Thống Nhất, tổng giá trị theo hợp đồng hai bên ký là 3.995.640.000 đồng (viết tròn là 3 tỷ 995 triệu đồng).

Nguồn tin của phóng viên, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và bên thi công được lập ngày 18/8/2022, ngày 26/4/2023, hai bên nghiệm thu, lập biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Việc khai thác, vận hành sau đầu tư do xã Thống Nhất giao cho tổ vận hành gồm 2 người là anh Nguyễn Văn Tuyền, đại diện thôn Muồng và anh Mã Ngọc Huân, đại diện thôn Chang đảm nhận. Mới đây UBND tỉnh có quy định việc khai thác, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt như tại thôn Chang - Muồng sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp có đủ điều kiện quản lý vận hành.

Các hạng mục chính công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - Muồng, xã Thống Nhất

- Đập đầu mối lấy nước 4,475 m; nhà vận hành diện tích 9 m2.

- Bể lọc thô 7,8 m3; bể điều tiết 100 m3 và cụm lọc áp lực công suất 120 m3/ngày đêm; hệ thống đồng hồ đo khối lượng nước đến các hộ dân.

- Mạng lưới đường ống từ D20 đến D110 dẫn nước từ đầu nguồn về bể điều tiết và cấp nước đến các hộ dân có tổng chiều dài trên 9.905 m.

- Tổng số hộ dân được thụ hưởng là 178 hộ và 2 nhà văn hóa thôn Chang - Muồng.

Thực hiện quy trình tiếp nhận, khi cùng nhà thầu thi công làm thủ tục kiểm tra công trình, công ty được giao tiếp nhận quản lý, vận hành (theo đề nghị của người cung cấp thông tin, chúng tôi không nêu rõ tên doanh nghiệp) đã phát hiện ra nhiều điểm (hạng mục) nhà thầu thi công đã làm sai so với thiết kế dự toán, khác biệt với hồ sơ hoàn công công trình.

z5657178057302_d22824f6e9157721cd0da33b3c4578b7.jpg
Việc treo tuyến ống dẫn nước qua suối theo thiết kế là Colye 40 x 4 (giá đỡ chuyên dụng) nhưng trên thực tế là uốn thủ công bằng thép xoắn đường kính 8 mm.

Cụ thể, tại Công văn số 35/BC-DVCN ngày 29/6/2024 của công ty tiếp nhận quản lý vận hành gửi UBND xã Thống Nhất đã chỉ ra những điểm sai lệch, cho thấy rõ. Cụ thể, như tuyến cấp nước thô, theo thiết kế và biên bản hoàn công là ống thép mạ kẽm có độ dày 3,6 mm nhưng thực tế kiểm tra chỉ có dày 2,5 mm. Phần mái của công trình, độ dày của vì kèo thiết kế (sắt) có thông số là 50 x 50 x 5 mm nhưng thực tế là 50 x 50 x 3 mm; phần xà gồ khung vách theo thế kế là 50 x 50 x 1,5 mm nhưng thực tế là 50 x 50 x 1,4 mm. Ở phần điện, tủ điện thiếu đồng hồ vôn kế và đồng hồ am-pe kế để đo điện trở và dòng điện.

A1.jpg
Cụm bể lọc áp lực đặt ở vị trí bất lợi nên không tận dụng được cao độ để nước tự chảy sau khi lọc đổ về bể chứa.

Về phần cấp nước, tại bể lọc thô, vật liệu lọc thiếu khoảng 30 cm; không có ống kỹ thuật cấp nước cho bồn chứa javen; việc treo tuyến ống dẫn nước qua suối theo thiết kế là Colye 40 x 4 (giá đỡ chuyên dụng) nhưng thực tế là uốn thủ công bằng thép xoắn đường kính 8 mm. Về nguồn cấp nước, vòi nước cấp cho hộ dân theo thiết kế là nhãn Naza nhưng thực tế lại là vòi hợp kim Minh Hòa. Đồng hồ đo nước theo thiết kế là nhãn Coma Renner nhưng thực tế không đúng, làm bằng chất liệu gang, đến nay nước đã bị rò rỉ, hấp hơi và vỡ giắc co đấu nối.

z5657173863052_3d8619f649c3742f2f71427ad719193a.jpg
Một số hạng mục công trình cấp nước sinh hoạt Chang - Muồng có dấu hiệu bị xà xẻo, “rút ruột”.

Theo chân anh Nguyễn Văn Tuyền và anh Mã Ngọc Huân, chúng tôi bám theo đường dây tải điện cho trạm bơm cấp nước, ước chừng quãng đường phải tới hàng km. Điều đáng nói là nếu theo thiết kế thì đường dây tải điện là dây cáp lõi đồng nhưng trên thực tế lại là dây lõi nhôm, trên thị trường hai sản phẩm này có giá bán chênh nhau rất lớn, thậm chí là gấp đôi; tương tự, cột đường dây tải điện theo thiết kế là ống thép đường kính 65 mm có độ dày 3,2 mm nhưng thực tế độ dày chỉ là 2,54 mm.

z5657181261972_f55e96f8cc836161d225635a54f72070.jpg
Về chất lượng lắp đặt tuyến ống dẫn HDPE chưa đảm bảo nên có hiện tượng khí lọt nhiều vào bên trong, ảnh hưởng đến áp lực ống ở cuối nguồn nước.

Ngoài những thông số kỹ thuật có sự khác biệt giữa hồ sơ thiết kế với hồ sơ hoàn công có biểu hiện công trình bị “rút ruột”, công ty tiếp nhận quản lý, vận hành còn chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý, thiếu an toàn khi vận hành, như: tình trạng nhiều cột điện bị nghiêng ngả, đường dây dẫn điện đi từ tủ điện đến các máy bơm không có ống gel bọc và không được treo trên tường mà đặt trên nền nhà; máy bơm không được đặt trên giá đỡ, khi vận hành rung lắc mạnh rất dễ dẫn đến hỏng; nguồn điện vào các máy bơm không lắp áp-tô-mát đóng - ngắt mà dùng phích cắm; cụm bể lọc áp lực do đặt ở vị trí bất lợi nên không tận dụng được cao độ để nước tự chảy sau khi lọc đổ về bể chứa; đường dây tải điện bị cây đổ đè lên rất nguy hiểm cho người đi đường (đường dây điện bám theo đường dân sinh) và đời sống, sản xuất của người dân trong khu vực...

Về chất lượng, việc lắp đặt tuyến ống dẫn HDPE đường kính D75 có hiện tượng khí lọt nhiều vào bên trong, ảnh hưởng đến dòng chảy ở cuối nguồn nước; đồng hồ đo tổng lượng nước sau 1 năm sử dụng có hiện tượng không ổn định, trong khi hồ sơ thiết kế và hoàn công không nêu chủng loại nên bên kiểm tra không thể đối chứng.

Công ty tiếp nhận quản lý, vận hành cũng chỉ rõ hạng mục kỹ thuật của công trình cấp nước Chang - Muồng không thể kiểm tra là đường ống đã chôn dưới đất.

z5657194509798_4f931ae7120a0c598ac261c71d2c4c70.jpg
Hàng trăm hộ dân thôn Chang - Muồng đang lo lắng khi hệ thống cấp nước sinh hoạt hoạt động không ổn định.

Nói về công văn của đơn vị tiếp nhận quản lý, vận hành công trình cấp nước Chang - Muồng, một lãnh đạo UBND xã Thống Nhất cho biết, mặc dù người chịu trách nhiệm chính phía chủ đầu tư là nguyên Chủ tịch UBND xã (đã chuyển công tác khác) nhưng chính quyền xã vẫn phối hợp tích cực với cơ quan chức năng để làm rõ những điểm tồn tại mà đơn vị kiểm tra độc lập chỉ ra. Liên lạc với người đứng đầu UBND thành phố Lào Cai, chúng tôi nhận được câu trả lời là: “Công trình giao cho xã làm chủ đầu tư thì xã phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình”.

Báo Lào Cai sẽ thông tin thêm nội dung này sau khi có kết quả xử lý của cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tai họa ập đến khi những đứa trẻ nhỏ ngủ chưa tròn giấc, những người lớn chưa kịp ra đồng, những người già đang mong trời tạnh ráo để giúp con cháu dọn dẹp nhà cửa... Ngay cả những người bi quan nhất cũng chẳng thể ngờ bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, thuận hòa với thiên nhiên dưới chân núi Con Voi hùng vĩ lại một ngày phải hứng chịu cơn đại hồng thủy. Làng Nủ hôm nay chìm trong đau thương. Nghe tin dữ, chúng tôi như rụng rời chân tay.

Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thành công đạt được và hạn chế trong công tác sắp xếp cán bộ, công chức gắn với tổ chức bộ máy cho thấy cần có chính sách đặc thù để lựa chọn được đội ngũ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời làm công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ trong diện phải tinh giản.

Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Năm 2021, khi triển khai sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 270 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã dôi dư. Sau gần 5 năm sắp xếp, các địa phương đã giải quyết nghỉ hưu 8 người, tinh giản biên chế 132 người, chuyển công chức cấp huyện 10 người, bố trí sắp xếp vị trí công tác khác 104 người.

Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, toàn tỉnh đã giảm được 12 đơn vị hành chính cấp xã; số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 270 người. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng lộ trình đến hết năm 2024 sẽ bố trí xong; tuy nhiên, hạn chót đã đến gần nhưng việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư vẫn còn những khó khăn nhất định.

Khúc hoan ca miền núi đá

Khúc hoan ca miền núi đá

Mường Khương, "vùng đất thép" trên dọc dải biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ở nơi mà đá núi nhiều hơn đất, giữa cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống, có một tộc người đặc biệt và chỉ có duy nhất ở xứ Mường: Người Pa Dí! Một tộc người với số dân ít ỏi và đến sau rất lâu trong hành trình lập bản ở xứ Mường, nhưng từ sự đoàn kết và cần cù, họ trở thành một trong những chủ nhân của vùng đất khó, viết lên khúc hoan ca đầy hào sảng, sáng tươi về đất và người ở miền núi cao đá nhọn Mường Khương.

Giấc mơ Nậm Chăm

Giấc mơ Nậm Chăm

Nậm Chăm là thôn xa và khó khăn nhất xã Nậm Lúc (Bắc Hà) với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây cả thôn hầu hết là hộ nghèo, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, cùng nỗ lực vượt khó của bà con, đến nay đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Tuyến đường bê tông nối từ Tỉnh lộ 154 như dải lụa xuyên qua nương ngô trải dài đang mùa thu hoạch, rồi “chạy” ven rừng sa mộc vươn cao thẳng tắp giữa làn sương mỏng khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào trời Âu. Thấp thoáng bên đại ngàn là nhà xây cao tầng xen lẫn là những căn nhà truyền thống của người Mông. Sao Cô Sỉn bây giờ đẹp như vậy nhưng quay lại khoảng 15 năm trước, câu chuyện về mảnh đất này hoàn toàn khác.

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lào Cai thành lập ngày 12/7/1907 nhưng bối cảnh thành lập tỉnh Lào Cai như thế nào? Vì sao tỉnh dân sự Lào Cai lại thành lập muộn so với một số tỉnh trong vùng? Các đơn vị hành chính Lào Cai khi mới thành lập bao gồm những châu, huyện nào?...

Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024): Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Tháng 7 về, dòng sông Hồng thêm đậm sắc phù sa soi bóng thành phố trẻ Lào Cai đẹp dung dị, 117 năm chứng kiến biết bao sự đổi thay của vùng đất biên cương. Từ vùng đất hồng hoang nơi biên ải, Lào Cai hôm nay đã có diện mạo mới khang trang, to đẹp; phố phường, làng bản rực màu cờ đỏ sao vàng như nhân thêm niềm vui vị thế mới.

Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Trong tập truyện ký “Những người đi gieo hạt chữ” của Nhà giáo Ưu tú Cao Văn Tư, người gắn bó sâu nặng với ngành giáo dục Lào Cai từ những ngày gian khó có viết: “Thày đi dạy chữ bản xa/Vó câu lững thững rừng già suối reo/Chim kêu vượn hót lưng đèo/Thương đàn em nhỏ bản nghèo ngẩn ngơ”.

Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Anh Chảo Ông Chẳn, sinh năm 1989 ở Phìn Hồ - thôn xa nhất, cao nhất của xã Tả Phời (thành phố Lào Cai). Như “hạt mầm” nảy nơi vùng đất khó, Chảo Ông Chẳn luôn hy vọng ngày mai của đồng bào ở Tả Phời, trong đó có mình, sẽ tươi sáng hơn. Nghĩ vậy, Chảo Ông Chẳn quyết tâm trở thành thầy giáo để mang ánh sáng về cho dân bản, lấy con chữ “mở đường” xuống núi.

Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Trong biết bao con đường ở dải đất nghèo Dìn Chin (huyện Mường Khương), có lẽ không có nơi nào mà cô giáo Nguyễn Thị Uyến chưa đặt chân đến. Hành trình từ một cô gái trẻ ở miền xuôi lên vùng cao đến khi đã dành trọn nửa cuộc đời để “gieo chữ” cho học sinh ở miền "đất khát” là một chặng đường đầy gian khó mà cũng vô cùng ý nghĩa.

Bài 1: Mang yêu thương về “thung lũng sừng trâu”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 1: Mang yêu thương về “thung lũng sừng trâu”

Lào Cai - vùng biên gian khó, xa xôi của Tổ quốc, nơi có biết bao thôn, bản vùng cao heo hút, nằm cheo leo giữa mây núi, sương ngàn. Ở đó vẫn còn bao bản làng bị bủa vây bởi đói nghèo, lạc hậu. Để mang ánh sáng của tri thức đến với đồng bào, nhiều thế hệ nhà giáo đã dành cả tuổi thanh xuân và nhiệt huyết để cắm trường, cắm bản, “gieo hạt chữ” lên non.

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

fbytzltw