Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Người dân Phú Hùng: Thấp thỏm sống dưới cung sạt lở

Người dân Phú Hùng: Thấp thỏm sống dưới cung sạt lở

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (tháng 9/2024), 9 hộ dân thôn Phú Hùng, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) trong khu vực sạt lở sau gần 1 năm sơ tán khẩn cấp, giờ phải trở lại trong những căn nhà cũ do chưa có đất tái định cư. Hiện nay, mùa mưa lũ đang cận kề, nguy cơ sạt lở có thể ập xuống, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, người dân thôn Phú Hùng rất mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm bố trí đất tái định cư để di chuyển đến nơi an toàn.

0:00 / 0:00
0:00
anh1a-868.png

Những ngày qua, vợ chồng ông Phạm Văn Bình, 1 trong 8 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở ở thôn Phú Hùng, xã Thống Nhất rất lo lắng mỗi khi trời có mưa lớn. Bởi phía sau căn nhà cấp 4 của ông Phạm Văn Bình là sườn đồi cao, nơi những vết nứt dài hàng chục mét sau đợt mưa lũ vẫn đang tiếp tục mở rộng. Chỉ tay về khu đất phía sườn đồi sau nhà, ông Bình lo lắng chia sẻ: Một phần công trình phụ đã bị đất, đá trong vụ sạt lở tháng 9/2024 vùi lấp; bụi tre lưng chừng đồi đã trượt xuống giáp tường nhà. Những dấu tích ấy là lời nhắc nhở gia đình về sự mất an toàn của nơi ở hiện tại. Ở tuổi ngoài 70, vợ chồng tôi không có điều kiện mua đất mới, chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền.

“Bây giờ, chỉ mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng của thành phố xem xét, hỗ trợ cấp đất cho gia đình tôi chuyển nhà đến nơi ở an toàn” - ông Bình nói thêm.

anh2-3670.png

Bên cạnh nhà ông Phạm Văn Bình là nhà của vợ chồng chị Trần Thị Lan, cũng đang dưới cung sạt lở. Chỉ vào ngôi nhà làm được hơn 2 năm, chị Lan lo lắng: Gia đình tôi phải tạm lánh ở nhà người thân gần 1 năm để chờ chính quyền địa phương có phương án di chuyển đến nơi an toàn nhưng đến nay vẫn không động tĩnh gì. Đầu tháng 5 vừa qua, vợ chồng tôi cùng con nhỏ phải quay về nhà cũ để ở, bởi điều kiện sinh hoạt khi ở nhờ rất bất tiện. Biết là rất nguy hiểm nhưng đành liều thôi, cung sạt sau nhà đã dịch chuyển gần chân tường; mỗi khi trời mưa to, vợ chồng tôi không dám ngủ, phải thay nhau thức nếu có tiếng động lạ là hô nhau chạy ra ngoài nhà. Tôi mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cấp đất tái định cư để gia đình được sống ổn định, không còn nơm nớp nỗi lo sạt lở đất.

Không chỉ gia đình ông Bình, chị Lan, mà nhiều hộ dân lân cận cũng đang sống trong nỗi lo sạt lở. Bà Lê Thị Huệ, Trưởng thôn Phú Hùng, xã Thống Nhất không giấu được sự lo lắng chia sẻ: Hơn 1 năm qua, cuộc sống và sự an toàn của nhiều hộ dân trong thôn đang bị đe dọa. Từ khi xuất hiện cung sạt lở tại quả đồi phía trên khu dân cư, nhiều đoàn công tác đã đến khảo sát, đưa ra phương án nhưng mọi việc vẫn không có tiến triển. Do cuộc sống khó khăn nên các hộ dân lại quay về nhà cũ để sinh sống, bất chấp nguy hiểm rình rập. Mỗi khi mưa lớn, tôi phải gọi điện nhắc bà con sơ tán tạm thời. Để đảm bảo an toàn cho người dân, đề nghị chính quyền thành phố sớm có phương án di chuyển các hộ dân đến nơi ở mới, phù hợp.

anh4.png

Ông Phạm Đình Thiệp, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai cho biết: Cuối năm 2024, UBND xã đã tổ chức rà soát, đối chiếu vị trí đất của 9 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng do sạt lở tại thôn Phú Hùng để có căn cứ đề nghị UBND thành phố lập phương án di chuyển. Hiện, mới có 1 hộ dân tự bố trí đất để di chuyển nhà vào tháng 4 vừa qua, 8 hộ còn lại chưa bố trí được vị trí.

Cuối tháng 4/2025, UBND xã Thống Nhất tiếp tục có văn bản đề xuất với UBND thành phố phương án giải quyết, trong đó: “Đề nghị Phòng Quản lý đô thị thành phố Lào Cai và Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra, sắp xếp 8 hộ dân trong khu vực sạt lở được vào khu vực tái định cư của Tiểu khu 20 hoặc đường TL7 - phường Xuân Tăng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai tại Thông báo 99/TB-VP ngày 9/12/2024 thực hiện hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của bão số 3”. Tuy nhiên đến nay, không hiểu vì lý do gì, việc triển khai vẫn chưa có kết quả.

anh5.png

Trình bày: Nguyễn Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Khẩn trương tái định cư cho các hộ dân khu vực sạt lở ở phường Nam Cường

Khẩn trương tái định cư cho các hộ dân khu vực sạt lở ở phường Nam Cường

Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng của thành phố Lào Cai đã chuẩn bị mặt bằng, xác định vị trí các lô đất tái định cư để làm thủ tục bàn giao cho các hộ dân theo quy định. Tuy nhiên, để sớm thực hiện việc bàn giao đất thì cần sự phối hợp, đồng thuận của các hộ dân.

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Em yêu lắm Trường Sa ơi/Yêu cát trắng và yêu biển xanh/Yêu những con tàu cùng nhau ra khơi, yêu những con đường trải dài cây xanh/Và em yêu lắm những cây ba cua hoa xinh tươi khoe sắc giữa trời/Yêu cây phong ba vươn mình trong gió luôn luôn hiên ngang giữ lấy kiên trung…

Xây dựng vùng biên ấm no, hạnh phúc

Xây dựng vùng biên ấm no, hạnh phúc

Từ một vùng đất xa xôi, nghèo khó, mang trên mình bao "vết thương" do chiến tranh để lại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, mạnh mẽ đi lên qua mỗi thời kỳ, hôm nay, vùng biên cương của Tổ quốc đang căng tràn nhịp sống mới phồn thịnh, ấm no.

Theo bước chân thợ điện cao thế

Theo bước chân thợ điện cao thế

Vất vả, nhọc nhằn, thậm chí rủi ro có thể xảy đến với bản thân bất cứ lúc nào nhưng những người thợ điện quản lý vận hành đường dây cao thế vẫn luôn gắn bó, tận tâm với nghề. Dù sáng sớm tinh mơ hay khi mặt trời đã xuống núi, dù nắng như đổ lửa hay bão tố bịt bùng, những bóng áo cam với khuôn mặt sạm đen vẫn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ để dòng điện luôn thông suốt.

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Bản làng tươi đẹp với những căn nhà mới mang đậm truyền thống văn hóa bản địa ở Làng Nủ, Nậm Tông - nơi an cư cho đồng bào vùng lũ không chỉ minh chứng cho sự yêu thương đùm bọc của đồng bào cả nước với người dân nơi đây mà còn ghi dấu ấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, những người thổi hồn cho những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ.

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Tôi trở lại vùng đất biên giới Bản Lầu, quen mà lạ. Đến nhiều lần, gặp nhiều người nên đã quen. Nhưng lạ, bởi mỗi lần đến rẻo đất ven biên này lại thấy thêm nhà xây mới hồng tươi mái lợp, nương đồi kín rợp màu xanh cây trái, gương mặt người sáng thêm, vững tin như cột mốc biên giới bình yên nơi đây.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

...Còn chồi nảy cây

...Còn chồi nảy cây

Ai đã trực tiếp chứng kiến vụ cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van (thị xã Sa Pa) hồi tháng 2/2024 sẽ không thể quên hình ảnh những cánh rừng bị bao phủ bởi màu xám xịt của tro tàn. Mùa xuân này, trở lại Séo Mý Tỷ, chúng tôi ngỡ ngàng về sự hồi sinh diệu kỳ với màu xanh mênh mang trên những sườn núi đá, mang theo hy vọng cho đồng bào Mông nơi đây.

Sống trong lòng Nhân dân

Sống trong lòng Nhân dân

Có nước nào như nước Việt Nam, lực lượng quân đội được yêu quý gọi tên “Quân đội nhân dân”, một đội quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.

fb yt zl tw