Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Với vị trí điểm đầu - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, Lào Cai đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước trải nghiệm du lịch lưu vực sông Hồng.

Trên suốt hành trình khám phá các điểm du lịch dọc sông Hồng, chúng tôi càng mong muốn sự liên kết sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để du khách có những trải nghiệm thực sự trọn vẹn với những vùng đất, con người không chỉ từ nơi sông Hồng hoà nhịp cùng biển cả đến nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt mà còn có cơ hội khám phá, trải nghiệm văn hóa, du lịch xuyên suốt dòng chảy, lưu vực của dòng sông mẹ.

img-5195.jpg
Diện mạo thành phố Lào Cai hôm nay (ảnh: Ngọc Bằng).

Liên kết là xu hướng tất yếu để phát triển nhanh và bền vững trên mọi lĩnh vực, du lịch cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Liên kết vùng sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù và độc đáo, góp phần thu hút và chia sẻ khách du lịch giữa các tỉnh trong khu vực dọc sông Hồng.

Việc liên kết phát triển du lịch dọc sông Hồng còn là “bàn đạp” để các địa phương phát huy hết thế mạnh, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao và bền vững. Đồng thời, tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm các chi phí trong quảng bá, tổ chức các tour du lịch, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng, chi phí đào tạo... Qua đó, nâng cao tính cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng, làm tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch dọc sông Hồng.

img-5196.jpg
Lào Cai trở thành cầu nối cho sự phát triển du lịch của các tỉnh dọc sông Hồng (Trong ảnh: Cầu Phú Thịnh - cây cầu thứ 9 bắc qua sông Hồng trên địa phận tỉnh Lào Cai. Ảnh Ngọc Bằng).

Là đơn vị cầu nối, tiên phong trong liên kết phát triển du lịch vùng, tỉnh Lào Cai đã đề xuất sáng kiến thúc đẩy du lịch sông Hồng với Chương trình du lịch “Về cội nguồn” - chương trình sau đó trở thành hình mẫu phát triển du lịch liên vùng.

Tiếp nối thành công đó, năm 2008, Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, lấy du lịch tâm linh dọc sông Hồng làm trung tâm được UBND 8 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu) ký kết tại Lào Cai đã mở ra cơ hội hợp tác, liên kết phát triển trong lĩnh vực du lịch vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng, hình thành nền tảng hợp tác giữa các tỉnh, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực đến đầu tư, khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ.

img-5197.jpg
img-5200.jpg
Hằng năm có hàng ngàn lượt khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai vào Việt Nam.

Mặc dù đã có nhiều chương trình thành công, để lại dấu ấn nhưng tỉnh Lào Cai vẫn không ngừng tìm giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch giữa các địa phương dọc sông Hồng.

Điển hình như cuối năm 2024, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai - Việt Nam (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với Cục văn hóa Du lịch châu Hồng Hà (Trung Quốc) tổ chức thành công Hội nghị giới thiệu du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt – Trung. Đồng thời, thành lập Liên minh du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt – Trung: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lai Châu (Việt Nam) - Văn Sơn - Đại Lý - Sở Hùng - Côn Minh - Ngọc Khê - Hồng Hà (Trung Quốc) - mở ra cơ hội mới cho du lịch lưu vực sông Hồng.

img-5199.jpg
Lào Cai cũng xúc tiến, quảng bá nhiều hoạt động du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc).

Là đơn vị khai thác dịch vụ du lịch xuyên biên giới, ông Trương Ái Tùng, Giám đốc Công ty du lịch Mí Lơ (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) chia sẻ: Chúng tôi đánh giá rất cao tiềm năng du lịch của các tỉnh lưu vực sông Hồng và mong muốn được hợp tác với ngành du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để khai thác hiệu quả những sản phẩm du lịch đặc sắc của các địa phương lưu vực sông Hồng của Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi có nhiều khách hàng mong muốn và sẵn sàng trải nghiệm cung đường du lịch này.

Khi biết chúng tôi có hành trình trải nghiệm qua các tỉnh dọc sông Hồng, ông Bùi Văn Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai, Giám đốc Công ty TNHH du lịch quốc tế Lê Minh đánh giá: Đó là một hành trình trải nghiệm thực sự thú vị, đáng mơ ước mà không phải du khách nào cũng có được. Tuy nhiên, hiện nay chưa có địa phương nào hoặc đơn vị khai thác dịch vụ lữ hành nào thiết kế được một hành trình trải nghiệm đầy đủ các vùng đất dọc sông Hồng.

“Nếu có sự liên kết và khai thác hiệu quả, chắc chắn việc phát triển du lịch dọc sông Hồng không chỉ được thúc đẩy mạnh mẽ mà còn mang đến những trải nghiệm thú vị “chưa từng” có cho du khách trong và ngoài nước” – ông Quỳnh khẳng định.

img-5193.jpg
Đại biểu ấn nút khởi động tuyến du lịch "vàng" lưu vực sông Hồng Việt - Trung.

Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch dọc sông Hồng, ông Lại Vũ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho rằng: Lưu vực sông Hồng có tài nguyên du lịch nổi trội, là điểm đến du lịch hấp dẫn được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm, yêu thích và lựa chọn. Các địa danh nơi đây đã giành được nhiều giải thưởng du lịch danh giá, được các tạp chí du lịch thế giới vinh danh. Điển hình như thủ đô Hà Nội - ngàn năm văn hiến, thành phố vì hoà bình được vinh danh là "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á"; thị xã Sa Pa (Lào Cai) được tạp chí du lịch quốc tế Condé Nast Traveler bình chọn là một trong 50 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới, 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á, top 28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới; Lai Châu được mệnh danh là mảnh đất đa dạng về văn hóa, đặc sắc về các lễ hội, phong phú về ẩm thực và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ… Trong khi đó, các châu Văn Sơn - Đại Lý - Sở Hùng - Côn Minh - Ngọc Khê - Hồng Hà (Trung Quốc) thuộc lưu vực sông Hồng cũng có rất nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử và những nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với dòng sông Hồng có thể thu hút khách du lịch.

img-5192.jpg
Thành lập liên minh du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt - Trung.

“Các địa phương thuộc lưu vực sông Hồng có quá nhiều lợi thế để khai thác, phát triển các loại hình du lịch qua biên giới, mang dấu ấn đậm nét của tình hữu nghị, gắn kết hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Không chỉ gợi mở, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch lưu vực sông Hồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm của du khách” – ông Hiệp khẳng định.

Sông Hồng vẫn không ngừng chảy, nhu cầu khám phá, trải nghiệm các vùng đất mới của du khách trong nước và quốc tế cũng không ngừng lại, với sự sáng tạo, đi đầu, tin tưởng rằng tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục làm tốt vai trò, vị trí kết nối để thúc đẩy phát triển du lịch dọc sông Hồng và mang lại những trải nghiệm thú vị, đặc sắc trên hành trình khám phá theo dòng sông mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw