Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Chuyến tàu đi qua bão táp

2.jpg

Chưa bao giờ những chuyến tàu đến ga Lào Cai lại được chờ đợi và chào đón như thế. Ông Ngô Vũ Quang, Trưởng ga Lào Cai cho biết: Sau nhiều ngày gián đoạn, khi có lệnh của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội về việc chuẩn bị thông tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, cán bộ, nhân viên nhà ga đều hồi hộp, lo lắng. Tại phòng trực chỉ huy tàu, bóng đèn đỏ liên tục nhấp nháy báo vị trí tàu đang di chuyển, điện đàm ngắt quãng, mọi người dõi theo hành trình chầm chậm qua từng nhà ga, rồi nín thở khi tàu qua những cung đường mưa lũ. Chuyến tàu khởi hành từ chiều đến ga Lào Cai chậm hơn so với ngày thường gần 6 tiếng khiến ca kíp trực phải kéo dài thời gian chờ đợi nhưng chẳng ai than phiền.

3.jpg

Chuyến tàu đầu tiên sau lũ kéo theo những toa xe là lô hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã lỡ hẹn với đối tác nhiều ngày qua cùng hàng hóa cứu trợ từ các tỉnh, thành gửi đến vùng lũ Lào Cai. Vẫn cung đường quen thuộc nhưng hôm nay, anh Nguyễn Sinh Trường và anh Đỗ Quốc Việt - 2 lái tàu trẻ - đã phải trải qua một hành trình dài và đầy thử thách. Anh Trường cho biết, mặc dù có hơn chục năm trong nghề nhưng đây là lần đầu anh và đồng nghiệp lái tàu trong điều kiện khó khăn, phức tạp đến vậy. Ngồi trên khoang lái, hình ảnh những mảnh đất trù phú ven sông Hồng nay không còn, thay vào đó là bùn đất bao phủ khắp nơi, cỏ cây héo úa sau khi nước rút, là những rãnh nước sâu hoắm sau trận lở núi khiến anh cảm nhận rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên.

Sau nỗ lực khắc phục 20 điểm ngập và 45 điểm sạt lở nền đường do mưa lũ gây ra, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được khai thông, hàng trăm tấn hàng cứu trợ đã được chở đến vùng lũ.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào

Cầm trên tay nhật ký chuyến tàu cùng những chỉ dẫn đi qua 20 điểm sạt lở phải giảm tốc độ, đợi hiệu lệnh người dẫn đường, anh Trường tâm sự: Đòi hỏi về đảm bảo an toàn chạy tàu trong những ngày này được đặt lên mức cao nhất. Mọi thao tác, mệnh lệnh phải được thực hiện chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt.

Tại bãi hàng hóa ga Lào Cai, chiếc xe nâng cỡ lớn đang được làm công việc quen thuộc của mình là bốc dỡ container hàng hóa từ các chuyến tàu. Điều đó không chỉ gửi đi thông điệp rằng những chuyến tàu đã được khôi phục mà còn cho thấy sự lưu thông hàng hóa đã trở lại, nhịp sản xuất đã dần phục hồi.

4.jpg

Lướt nhanh qua khu vực đang tháo dỡ container là những chuyến xe tải đến nhận hàng cứu trợ từ các toa tàu. Được biết, bên cạnh việc khắc phục hậu quả mưa lũ, những ngày qua, ngành đường sắt đã vận chuyển miễn phí hàng trăm tấn hàng hóa của Nhân dân cả nước đến cứu trợ đồng bào miền Bắc, trong đó có Lào Cai. Chuyến hàng đong đầy nghĩa tình càng khẳng định sứ mệnh của ngành đường sắt trong tháng ngày lịch sử này.

Nỗ lực đưa tàu khách hoạt động trở lại

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO), từ ngày 7 đến 22/9, có 32 chuyến tàu khách phải ngừng chạy, tổng thiệt hại hơn 200 tỷ đồng.

Trước đó, đợt mưa lũ do bão số 3 gây ra đã khiến tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai xuất hiện các điểm sạt lở, ngập sâu. Để đảm bảo an toàn, ngày 7/9, ngành đường sắt đã dừng chạy tàu khách tuyến Hà Nội - Lào Cai. Từ ngày 9/9, mưa lũ tiếp tục gây sạt lở, ngập sâu nhiều đoạn đường sắt đoạn từ Lào Cai đến Phú Thọ, đe dọa an toàn chạy tàu, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải quyết định dừng chạy cả tàu hàng.

5.jpg

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chủ yếu sụt taluy âm và taluy dương, sạt taluy dương nặng nhất là ga Lâm Giang (Yên Bái). Tại địa bàn Lào Cai, khu vực Làng Giàng có 3 điểm sạt với khối lượng rất lớn. Ngoài ra là các điểm sạt khu vực Thái Văn, Cầu Nhò. Khắc phục giai đoạn 1, Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào đã huy động cán bộ, công nhân viên và hàng chục máy xúc triển khai thi công 3 ca dọn bùn đất, khơi thông đường ray để đảm bảo chạy tàu 5 km/h.

Tuy nhiên vẫn còn các điểm sạt taluy âm rất nguy hiểm, công ty đang tính toán phương án gia cố lại đường. Sau nỗ lực khắc phục 20 điểm ngập và 45 điểm sạt lở nền đường do mưa lũ gây ra, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được khai thông, hàng trăm tấn hàng cứu trợ đã được chở đến vùng lũ.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào thông tin: Mặc dù tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã thông tuyến từ ngày 15/9 nhưng còn nhiều điểm sạt lở vừa khắc phục xong, nền đường chưa ổn định nên tàu phải di chuyển với tốc độ chậm, hành trình của hành khách kéo dài thêm 4 - 5 giờ đồng hồ. Hiện công ty bước vào khắc phục giai đoạn 2 là khắc phục dứt điểm từng đoạn, đảm bảo cho tốc độ tàu trở lại bình thường.

6.jpg

Ông Ngô Vũ Quang, Trưởng ga Lào Cai cho biết: Kể từ khi phải tạm dừng tàu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nay, ngành đường sắt mới phải tạm dừng chạy tàu dài ngày như thế. Tuy nhiên, trải qua biến cố, chúng tôi càng tin tưởng ngành đường sắt luôn đủ sức vượt qua mọi khó khăn, khẳng định vai trò của mình.

Không chỉ vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn hơn đường bộ, đường sắt như là một sự lựa chọn tối ưu trong điều kiện mưa lũ hiện nay bởi hệ thống đường sắt thường được thiết kế chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn nên có thể hoạt động ổn định, an toàn. So với các phương tiện khác, đường sắt thường có chi phí vận chuyển thấp hơn, đặc biệt khi giá nhiên liệu tăng do khan hiếm trong mùa mưa lũ.

Khẩn trương khôi phục hoạt động sau mưa lũ, ngành đường sắt đang đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử của mình khi góp phần duy trì mạch vận tải hàng hóa, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm đến các khu vực bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Trục Bắc - Nam là hành lang phát triển quan trọng nhất cả nước, đi qua 20 tỉnh, thành phố, kết nối 2 cực tăng trưởng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ quan trọng, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nước ta. Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần tái cơ cấu không gian hành lang theo hướng bền vững, tạo ra động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, các vùng và cả nước.

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 24/9, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm cán bộ các cục, vụ liên quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Quốc hội đã khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng) theo tiêu chí đô thị loại IV. Đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) làm Trưởng đoàn.

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Đường sắt là 1 trong 3 loại hình vận tải hàng hóa, hành khách quan trọng của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ, hạ tầng giao thông đường sắt, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện công tác khắc phục đang được các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt để sớm đưa hoạt động vận tải đường sắt Hà Nội - Lào Cai trở lại bình thường.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ

Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 92 ngày 10/9/2024, về việc tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ sau bão, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4062, gửi 26 tỉnh, thành phố, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các chính sách về quy định pháp luật miễn, giảm, gia hạn thuế.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

fbytzltw