Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Đêm Làng Nủ lại sáng bừng ánh điện

2.jpg

Mưa lớn, lũ sông Chảy lên cao khiến nhiều xã, thị trấn của huyện Bảo Yên bị ngập, trong đó 2 xã Phúc Khánh, Việt Tiến bị chia cắt hoàn toàn. Theo chân những người thợ điện đi làm nhiệm vụ tại đây, chúng tôi càng thấu hiểu, khâm phục sự nỗ lực của họ.

Chiếc xe máy rung bần bật chạy trên Quốc lộ 70 hướng xuôi về xã Phúc Khánh, qua những lớp bùn dày cả gang tay còn chưa kịp khô hết, bụi hất văng mù mịt, nhà cửa, cây cối hai bên đường vẫn in hằn mép nước lũ dâng cao mấy ngày trước đó. Suốt dọc đường, nghe những câu chuyện của anh Nguyễn Văn Du (Giám đốc Điện lực Bảo Yên) về công nhân của mình mà lòng tôi quặn lại. Bao nhiêu anh em cũng giống như bà con đang tất bật dọn dẹp ngoài kia, từng bất lực cam chịu cảnh nhà mình ngập sâu, cùng tài sản lũ lượt trôi theo dòng nước. Tôi chợt hỏi: “Lúc đó họ ở đâu?”, anh Du cười buồn: “Còn phải trực, xử lý sự cố. Ngay cậu Giảng - Phó Giám đốc, lũ về ban đêm, trưa hôm sau mới xong việc, về nhà thì tài sản đầu tiên vớt được nổi lềnh phềnh trong bùn nước là tờ giấy kết hôn…”.

Ở “rốn lũ” Bến Cóc, nơi cơn lũ rút để lại ngấn nước trên tường nhà cao quá đầu người, những công nhân đang miệt mài kéo từng đoạn dây điện ra khỏi đống bùn đất khổng lồ. Đôi chân họ ngập sâu trong bùn lầy. Cách đó một quãng, một tốp công nhân khác đang kiểm tra thiết bị, hướng dẫn người dân các biện pháp an toàn trước khi đóng điện.

Đêm Làng Nủ lại sáng bừng ánh điện

Tôi sẽ về sửa lại nếp nhà xiêu.

Nguyễn Duy

3.jpg

Trong câu chuyện với người thợ điện, chúng tôi hiểu rằng, khi khắc phục sự cố, việc phải lội suối, băng rừng, dầm mình trong nước lũ, trắng đêm kéo cột, căng dây là chuyện bình thường. Minh chứng rõ nhất là trong tình huống thần tốc khắc phục sự cố, cung cấp điện cho Sở chỉ huy tiền phương chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn trận lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng tại Làng Nủ. Trong điều kiện mưa lớn, việc tiếp cận hiện trường cực kỳ phức tạp, nguy hiểm, nhưng bằng sự dũng cảm, trách nhiệm, những người thợ điện Bảo Yên đã triển khai các giải pháp thi công chưa có tiền lệ, cấp điện lưới trở lại trong vòng chưa đầy 6 giờ đồng hồ kể từ khi triển khai mệnh lệnh.

4.jpg

Ánh điện sáng bừng trong đêm tối ở Làng Nủ chẳng thể xua đi những nỗi ám ảnh, lạnh lẽo đang bao trùm nhưng đã thắp lên niềm tin của người dân nơi đây về một ngày mai tươi sáng, truyền đi thông điệp mạnh mẽ của biết bao lực lượng đang tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở đây rằng càng khó khăn, gian khổ thì ý chí con người càng được tôi luyện mạnh mẽ, kiên cường.

Đồng bào ơi, hãy chờ thêm ít nữa

Có mặt tại Bảo Yên những ngày mưa lũ vừa qua, chúng tôi nhiều lần chứng kiến ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa bởi có thời điểm toàn huyện mất điện, kết nối từ huyện đi các xã hoàn toàn mất liên lạc, ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai.

Hiểu được nỗi lòng của người dân từng giờ, từng phút mong ngóng có điện trở lại, những người thợ điện vẫn luôn có mặt tại những nơi xung yếu, đối mặt với hiểm nguy để xử lý sự cố nhanh nhất có thể.

5.jpg

Tại thành phố Lào Cai, nhiều tuyến đường như An Dương Vương, Hồng Hà, Soi Tiền… sau mưa lũ, do lưu lượng bùn đọng lại quá lớn, phương tiện giao thông chưa thể di chuyển. Điện lực thành phố Lào Cai đã huy động và tập trung nhân lực từ các phòng, tổ đội sản xuất, lên phương án, lập kế hoạch, chuẩn bị vật tư, thiết bị… thực hiện công việc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Chỉ sau 4 giờ đồng hồ khi cơn lũ qua đi, đến trưa ngày 10/9, đơn vị đã khôi phục cấp điện cho 123 trạm biến áp và hơn 11 nghìn khách hàng.

Trong những ngày mưa lũ, Điện lực Mường Khương phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, chính quyền các xã, đặc biệt là các tổ dịch vụ bán lẻ điện năng kịp thời cập nhật thông tin, xử lý nhanh và hiệu quả. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề nhưng Điện lực Mường Khương đã sớm hoàn thành việc khôi phục và cấp điện trở lại cho toàn bộ hơn 17 nghìn khách hàng trên địa bàn.

Chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp, Đội sửa chữa Hotline (Công ty Điện lực Lào Cai) đã hành quân vào vùng lũ Mường Hum, A Lù, Ngải Thầu, Y Tý… phối hợp với Điện lực Bát Xát khẩn trương triển khai khắc phục hậu quả thiên tai. Sau bữa ăn vội dọc đường với lương khô, bánh mì, các anh chẳng kịp ngơi nghỉ, nhanh chóng bắt tay vào công việc. Những cột điện bị nghiêng, gãy đổ và sạt lở đất được đơn vị nhanh chóng sửa chữa, nhằm khôi phục nguồn điện phục vụ đời sống và hoạt động kinh tế - xã hội của người dân.

6.jpg

Ở thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu), công nhân Điện lực Bắc Hà cũng chạy đua với thời gian để mau chóng cấp điện, phục vụ điều kiện sinh hoạt cho 115 hộ tại khu nhà dã chiến. Hệ thống điện chiếu sáng và các thiết bị điện thiết yếu đã được lắp đặt, giúp người dân ổn định cuộc sống trong thời gian chờ tái định cư...

Mặc dù hoàn lưu bão số 3 đã đi qua nhưng hậu quả vẫn còn rất nặng nề. Đến chiều 17/9, vẫn còn 42 thôn chưa có điện (Bát Xát 15 thôn, Bảo Yên 10 thôn, Bắc Hà 8 thôn, Si Ma Cai 8 thôn, Văn Bàn 1 thôn), những “chiến sĩ áo cam” vẫn lặn lội trên khắp nẻo đường để đưa dòng điện tỏa sáng muôn nơi.

7.jpg

Trực tiếp có mặt tại hiện trường thăm, động viên các cán bộ, công nhân Điện lực Bảo Yên nói riêng và công nhân Điện lực Lào Cai nói chung, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai dặn dò: Anh em cố gắng nhưng phải đảm bảo an toàn và không được ốm đâu nhé!

Mưa lũ đã qua nhưng hậu quả vẫn hiện hữu và anh em công nhân vẫn phải miệt mài ngày đêm khắc phục những tàn phá nặng nề của thiên nhiên để sớm cấp điện lại, giúp bà con ổn định cuộc sống. Trong trận chiến với thiên tai khốc liệt lần này, khó có thể kể hết sự hy sinh, vất vả của các lực lượng và người dân nhưng với riêng cán bộ, công nhân ngành điện lực, xin mượn lời thơ tác giả Nguyễn Duy để nói lên tâm tình của họ.

“Bao khó khăn vắt kiệt sức anh rồi

Xin hãy chờ, thêm ít nữa mà thôi

Đồng bào nhé, chúng tôi đang cố gắng

Nếu chậm chút, xin đừng ai nỡ mắng

Bởi chúng tôi, đã vắt kiệt sức mình.

Ít nữa thôi, cuộc sống lại hồi sinh

Cơn bão Yagi, sẽ trở thành dĩ vãng

Đêm Làng Nủ lại sáng bừng ánh điện

Tôi sẽ về sửa lại nếp nhà xiêu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw