Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung

Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Như đã đề cập ở bài trước, việc quy hoạch và xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Lào Cai đang đặt ra cấp bách. Thế nhưng, trong những năm qua, nhiệm vụ này vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn cứ lập xong quy hoạch lại xóa, còn người dân và doanh nghiệp thì thấp thỏm chờ đợi và đành “chấp nhận” vi phạm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Được biết, từ năm 2004 đến năm 2022, trên địa bàn thành phố Lào Cai có 4 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, phân bố tại 4 địa điểm là phường Duyên Hải, phường Kim Tân, phường Lào Cai và xã Vạn Hòa. Tuy nhiên, cơ sở giết mổ tại xã Vạn Hòa đã nhanh chóng đóng cửa sau khoảng 1 tháng hoạt động do vị trí xa trung tâm, đi lại khó khăn nên không có khách hàng. Còn cơ sở tại phường Duyên Hải duy trì hoạt động tới năm 2012 thì ngừng hoạt động.

6.jpg

Đối với cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thành Công (nằm bên suối Ngòi Đum) ở tổ 1, phường Kim Tân mặc dù được đầu tư tương đối bài bản, thế nhưng từ tháng 5/2023, chính quyền địa phương đã yêu cầu cơ sở này dừng hoạt động vì không còn phù hợp về quy hoạch cũng như gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, theo kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y ngày 12/5/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thì trong 17 tiêu chí đánh giá (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung), cơ sở này có 14 tiêu chí không đạt nên không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y và phải dừng hoạt động.

Như vậy, trên địa bàn thành phố Lào Cai hiện chỉ còn 1 cơ sở giết mổ tập trung của hộ bà Phùng Thị Hoa ở tổ 29, phường Lào Cai đang hoạt động.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù cơ quan chức năng đã yêu cầu tạm dừng việc kiểm soát giết mổ do không đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, vệ sinh thú y có liên quan, nhưng hiện tại hằng đêm cơ sở giết mổ tập trung tại tổ 1, phường Kim Tân vẫn “sáng đèn”.

Trao đổi về vấn đề này, bà Đoàn Thị Ngọc, Chủ tịch UBND phường Kim Tân cho biết: Ngay sau khi có chỉ đạo của UBND thành phố và thông báo của cơ quan thú y, chính quyền phường đã yêu cầu cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở tổ 1 của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hoàng Long dừng hoạt động và tìm địa điểm mới để di chuyển. Tuy nhiên, trên địa bàn phường hiện không còn diện tích có thể quy hoạch xây dựng điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và phải chờ quy hoạch của UBND thành phố.

IMG_9727.jpeg

Không chỉ ở phường Kim Tân mà hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố đang gặp khó khăn vì không có địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

Đơn cử như cơ sở giết mổ quy mô nhỏ tại tổ 29, phường Lào Cai của bà Phùng Thị Hoa hiện là địa điểm duy nhất có cơ quan thú y tham gia kiểm soát, nhưng địa điểm này cũng đang phát sinh những vướng mắc liên quan đến vấn đề quy hoạch. Cụ thể, theo các quy định có liên quan của ngành chăn nuôi và thú y, vị trí địa lý, hạ tầng được đầu tư đồng bộ với quy trình bài bản, khép kín, thợ được đào tạo thì cơ sở này có đủ điều kiện hoạt động. Thế nhưng, theo quy hoạch liên quan đến ngành xây dựng và về mục đích sử dụng đất thì cơ sở này lại có những vướng mắc, nên mặc dù đang hoạt động nhưng chủ cơ sở này vẫn “thấp thỏm” vì có thể bị yêu cầu đóng cửa bất cứ lúc nào.

8.jpg

Theo ông Phạm Tuấn Cường, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Lào Cai, vướng mắc lớn nhất trong xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là việc lập quy hoạch và mời gọi những doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, đáp ứng được các tiêu chí nhưng vẫn phải đủ sức “hấp dẫn” với nhà đầu tư là rất khó do thiếu quỹ đất...

Ví dụ như cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thành Công tại tổ 1, phường Kim Tân là cơ sở từng được các cơ quan cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và cũng có nguyện vọng được bố trí địa điểm mới để tái đầu tư, xây dựng hạ tầng bài bản, hiện đại nhưng địa phương chưa bố trí được quỹ đất cho doanh nghiệp, dẫn tới doanh nghiệp “muốn đi mà chưa có chỗ để đi”.

Về vấn đề xây dựng cơ sở quy mô lớn, tập trung, cần có thêm thời gian bởi địa phương đang tích cực rà soát quy hoạch và đã có một số phương án khả thi. Thành phố Lào Cai đang nỗ lực, quyết tâm cao, dự kiến cần thêm khoảng 2 năm nữa, doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung

Ông Phạm Tuấn Cường, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Lào Cai

9.jpg

Trên thực tế, rất nhiều điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Lào Cai đều nằm ở nhà dân trong các khu dân cư với diện tích chật hẹp, thiết kế không đồng bộ, mọi hoạt động giết mổ được thực hiện chủ yếu dưới nền nhà, nền sân; chất thải, nước thải chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm. Cùng với đó, hầu hết người dân làm nghề giết mổ gia súc chưa được đào tạo, tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm… quan trọng nhất là các điểm này không được cơ quan chức năng tổ chức kiểm soát dịch bệnh. Thế nhưng, để “xóa bỏ” những cơ sở giết mổ này thì trước hết phải bố trí được điểm xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo theo quy định.

Trong khi chưa xây dựng được các cơ sở tập trung, thành phố Lào Cai cần xây dựng tạm thời một cơ sở có đủ điều kiện về hạ tầng, đảm bảo môi trường và điều kiện kiểm soát về thú y. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra và kiên quyết đóng cửa những cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ nằm ở các khu dân cư; kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán thịt động vật trên địa bàn, nhất là ở các chợ...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Người xưa thường có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để nói về lợi thế của một vùng đất nếu ở gần chợ, gần sông, gần đường lớn sẽ sớm trù phú, thịnh vượng. Với xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn hiện nay có cả 3: “cận thị” - nằm ở cửa ngõ khu đô thị Bảo Hà - Tân An, “cận giang” - bám ven sông Hồng và “cận lộ” - nằm ngay nút giao IC16, cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đây là lợi thế rất lớn để vùng đất này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Bước vào tháng 5, mận Tam Hoa tại huyện vùng cao Bắc Hà bắt đầu “đủng đỉnh” chín. Mới chớm vụ mà ngày nào chị Lục Thanh Xuân, thôn Na Lo, xã Tà Chải cũng tất bật để chuẩn bị vào mùa. Chị Xuân cười nói: Bắt đầu từ giờ đến khoảng 1 tháng nữa, ngày nào cũng chỉ... ăn và đi hái mận.

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Đã 9 tháng kể từ sau thời điểm xảy ra sự cố vỡ cống hồ thải đuôi quặng Nhà máy tuyển quặng đồng Tả Phời (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai), đến nay, việc di chuyển các hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, sụt lún theo quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện. Mùa mưa lũ đã cận kề, người dân rất lo lắng khi hằng ngày phải sống dưới chân đập tiềm ẩn nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.

Nhân lên những vùng xanh

Nhân lên những vùng xanh

Thời gian gần đây, nhiều thôn trên địa bàn xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai làm hàng rào xanh, mang lại không gian xanh cho những vùng quê đáng sống, đồng thời tạo điểm nhấn để phát triển du lịch.

Niềm vui mùa dứa chín

Niềm vui mùa dứa chín

Tháng 4, cây dứa vào chính vụ thu hoạch quả. Dứa đón đủ nắng, quả nào quả nấy “mở mắt” căng tròn, chín mọng, chuyển màu vàng như những đốm lửa được thắp trên nương. Sau những mùa dứa giá thấp trong khi giá phân bón đẩy lên cao ngất ngưởng, nhiều người dân ở các vùng trồng tưởng như cạn hi vọng, thì năm nay dứa được mùa, giá cao “kỷ lục”. Người trồng dứa nuôi lại niềm tin vào loại cây được gửi gắm nhiều kỳ vọng này.

Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Sa Pa: Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Nhiều tháng nay, người dân và các chủ khách sạn, hộ kinh doanh trên tuyến phố Fansipan từ trung tâm thị xã Sa Pa đi Khu du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) phải sống trong cảnh “đóng cửa ngồi chờ” vì đơn vị thi công đào đường nham nhở, thi công cầm chừng.

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Những ngày đầu năm mới, nắng bừng lên sưởi ấm bản làng, góc phố dưới chân núi Hàm Rồng (thị xã Sa Pa), hoa đào, hoa mai tưng bừng khoe sắc. Mùa xuân này, người dân phường Hàm Rồng phấn khởi vì rau, hoa được mùa, tự hào kể cho con cháu nghe truyền thuyết về rồng thiêng trên núi Hàm Rồng nơi mình sinh sống, càng thêm khát vọng “bay cao”.

Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thời gian qua, một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Lào Cai) hoặc tại các nút giao liên quan. Qua các cuộc họp đánh giá về công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và kết quả điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông cho thấy ngoài ý thức của người tham gia giao thông thì hạ tầng giao thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tại các nút giao, lối vào còn những bất cập cần khắc phục ngay để đảm bảo ATGT.

Xuân Sang

Xuân Sang

Một buổi chiều đầu xuân, khi nắng ửng vàng, gió từ dưới sông thổi lên vẫn còn rét ngọt, men theo Tỉnh lộ 151, dọc hữu ngạn sông Hồng, chúng tôi tìm về thôn Xuân Sang. Ngắm nhìn Xuân Sang với nhịp sống hoan ca, ít người tin rằng nơi này từng là bãi lau, bãi sậy, quanh năm đất lở và nhiều thú hoang.

Xúc động hình ảnh các lực lượng dũng cảm cứu rừng Hoàng Liên

Xúc động hình ảnh các lực lượng dũng cảm cứu rừng Hoàng Liên

Vụ cháy rừng xảy ra tại xã Tả Van (thị xã Sa Pa), thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã được kiểm soát, khống chế nhanh, hạn chế thiệt hại, không để lan vào khu vực rừng già. Đằng sau thành quả ấy là hình ảnh dũng cảm của các lực lượng không quản hiểm nguy, xông pha vào biển lửa, cứu rừng.

72 giờ giằng co với giặc lửa, cứu rừng Hoàng Liên

72 giờ giằng co với giặc lửa, cứu rừng Hoàng Liên

Chiều 22/2, trên điểm cao, những cột khói đã dần tắt lịm, những cán bộ kiểm lâm, công an, quân đội, dân quân và người dân xuống núi với khuôn mặt phờ phạc bởi đã thấm mệt nhưng ai cũng như vừa trút được một gánh nặng. Suốt 3 ngày qua, họ đã căng mình từ sáng sớm đến đêm muộn giành giật với giặc lửa để giữ lại màu xanh cho những cánh rừng.

Hàng trăm người căng mình dập lửa cứu rừng Hoàng Liên

Hàng trăm người căng mình dập lửa cứu rừng Hoàng Liên

Sáng 20/2, phóng viên Báo Lào Cai đã cùng các lực lượng đến các điểm cháy để ghi lại công tác chữa cháy rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Trên điểm cao 1.900 m, gió thổi ào ào, ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt, khói mù mịt. Suốt từ đêm qua đến nay, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân sự, công an, kiểm lâm và người dân địa phương vẫn căng mình dập đám cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ, Dền Thàng, xã Tả Van, thị xã Sa Pa.

“Ngọc bích” lưng chừng trời

“Ngọc bích” lưng chừng trời

Chúng tôi ngược “cổng trời” trên vòng cung lớn Tả Van lên Séo Mý Tỷ, vùng đất “gần nhà xa ngõ”, chỉ cách thị xã Sa Pa tráng lệ chưa đầy 20 km mà như một thế giới khác, với bao câu chuyện về đất và người nơi đây đậm màu cổ tích, như chàng hoàng tử miền sơn cước đang bước ra hội nhập cùng bè bạn muôn phương.

Bí ẩn kho vàng Nặm Pạu

Bí ẩn kho vàng Nặm Pạu

Trên đỉnh núi Nặm Pạu nơi thâm sơn cùng cốc nằm ở khu vực giáp ranh huyện Bảo Yên (Lào Cai) và Quang Bình (Hà Giang) ẩn giấu câu chuyện kỳ bí về kho vàng chôn giấu trong lòng núi chưa có lời giải đáp.

Dọc dải sông Hồng: Từ cột cờ Lũng Pô đến đền thiêng Bảo Hà

Dọc dải sông Hồng: Từ cột cờ Lũng Pô đến đền thiêng Bảo Hà

Sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh, thành phố nước ta trước khi hòa mình vào biển Đông mênh mông, khi chảy vào Việt Nam tại Lào Cai sông chảy thành một đường thẳng thông suốt, mạnh mẽ, phách khí giữa những dáng núi, dáng đồi điệp trùng. Sông Hồng không chỉ là nét chấm phá, tạo nên sự hài hòa của thắng cảnh mà đang là mạch nguồn của những ý tưởng, đồ án, quy hoạch lớn.

Giàng Thị Xinh và hành trình đặc biệt

Giàng Thị Xinh và hành trình đặc biệt

Khuôn mặt khả ái, xinh xắn như nụ đào chớm xuân cùng câu chuyện đầy nghị lực, khao khát vươn lên như mầm xanh nảy trên đất khó, cô học trò nhỏ Giàng Thị Xinh ở xã vùng cao Lùng Phình (huyện Bắc Hà) đã có những trải nghiệm ấn tượng.

fb yt zl tw