Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Tuy nhiên, do thực hiện cơ giới trong sản xuất nông nghiệp, việc phát triển đàn trâu không còn được quan tâm như trước, giống trâu quý xưa kia giờ chỉ còn trong những câu chuyện kể.

Khu tiểu thủ công nghiệp Phố Ràng nằm trên một bãi đất bằng phẳng bên bờ sông Chảy, cách đây 60 năm nơi đây là trung tâm của Nông trường trâu sữa Bảo Yên với hệ thống nhà ở công nhân, chuồng trại chăn nuôi, đồng cỏ… được quy hoạch đồng bộ. Đây cũng là mô hình điển hình của kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thời kỳ đó.

2.jpg

Căn nhà nhỏ của gia đình bà Lê Thị Lựu, cựu công nhân nông trường nằm ngay bên trục đường chính. Gắn bó với nông trường cả tuổi thanh xuân nên bà Lựu luôn tự hào mỗi khi nhớ lại những năm tháng ấy. Bà Lựu bắt đầu làm công nhân Nông trường trâu sữa Bảo Yên từ năm 1976.
Hầu hết công nhân ở đây khi ấy cũng tuổi ngoài đôi mươi như bà, dù cuộc sống nhiều khó khăn, vất vả nhưng không khí lúc nào cũng tràn đầy niềm vui, lạc quan. Bà Lựu khi ấy được biên chế vào đội 2 của nông trường, phụ trách chăn nuôi hơn 200 con trâu được tuyển chọn từ các xã trong huyện đưa về đây.

Những năm 70 của thế kỷ trước, ngoài công nhân nông trường thì dân cư trong khu vực còn thưa thớt, cả khu vực phía nam thị trấn Phố Ràng ngày nay là bạt ngàn đồng cỏ. Khi những chú trâu Murrah được đưa về, bà Lựu cũng như công nhân ở đây đều thấy lạ lẫm, thích thú. Những chú trâu này có cặp sừng ngắn, quặp về phía sau, vóc dáng to lớn hơn hẳn trâu nội. Bà Lựu kể: Trâu Murrah là những chú trâu sữa nên rất hiền. Mỗi lần đi làm về qua khu vực nuôi, mọi người đều tranh thủ vào ngắm chúng một lát.

3.jpg

Trải qua những năm tháng thăng trầm nhất cùng nông trường nên khi nghe chúng tôi gợi chuyện về hoạt động của nông trường trước đây thì ông Mông Văn Thiến, nguyên Phó Giám đốc, nguyên Bí thư Đảng ủy Nông trường trâu sữa Bảo Yên (giai đoạn 1971 - 1984) như cởi tấm lòng, bao nhiều kỷ niệm lại ùa về.

Nông trường trâu sữa Bảo Yên khi ấy là trung tâm giống trâu nội lớn nhất nước, nhiệm vụ chính là tuyển chọn, lai tạo các giống trâu có phẩm chất tốt để cung cấp cho cả nước.

Ông Mông Văn Thiến, nguyên Phó Giám đốc Nông trường trâu sữa Bảo Yên

Năm 1971, ông Mông Văn Thiến được điều động từ Hạt giao thông Bảo Yên sang Nông trường phụ trách xây dựng hạ tầng. Ông Thiến cùng công nhân, kỹ sư khẩn trương xây dựng nhiều hạng mục như khu chuồng trại, khu chế biến sữa, nhà ở công nhân, nhà chuyên gia, mở đường công vụ, khai hoang trồng hàng trăm ha cỏ phục vụ chăn nuôi.

Ông Thiến cho biết: Tiền thân của Nông trường trâu sữa Bảo Yên là Trại chăn nuôi trâu bò sữa thành lập năm 1965, đến năm 1971 thì được chuyển đổi mô hình thành nông trường, có cả trạm xá, trường học cho con em công nhân.

Nông trường trâu sữa Bảo Yên khi ấy là trung tâm giống trâu nội lớn nhất nước, nhiệm vụ chính là tuyển chọn, lai tạo các giống trâu có phẩm chất tốt để cung cấp cho cả nước. Năm 1973, nông trường bắt đầu thực hiện nhiệm vụ lai tạo giống trâu nội với giống trâu Murah. Trong số hàng trăm con trâu giống Murrah do Chính phủ và Nhân dân Ấn Độ tặng Nhân dân Việt Nam thì có 5 con được đưa về Nông trường trâu sữa Bảo Yên để gây giống.

4.jpg

Những con trâu giống Mura to lớn nặng hơn một tấn, điểm đặc trưng nhất là cặp sừng quặp về phía sau. Ông Thiến cho biết: Xác định đây là những chú trâu giống quý nên ban lãnh đạo nông trường cử 5 kỹ sư chăn nuôi mỗi người trực tiếp phụ trách theo dõi, chăm sóc 1 con.

Ông Phòng Đình Chương, quê ở Yên Bái, làm công nhân Nông trường trâu sữa Bảo Yên cuối những năm 70. Sau khi Nông trường trâu sữa sáp nhập vào Nông trường hoa quả rồi giải thể, ông Chương vẫn tiếp tục ở lại, gắn bó với mảnh đất Phố Ràng.

Ngày về làm việc tại nông trường, ông Chương được cử đi học kỹ thuật viên để về lai tạo những con trâu giống Murrah với trâu Bảo Yên. Ông Chương bảo: Hầu hết những con trâu lai đã chuyển đi các tỉnh. Hiện một số xã ở Bảo Yên như Xuân Hòa, Xuân Thượng vẫn còn thế hệ lai của những con trâu Murrah ngày xưa nhưng đã mai một nhiều.

Chiến tranh bảo vệ biên giới 1979, ông Mông Văn Thiến cùng 300 công nhân vẫn bám trụ lại bảo vệ cơ sở vật chất nông trường. Khi đó, những chú trâu ngoại được đưa về Yên Bình, Yên Bái chăm sóc, còn đàn trâu nội được hành quân về Lục Yên, Yên Bái.

Cuối những năm 80, 5 con trâu giống Murrah được đưa về Nông trường Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước) vì diện tích đồng cỏ ở Bảo Yên không còn đảm bảo. Theo chủ trương của trên và yêu cầu nhiệm vụ mới Nông trường trâu sữa được sáp nhập vào Nông trường hoa quả. Những công nhân trồng cỏ chăn nuôi trâu trước đây chuyển sang trồng dứa, câu chuyện về những chú trâu Murrah lùi dần vào dĩ vãng.

Để tìm lại những thế hệ lai của giống trâu Murrah trước đây, chúng tôi tìm về các xã Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Tân Dương, Xuân Thượng… là những nơi trước đây từng phát triển mạnh đàn trâu. Tuy nhiên, hầu như mọi thông tin về những chú trâu này đã mai một. Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên hiện cũng không còn phát triển mạnh đàn trâu như trước.

Anh Hoàng Văn Sị, bản Mai Thượng, xã Xuân Hòa cho biết: Trước đây thương lái khắp nơi đều tìm về Mai Thượng để tìm trâu nhưng nay cả thôn chỉ còn hơn chục con, tiếc nuối sẽ mất đi giống trâu quý của địa phương nên anh đang cố gắng giữ lại chú trâu của gia đình mặc dù nhiều người đến hỏi mua với giá cao.

5.jpg

Năm 2011, huyện Bảo Yên từng triển khai Dự án Phát triển và xây dựng thương hiệu trâu Bảo Yên, trong đó chọn 5 xã trọng điểm gắn với xây dựng nông thôn mới là các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Tân Dương, Việt Tiến.

Điều này được kỳ vọng sẽ phát triển bền vững đàn trâu Bảo Yên, mở rộng thị trường nhằm cung cấp trâu giống, trâu hàng hóa cho thị trường trong nước, giúp người chăn nuôi có thu nhập cao từ phát triển đàn trâu. Đến những năm 2009, 2010, đàn trâu trên địa bàn vẫn được duy trì khá lớn với khoảng 22.500 con, mỗi năm xuất bán 2.500 - 3.000 con, doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, những năm gần đây đồng cỏ bị thu hẹp, nhu cầu sức kéo được thay thế bằng máy móc nên người dân không còn duy trì đàn trâu số lượng lớn, khiến đàn trâu sụt giảm mạnh. Vẫn biết sự thay đổi này là hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng với những người từng gắn bó và chứng kiến sự lớn mạnh của vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên thì không khỏi tiếc nuối...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Chứng kiến những hình ảnh tang thương, những mất mát không gì có thể bù đắp của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều người không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Ngay lập tức, những chuyến hàng cứu trợ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của hàng triệu trái tim trên khắp mọi miền tổ quốc đã hướng về Làng Nủ để “tiếp sức” cho người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Cơn bão số 3 đi qua cùng với hoàn lưu của bão đã càn quét nhiều bản làng, cướp đi sinh mạng của bao người dân nghèo vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trong đó có tỉnh Lào Cai. Nhưng chính trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt và đau thương ấy, chúng ta nhìn thấy tình người lắng đọng đến với tâm lũ và được gửi từ tâm lũ. 

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tai họa ập đến khi những đứa trẻ nhỏ ngủ chưa tròn giấc, những người lớn chưa kịp ra đồng, những người già đang mong trời tạnh ráo để giúp con cháu dọn dẹp nhà cửa... Ngay cả những người bi quan nhất cũng chẳng thể ngờ bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, thuận hòa với thiên nhiên dưới chân núi Con Voi hùng vĩ lại một ngày phải hứng chịu cơn đại hồng thủy. Làng Nủ hôm nay chìm trong đau thương. Nghe tin dữ, chúng tôi như rụng rời chân tay.

Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thành công đạt được và hạn chế trong công tác sắp xếp cán bộ, công chức gắn với tổ chức bộ máy cho thấy cần có chính sách đặc thù để lựa chọn được đội ngũ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời làm công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ trong diện phải tinh giản.

Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Năm 2021, khi triển khai sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 270 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã dôi dư. Sau gần 5 năm sắp xếp, các địa phương đã giải quyết nghỉ hưu 8 người, tinh giản biên chế 132 người, chuyển công chức cấp huyện 10 người, bố trí sắp xếp vị trí công tác khác 104 người.

Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, toàn tỉnh đã giảm được 12 đơn vị hành chính cấp xã; số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 270 người. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng lộ trình đến hết năm 2024 sẽ bố trí xong; tuy nhiên, hạn chót đã đến gần nhưng việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư vẫn còn những khó khăn nhất định.

Khúc hoan ca miền núi đá

Khúc hoan ca miền núi đá

Mường Khương, "vùng đất thép" trên dọc dải biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ở nơi mà đá núi nhiều hơn đất, giữa cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống, có một tộc người đặc biệt và chỉ có duy nhất ở xứ Mường: Người Pa Dí! Một tộc người với số dân ít ỏi và đến sau rất lâu trong hành trình lập bản ở xứ Mường, nhưng từ sự đoàn kết và cần cù, họ trở thành một trong những chủ nhân của vùng đất khó, viết lên khúc hoan ca đầy hào sảng, sáng tươi về đất và người ở miền núi cao đá nhọn Mường Khương.

Giấc mơ Nậm Chăm

Giấc mơ Nậm Chăm

Nậm Chăm là thôn xa và khó khăn nhất xã Nậm Lúc (Bắc Hà) với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây cả thôn hầu hết là hộ nghèo, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, cùng nỗ lực vượt khó của bà con, đến nay đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Thống Nhất: Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Đó là công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - thôn Muồng (Chang - Muồng), xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH Một thành viên xây dựng Ngọc Hưng trúng thầu thi công theo hợp đồng trọn gói, Chủ đầu tư công trình là UBND xã Thống Nhất, tổng giá trị theo hợp đồng hai bên ký là 3.995.640.000 đồng (viết tròn là 3 tỷ 995 triệu đồng).

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Tuyến đường bê tông nối từ Tỉnh lộ 154 như dải lụa xuyên qua nương ngô trải dài đang mùa thu hoạch, rồi “chạy” ven rừng sa mộc vươn cao thẳng tắp giữa làn sương mỏng khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào trời Âu. Thấp thoáng bên đại ngàn là nhà xây cao tầng xen lẫn là những căn nhà truyền thống của người Mông. Sao Cô Sỉn bây giờ đẹp như vậy nhưng quay lại khoảng 15 năm trước, câu chuyện về mảnh đất này hoàn toàn khác.

fbytzltw