Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo

Qua hơn 70 năm lưu lạc, kim ấn Hoàng Đế chi bảo đã ‘‘đón’’ Tết đầu tiên ngay trên chính mảnh đất quê hương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trải qua quá trình thương thảo, đàm phán phức tạp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam, sự kiện ấn vàng hồi hương chính là một minh chứng rõ nét về sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tự tôn dân tộc, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp Xuân mới Giáp Thìn, hãy cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo - một di sản hết sức có giá trị về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ngày 18/11/2023, Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã hồi hương và được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ấn vàng đang được trưng bày, lưu giữ tại bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Ấn Hoàng đế chi bảo là một di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Ngày 30/8/1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định trao lại, để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo.

Ấn được đúc bằng vàng ròng, nặng 10,78 kg vào ngày 4/2 năm Minh Mệnh thứ 4 (tức ngày 15/3/1823), mặt hình vuông, kích thước 13,8x13,7 cm. Đây được coi là bảo ấn lớn nhất, đẹp nhất của triều Nguyễn.

Núm ấn hình rồng cuốn hai tầng.

Theo tư liệu lịch sử, trong 143 năm tồn tại với 13 triều vua, nhà Nguyễn đã cho đúc khoảng hơn 100 chiếc ấn. Ấn đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc (gọi là ngọc tỉ).

Đầu rồng ngẩng cao, trên trán rồng có chữ Vương.

Ấn Hoàng đế chi bảo được dùng trong các dịp “Gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ, các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc thư cho ngoại quốc...”.

Các chi tiết, đường nét trên Ấn được chạm khắc tinh xảo.

Trước khi trở về cố quốc, kim ấn Hoàng đế chi bảo đã có một hành trình dài lưu lạc lênh đênh theo dòng lịch sử. Giá chuyển nhượng bao gồm các khoản thuế, phí là 6,1 triệu Euro (khoảng hơn 153 tỷ đồng).

Đế ấn in dòng chữ "Hoàng đế chi bảo" (Báu vật của hoàng đế).

Ông Nguyễn Thế Hồng, đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng chia sẻ: Là một công dân Việt Nam, tôi luôn tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc mình và có trách nhiệm gìn giữ bảo vệ và phát huy giá trị của di sản. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay, tôi hy vọng trong thời gian tới, sẽ còn nhiều di sản quý báu khác tiếp tục được hồi hương, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng di sản của dân tộc Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Hồng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là bảo tàng tư nhân, đang lưu giữ, trưng bày ấn vàng và phối hợp với Bảo tàng lịch sử Quốc gia bảo vệ, phát huy giá trị của ấn vàng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Ông Nguyễn Thế Hồng và Cục Di sản văn hóa đã ký cam kết để bảo đảm ấn vàng Hoàng đế chi bảo về sau này sẽ chỉ được chuyển giao cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khi ông Hồng không còn nhu cầu sở hữu và trưng bày) thông qua Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trên cơ sở phù hợp với điều 43 của Luật Di sản văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Sinh năm 1993, tại huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai), nhà thơ Vàng A Giang đang nổi lên là cây bút sung sức với giọng thơ mới lạ, độc đáo mang bản sắc của người dân tộc Mông. Đặc biệt, với bài thơ “Nhớ”, anh đã đoạt giải Nhì Cuộc thi thơ và truyện ngắn “Những làn gió Tây Bắc” năm 2019. Nhìn vào những bước đi của nhà thơ đồng hương, nhà thơ dân tộc Pa Dí Pờ Sảo Mìn khẳng định: “Ở Vàng A Giang có một điều gì đó rất nhạy cảm với thơ ca”.

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Văn hóa dân gian - tài sản phát triển du lịch

Văn hóa dân gian - tài sản phát triển du lịch

Hiện nay du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn… đang nở rộ ở nhiều địa phương. Ở các vùng quê, vùng đô thị có dịch vụ du lịch phát triển, văn hóa dân gian ứng dụng đang đóng vai trò quan trọng trong vấn đề quy hoạch, tạo nên sản phẩm du lịch.

Hợp tác du lịch, văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc

Hợp tác du lịch, văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc

Ngày 1/7/2024 tại Seoul, Hàn Quốc sẽ diễn ra Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác Văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc. Đây là một trong các sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam từ ngày 30/6 - 3/7.

Phụ nữ góp sức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Phụ nữ góp sức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sau 4 năm ra đời, Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã ghi dấu ấn với nhiều ý tưởng độc đáo và hoạt động thiết thực từ sự chung tay của hàng trăm hội viên trên toàn quốc, góp phần tôn vinh, lan tỏa giá trị nhiều di sản trong đời sống.

Tết Jé Khù Chà: Nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Tết Jé Khù Chà: Nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Khi bắt đầu vào mùa Hè, mưa giăng khắp lối, là lúc cộng đồng người Hà Nhì ở vùng cao biên giới Tây Bắc của Tổ quốc chuẩn bị Tết Jé Khù Chà (Tết mùa mưa). Tết được người Hà Nhì thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải qua hàng trăm năm, người dân thôn Văn Lâm vẫn gìn giữ và phát triển nghề thêu ren truyền thống với những sản phẩm thêu tay độc đáo, có độ tinh xảo cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc

Mang tinh thần trẻ trung, sáng tạo, những bạn trẻ đam mê tìm hiểu văn hóa và nghệ thuật dân tộc là sinh viên Trường đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ, số hóa các hoa văn zèng trên thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Việc tích hợp hoa văn zèng với đồ họa kỹ thuật số vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống, vừa góp phần bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống thổ cẩm zèng bằng các phương tiện hiện đại.

Không gian nhà của người Hà Nhì

Không gian nhà của người Hà Nhì

Nhà ở nói chung và nhà của người Hà Nhì nói riêng đều phản ánh đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa thành viên gia đình với môi trường tự nhiên. Trong đó, cấu trúc không gian là đặc trưng quan trọng, phản ánh mối quan hệ xã hội trong ngôi nhà người Hà Nhì.

Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng cao

Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng cao

Xây dựng gia đình văn hóa là nội dung cốt lõi của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở vùng cao Lào Cai luôn được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm.

Lan tỏa văn hóa và ẩm thực Việt tại thủ đô Malaysia

Lan tỏa văn hóa và ẩm thực Việt tại thủ đô Malaysia

Từ ngày 28 - 30/6, Hội hữu nghị Malaysia - Việt Nam tham dự triển lãm Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024 tại Malaysia. Đây là hội chợ thực phẩm, đồ uống và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có quy mô lớn tại Malaysia, nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp và tìm kiếm nhà phân phối ở trong và ngoài nước.

fb yt zl tw