Kể chuyện văn học Việt bằng ngôn ngữ sân khấu phương Tây

Vở nhạc kịch Bỉ vỏ được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyên Hồng do Đoàn Ca múa Hải Phòng công diễn trong những ngày vừa qua đã gây bất ngờ không chỉ với khán giả mà còn nhận được lời khen tặng của nhiều người làm nghề.

Cảnh trong vở nhạc kịch Bỉ vỏ (Đoàn Ca múa Hải Phòng) dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyên Hồng.

Thử thách với nhạc kịch

Nhạc kịch Bỉ vỏ không minh họa lại nguyên tác của nhà văn Nguyên Hồng mà muốn kết nối với tư tưởng và cái thấy của ông về một Hạ Lý rất khác với bối cảnh của những văn bản nhưng lại gần với ký ức, những tấm ảnh xưa cũ mang hơi thở bản sắc Hải Phòng. Âm ỉ sâu trong đó vẫn là cuộc rượt đuổi của những kiếp sống nhân sinh của Hải Phòng, hay cả Việt Nam ở thời khắc quá khứ đã từng đi qua đó.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật việt Nam Đỗ Hồng Quân, các nghệ sĩ đã táo bạo khi lựa chọn tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Hồng để dàn dựng, bởi nhạc kịch là thể loại rất khó. Hơn nữa, câu chuyện trong Bỉ vỏ không chỉ nói về quá khứ, mà còn là sự giáo dục cho tương lai, điều này rất ý nghĩa. Cùng chung nhận định này, NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nói: “Chưa bao giờ thấy nhạc kịch lại làm về đề tài lịch sử của xã hội Việt Nam”. Đây thực sự là thử thách lớn với ê-kíp vì để vừa chuyển tải trọn vẹn tư tưởng của tác phẩm gốc song vẫn phù hợp với ngôn ngữ nhạc kịch, lấy được cảm xúc của khán giả là rất khó.

Sau thành công của những vở múa Mỵ, ballet Kiều, nhạc kịch Dế mèn phiêu lưu ký, biên đạo múa Tuyết Minh tiếp tục hành trình kể những câu chuyện Việt bằng ngôn ngữ nhạc kịch của phương Tây với việc chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng. Đó là cách nghệ sĩ tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Việt dù con đường khó khăn và nhiều chông gai, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. “Văn hóa dân tộc được sáng tạo mới mẻ trong đời sống hôm nay sẽ tiếp tục tồn tại và có sức sống, đó là cách bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả nhất”, nghệ sĩ Tuyết Minh chia sẻ.

Cơ hội thể hiện tài năng của nghệ sĩ

Với Bỉ vỏ, biên đạo múa Tuyết Minh khá kỹ lưỡng trong việc mời ê-kíp tham dự. “Điều tôi thấy áp lực nhất là tìm mạch âm nhạc để lột tả hết được cảm xúc khốn khổ của những nhân vật trong câu chuyện. Hai chữ nhạc kịch nếu hiểu theo một thể loại biểu diễn sân khấu thế giới thì khán giả không lạ lẫm, nhưng khi gắn với văn hóa truyền thống của người Việt Nam, tôi cần phải điều chỉnh làm sao cho khán giả cảm được theo phong cách nhạc kịch nguyên gốc mà không mất đi hồn Việt. Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng nhưng luôn là bài toán khó với các nhạc sĩ khi mong muốn giữ nguyên ý văn của đạo diễn trên nền giai điệu do mình sáng tác. Tôi luôn cố gắng giữ nguyên vẹn, chỉ sửa một vài từ để hát được đúng cao độ”, nhạc sĩ Lưu Quang Minh chia sẻ. Nhạc sĩ đã sử dụng chất liệu rock cho một số đoạn đòi hỏi một chút cảm xúc u tối, dữ dội và giằng xé. Ngoài ra, các chất liệu rộn ràng của funky hay cách điệu của jazz mang đến nhiều màu sắc cho các phân cảnh khác của vở diễn.

Trên sân khấu nhạc kịch, âm nhạc của Bỉ vỏ đã vẽ nên thành phố cảng Hải Phòng - nơi giao thương sầm uất bậc nhất của Đông Dương thời bấy giờ với đầy đủ mọi thành phần xã hội, với những “anh chị có số má” hung tợn, liều lĩnh nhưng cũng rất tay chơi, nghĩa hiệp. Năm Sài Gòn cùng đồng bọn và Tám Bính là những nhân vật được khắc họa trên sân khấu nhạc kịch Bỉ vỏ. Các nghệ sĩ, diễn viên cùng với hiệu ứng sân khấu, âm nhạc thể hiện được tư tưởng tác phẩm, dù xã hội có những bất công, ngang trái, song vẫn bừng sáng tình thương yêu, đùm bọc giữa người với người…

Vở diễn cũng là cơ hội cho mỗi nghệ sĩ của đoàn vượt qua giới hạn của bản thân. Bởi loại hình nghệ thuật được xem là hàn lâm như nhạc kịch không chỉ giúp các nghệ sĩ nâng cao chuyên môn, mà còn bổ sung nhiều kỹ năng ca, múa, vũ đạo, diễn xuất, cảm nhận âm nhạc và đặc biệt là nâng cao khả năng tương tác với bạn diễn, với khán giả. Đạo diễn Tuyết Minh tin tưởng, 2 đêm diễn đầu tiên “cháy vé” là tín hiệu cho thấy nhạc kịch Bỉ vỏ không chỉ đạt chất lượng nghệ thuật mà điều quan trọng ở thời điểm này là được sự yêu thích của công chúng, mở ra một thị trường thực sự cho các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.

Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw