Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Không gian nhà của người Hà Nhì

Không gian nhà của người Hà Nhì

Nhà ở nói chung và nhà của người Hà Nhì nói riêng đều phản ánh đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa thành viên gia đình với môi trường tự nhiên. Trong đó, cấu trúc không gian là đặc trưng quan trọng, phản ánh mối quan hệ xã hội trong ngôi nhà người Hà Nhì.

Không giannhà.zip - 2.jpeg

Qua nghiên cứu thực tế tại thôn Lao Chải và thôn Choản Thèn, xã Y Tý (huyện Bát Xát) thì thấy, nhà ở của người Hà Nhì là nhà nền đất, cấu tạo như hình vuông, chiều rộng nền nhà khoảng 9 m, chiều ngang 7 m. Những ngôi nhỏ hơn thì chiều rộng 7 m, chiều ngang 5 m. Tường trình bằng đất màu vàng sậm. Mái nhà dốc khoảng 60 độ, lợp cỏ tranh, nhìn ngôi nhà như mang dáng dấp của chiếc lều du mục cổ xưa.

Không giannhà.zip - 8.jpeg

Không gian bên trong nhà của người Hà Nhì bao gồm nơi thờ cúng, nơi ngủ, nơi ăn, bếp… và các sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Không gian bên ngoài gồm nơi ngủ của khách, hành lang đi lại và chuồng gia súc. Hai không gian trong và ngoài được ngăn cách bởi bức tường cao 2,5 m, rộng 40 cm, chạy dài từ đầu nhà này sang đầu nhà kia. Bức tường có một cửa mở bên phải ngôi nhà.

Không giannhà.zip - 3.jpeg

Hai bức tường bên cửa ngôi nhà thường ngày chỉ đóng vai trò giới hạn giữa bên trong và bên ngoài, nhưng trong lễ cúng thần cửa, hai bên tường trở thành không gian thiêng. Ở đây, thầy cúng sẽ đảm nhiệm lễ cầu khấn thần cửa phù hộ cho các thành viên trong gia đình. Không gian dưới chạn bát ngày thường là nơi ẩm thấp, nhưng ngày cúng thần vật nuôi thì trở thành không gian thiêng. Thời gian thiêng (thời gian hành lễ, giao tiếp với thần linh) thì các địa điểm tổ chức nghi lễ đó cũng trở thành không gian thiêng.

Không giannhà.zip - 10.jpeg

Không gian trong/ngoài trở thành cặp không gian đối lập giữa chủ và khách. Không gian bên trong chỉ dành riêng cho các thành viên gia đình còn không gian bên ngoài chỉ dành riêng cho khách. Nhà của người Hà Nhì có hệ thống không gian văn hóa - xã hội riêng, cũng tạo thành những cặp đối lập: không gian thiêng/tục, không gian nam/nữ, không gian già/trẻ.

Không giannhà.zip - 9.jpeg

Trong ngôi nhà người Hà Nhì, không gian thiêng là không gian tâm linh, nơi con người giao tiếp với thần linh, đặt vật thiêng… Trung tâm của không gian thiêng chính là bàn thờ tổ tiên, kê sát vách ngăn của gian giữa ngôi nhà và buồng cô dâu, ngay cạnh cột cái. Theo quan niệm của người Hà Nhì, nơi đặt bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, phụ nữ, người ngoài không được đến khu vực này. Mỗi gia đình người Hà Nhì có một chiếc giỏ tre hoặc giỏ mây để đựng đồ cúng tổ tiên. Người Hà Nhì quan niệm cột cái là cột thiêng - nối liền ngôi nhà với thế giới trên trời, để tổ tiên đi về. Không gian thiêng nhà còn có vị thần nhà, thể hiện bằng hòn đá thiêng hình chữ nhật, chôn ở bệ cao nơi đặt bếp lửa nấu ăn, tiếp khách.

Không giannhà.zip - 6.jpeg

Nhà ở của người Hà Nhì có các không gian ngủ khác nhau. Ông chủ nhà cao tuổi nhất thường nằm ở giường cao nhất, kê trên không gian tiếp khách và bếp. Giường ngủ của bà chủ tiếp nối với giường của ông chủ nhưng thấp hơn khoảng 2 cm. Nơi ngủ của vợ chồng con trai cả là căn buồng phía sau nơi ngủ của bà. Nơi ngủ của vợ chồng con trai thứ hai là phía đầu bên kia đối diện với buồng người con trai thứ nhất qua gian giữa ngôi nhà... Trong buồng của vợ chồng người con trai cả và người con trai thứ, kiêng không cho người lạ, bố chồng, anh chồng được bước vào trong buồng.

Không giannhà.zip - 4.jpeg

Không gian ngủ của khách là giường ở ngoài nhà. Khi có khách, tất cả những người không thuộc thành viên trực tiếp của gia đình đều ngủ ở gian ngoài. Tuy nhiên, giường ngủ gian ngoài khi vắng khách cũng là nơi “tập kết” của các thành viên gia đình trước khi vào nhà. Người nhà có thể nghỉ tạm ở đây. Khi người vợ sinh con, người chồng phải ngủ ở giường khách từ 2 đến 3 tháng.

Không giannhà.zip - 5.jpeg

Khi ăn uống bình thường, người già, con trai, các cháu nhỏ ăn gần giường ngủ của bà chủ nhà. Nhưng cô dâu không được ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng và họ chỉ ăn sau, ở dưới nền đất. Khi ăn cơm, vị trí ngồi của những người già đều nằm ở vị trí trang trọng, gần với không gian thiêng. Còn người trẻ tuổi, trẻ nhỏ thì ngồi xa bếp lửa, trung tâm không gian thiêng của thần nhà. Khi ăn cơm trong gia đình, người phụ nữ không được ngồi ăn cùng bố chồng, anh chồng; còn trong ngày lễ, tết, họ là người ăn sau cùng và mâm cơm của họ phải bày dưới nền đất chứ không được kê lên bục sinh hoạt chung của gia đình.

Không giannhà.zip - 7.jpeg

Nhà ở của người Hà Nhì đã hình thành các không gian phản ánh các mối quan hệ giữa con người với thần linh, giữa các thành viên trong gia đình với nhau, giữa người nhà và người ngoài… Không gian của ngôi nhà được định hình với các chức năng khác nhau, phản ánh đặc trưng của tộc người về quan hệ gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc…

Trình bày: Hoàng Thu

Bài viết sử dụng các hình ảnh của cộng tác viên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw