Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Rơm - thứ vật liệu từng bị lãng quên, trước đây mỗi mùa gặt về, người dân Nghĩa Đô thường chất thành từng ụ lớn sau nhà, để dành cho những ngày đông lạnh giá. Rơm dùng nhóm bếp, lợp chuồng trâu, hoặc che mát cho gia súc, gia cầm… Nhưng rồi, đời sống hiện đại gõ cửa, bếp gas thay bếp củi, rơm dần bị "đẩy" ra ngoài “vòng quay” sinh hoạt thường ngày, trở thành rác thải nông nghiệp không mấy ai đoái hoài. Nhưng chính trong sự lặng thầm ấy, người dân Nghĩa Đô, đặc biệt là những nghệ nhân, những phụ nữ lớn tuổi và cả lớp trẻ yêu văn hóa truyền thống đã nảy ra một suy nghĩ khác: Tại sao không tái sinh rơm, không để những sợi vàng óng ấy kể tiếp những câu chuyện mới?

Chúng tôi tìm đến nhà bà Trương Thị Gạo ở bản Nậm Rịa, xã Nghĩa Đô - người được trao truyền làm đồ thủ công những vật dụng thường dùng trong nhà từ rơm.

Trong ngôi nhà gỗ, bà Gạo thoăn thoắt kết từng sợi rơm thành những chiếc nệm ngồi xinh xắn. Bà Gạo chia sẻ: “Hồi trước, tôi chỉ kết rơm để bện dây buộc gà, rồi làm nắp đậy nồi cơm nguội… Những món đồ được làm từ rơm đều do bà tôi, mẹ tôi truyền dạy. Nhưng có lần thấy người ta trang trí nhà hàng bằng rơm, tôi nghĩ: Sao mình không làm ra thứ đẹp hơn từ chính những gì gắn với tuổi thơ?”.

2.png

Từ giỏ đựng trứng, đĩa lót ly bằng rơm..., mỗi sản phẩm đều kể một câu chuyện. Những sợi rơm, qua bàn tay bà Gạo và các chị em trong bản, được vê tròn, tết đều, uốn cong… Mỗi sản phẩm mất từ vài giờ đồng hồ đến vài ngày để hoàn thiện, không chỉ là công sức mà còn chứa đựng cả ký ức, tâm huyết và tình yêu quê hương của những người phụ nữ dân tộc Tày, dân tộc Dao nơi đây.

Không chỉ làm sản phẩm gia dụng, người Nghĩa Đô còn “kể chuyện” qua những đồ "decor" (thiết kế) từ rơm - trang trí góc nhà, quán cà phê, homestay hay gian trưng bày tại các hội chợ.

Ở góc nhỏ của căn nhà sàn, những chú ngựa, những ngôi sao năm cánh được kết từ rơm thật mềm mại, cuốn hút… Những bó rơm “khổng lồ” như những chiếc mũ, chiếc nón, chiếc ô… làm không gian thêm tươi đẹp và gần gũi làm sao. Rơm đang góp phần tạo nên không gian sống xanh, thân thiện, mang hơi thở bản địa và rất riêng của Nghĩa Đô.

5.png

Những sản phẩm đặc trưng, rất ấn tượng của nhóm tái chế rơm ở Nghĩa Đô là giỏ đựng trứng, vòng tay và cả những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu được kết nên từ những sợi rơm vàng óng.

Chị Kim Thị Mai, người bện những chiếc giỏ đựng trứng cho biết: "Rơm mềm, nhưng khi bện lại thì rất chắc. Mình lót thêm lớp rơm dày bên trong là có thể đựng trứng vừa đẹp, vừa an toàn".

Những chiếc giỏ đựng trứng, màu vàng rơm dịu dàng, vừa tiện dụng, vừa như mang theo cả mùi thơm đồng nội. Nhóm đan lát thủ công của chị Kim Thị Mai đã đưa sản phẩm này lên các trang mạng xã hội, đến với chợ phiên và thu hút nhiều đơn đặt hàng từ các cửa hàng nông sản sạch, quán cà phê sinh thái. Quan trọng hơn, tất cả sản phẩm từ rơm đã lan tỏa thông điệp sống xanh, hạn chế rác thải nhựa và giữ gìn bản sắc địa phương.

3.png

“Chúng tôi không chỉ bán sản phẩm mà chúng tôi muốn kể câu chuyện về đồng ruộng, về những bà, những chị nơi vùng cao cần mẫn gìn giữ nghề thủ công và sáng tạo để phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Rơm chính là sợi dây kết nối" - chị Mai cho biết thêm.

4.png

Nghĩa Đô đẹp hơn, xanh hơn từ những điều bình dị. Nghĩa Đô hôm nay đang “thay da đổi thịt” từng ngày, không chỉ nhờ những tuyến đường bê tông sạch sẽ, trường học khang trang, mà còn từ chính những chuyển biến trong nhận thức của người dân về môi trường sống và giá trị văn hóa bản địa. Dưới sự hỗ trợ của chính quyền xã và các mô hình phát triển bền vững, người dân được tập huấn kỹ thuật làm đồ thủ công, học cách thiết kế sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Các nhóm phụ nữ, thanh niên tích cực tổ chức phiên chợ xanh cuối tuần, nơi sản phẩm từ rơm tạo điểm nhấn hút khách.

“Mỗi mùa gặt về, tôi không còn thấy rơm bị đốt đi lãng phí nữa. Thay vào đó là những buổi chiều cả xóm cùng nhau ngồi đan lát, các em nhỏ làm vương miện từ rơm, kết những chiếc vòng xinh xắn, làm những con vật đáng yêu mà chúng thích qua những sợi rơm vàng… Không khí làng quê như sống lại những ký ức đẹp” - chị Mai chia sẻ.

6.png

Sự tái sinh của rơm cũng là cách để gìn giữ hồn quê. Trong những sợi rơm vàng ấy, có cả tiếng cười râm ran của trẻ nhỏ, có mùi khói bếp quen thuộc và cả khát vọng làm đẹp cuộc sống theo cách riêng, mộc mạc, bền bỉ mà sâu sắc.

Có thể ở đâu đó, việc tái chế từ phụ phẩm nông nghiệp đã quá quen thuộc. Nhưng ở Nghĩa Đô, nơi mà mỗi mái nhà vẫn còn lưu giữ nếp sống truyền thống, thì việc tái sinh rơm rạ không chỉ là vấn đề môi trường. Đó là câu chuyện của tình yêu văn hóa, sự sáng tạo lặng lẽ của những con người yêu cái đẹp từ những điều nhỏ bé nhất. Hành trình để rơm trở thành sản phẩm xanh trên những góc nhỏ của phòng khách, quán cà phê, trên những ô cửa sổ... để Nghĩa Đô trở thành điểm du lịch sinh thái độc đáo của Lào Cai thì còn cần thêm khoảng thời gian. Nhưng từng sợi rơm, khóm rạ đang kể chuyện - chuyện của một vùng đất đang đổi thay bằng bàn tay và trái tim của chính người dân bản địa.

Giữa những đổi thay nhanh chóng của nhịp sống hiện đại, những điều tưởng như bị lãng quên lại đang âm thầm hồi sinh - như sợi rơm vàng dưới nắng. Ở Nghĩa Đô, hành trình tái sinh ấy không chỉ làm đẹp không gian, mà còn nuôi dưỡng những câu chuyện đẹp - về con người, về ký ức và về tình yêu dành cho mảnh đất quê hương.

Trình bày: Bích Huệ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

fb yt zl tw