Phim chiến tranh cách mạng Việt Nam sau 1975: Cuộc đối thoại mới với quá khứ

Tại Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng năm nay, giá trị của phim chiến tranh Việt Nam được tôn vinh xứng đáng, tạo nguồn cảm hứng về đề tài này cho các nhà làm phim và khán giả trẻ.

Điện ảnh Việt Nam đã có nhiều thành tựu, nhất là dấu ấn phim chiến tranh kể từ năm 1975 đến nay. Điều này đã được đánh giá một cách khách quan, khoa học.

Tiêu biểu trong đó là 22 bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 3 (DANAFF). Đây là một dấu mốc quan trọng của ngành điện ảnh trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nhất là phim về chiến tranh.

Một trong những nét nổi bật nhất của DANAFF năm nay là chương trình “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh.” Giá trị của phim chiến tranh Việt Nam được nhìn nhận và tôn vinh xứng đáng tạo nguồn cảm hứng về đề tài này cho các nhà làm phim và khán giả trẻ.

Giá trị thực sự của một bộ phim chiến tranh

Dấu ấn phim chiến tranh của Việt Nam sau 1975 vừa là dòng chủ lưu của điện ảnh Việt Nam, đồng thời là những đóng góp tiêu biểu của nghệ thuật thứ bảy trong quá trình làm giàu bản sắc văn hóa tâm hồn con người Việt Nam.

Đề tài chiến tranh cách mạng trong tác phẩm điện ảnh từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có sự khác biệt, đổi mới rõ rệt so với những phim ra đời trong thời chiến.

Các nhà làm phim truyện đã có sự giãn cách thời gian để nhìn lại cuộc chiến, chiêm nghiệm những giá trị lớn lao, niềm tự hào dân tộc và giá trị của những hy sinh mất mát.

Cũng từ đó, điện ảnh Việt Nam có sự chuyển hướng từ đề tài, cảm hứng sử thi về cuộc chiến hào hùng, sang đề tài hậu chiến với cảm hứng thế sự đậm đà mang nhiều dấu ấn khác biệt, đổi mới rõ rệt so với những bộ phim được sản xuất trong thời chiến.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng chia sẻ một bộ phim chiến tranh có giá trị, đầu tiên phải khiến người xem cảm thấy cuốn hút, thú vị và hấp dẫn bởi một câu chuyện đủ sức nặng và những nhân vật sâu sắc, ấn tượng.

Sau khi xem xong, bộ phim khiến người xem phải suy nghĩ lại, đặt câu hỏi, thậm chí thay đổi nhận thức về một điều gì đó tưởng như bình dị trong cuộc sống.

Nó có thể là bài học về tình người, câu chuyện về sự mất mát và vượt qua, sự gợi nhắc về một sự kiện hào hùng lịch sử hay chỉ đơn giản là sự tử tế trong một thế giới hỗn loạn nào đó.

Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã phát triển song hành cùng lịch sử dân tộc. Với phim truyện, những bộ phim đầu tiên ra đời như: "Chung một dòng sông," "Chim vành khuyên," "Chị Tư Hậu…" đã tái hiện bản anh hùng ca cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân ta và đó cũng là kim chỉ nam xuyên suốt trong sáng tác của điện ảnh Việt Nam.

Dòng phim chiến tranh luôn nằm ở vị trí trung tâm, không chỉ để phục vụ giải trí mà còn ghi lại, phản ảnh cuộc chiến và những giai đoạn lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc.

Thông qua nhiều hình thức hoạt động phong phú, giá trị văn hóa, lịch sử của nhiều tác phẩm điện ảnh Việt Nam đề tài chiến tranh cách mạng đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong nước và quốc tế.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ khi tham gia phim chiến tranh.
Diễn viên Trương Ngọc Ánh chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ khi tham gia phim chiến tranh.

Bà Lê Thị Hà, Viện trưởng Viện phim Việt Nam, cho biết 18/22 bộ phim chiến tranh đặc sắc sản xuất trong giai đoạn từ năm 1977 đến nay lưu trữ tại Viện phim Việt Nam đã được Ban Tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ III lựa chọn trình chiếu phục vụ tại nhiều hệ thống rạp ở thành phố Đà Nẵng đã nhận được sự đồng cảm của đông đảo khán giả, vừa minh chứng cho giá trị sức sống lâu bền của tác phẩm, vừa góp thêm sắc màu phong phú, thu hút cho chuỗi chương trình hoạt động của DANAFF III.

Viện phim Việt Nam sẵn sàng kết nối, hợp tác với các tổ chức, cá nhân để lan tỏa mạnh mẽ hơn giá trị di sản hình ảnh động quốc gia, đặc biệt là phim chiến tranh của điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong kỉ nguyên vươn mình của đất nước.

Về nghệ thuật, dòng phim về đề tài chiến tranh có nhiều tác phẩm có giá trị bền vững cả trong nước và quốc tế như: "Cánh đồng hoang" (giải đặc biệt Liên hoan phim quốc tế Moscow 1980), "Đừng đốt" (giải khán giả bình chọn tại Liên hoan phim Fukuoka), "Bao giờ cho đến tháng 10" được Viện điện ảnh Mỹ đánh giá là một trong những phim hay nhất châu Á.

Theo nghệ sỹ ưu tú, đạo diễn Đặng Thái Huyền, từ việc chỉ có thể nói về chiến tranh theo một cách, điện ảnh đã có thể nói về chiến tranh theo nhiều cách khác nhau.

Phim không còn là công cụ tuyên truyền một chiều mà trở thành không gian để xã hội đối thoại về quá khứ. Phim chiến tranh có thể coi là “gương soi” cho tâm thế xã hội, từ khí thế kháng chiến đến hồi cố hậu chiến, từ tập thể hoá đến cá nhân hoá.

Đây là dòng phim thể hiện rõ nhất tiến trình phát triển nhận thức lịch sử và cảm quan thẩm mỹ của xã hội Việt Nam hiện đại.

Đề tài chiến tranh thu hút các nhà làm phim và khán giả trẻ

Đề tài chiến tranh luôn hấp dẫn các nhà làm phim.

Dòng phim chiến tranh ở Việt Nam đang dần trở thành không gian điện ảnh để các đạo diễn sáng tạo nghệ thuật như một cuộc đối thoại mới với quá khứ, nơi mà các nhà làm phim không chỉ kế thừa mà ngày càng phát triển dòng phim chiến tranh cách mạng theo một góc nhìn và cách cảm hoàn toàn mới mẻ, hiện đại và phóng khoáng hơn.

Tại Hội thảo “Dấu ấn phim chiến tranh của Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước,” đạo diễn Đào Duy Phúc chia sẻ chiến tranh là ký ức tập thể và tài sản văn hóa đặc biệt của dân tộc.

Việc các đạo diễn trẻ tham gia dòng phim chiến tranh với tư duy sáng tạo, khác biệt, vừa giữ được chất liệu hiện thực, vừa mang tính nhân văn thời đại là tín hiệu tích cực.

Khi người làm phim có đam mê và lòng yêu nước, những tác phẩm ra đời không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn có khả năng tạo hiệu ứng xã hội rộng rãi và thành công về doanh thu.

Ở góc độ nhà nghiên cứu, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã phân tích vai trò ngày càng rõ nét của các nhà làm phim tư nhân đối với đề tài chiến tranh.

Qua khảo sát các phim "Dòng máu anh hùng," "Áo lụa Hà Đông" hay gần đây nhất là phim "Địa đạo: Mặt Trời trong bóng tối," bà Trịnh Thanh Nhã cho rằng sự tham gia tích cực của các nhà làm phim tư nhân là biểu hiện của khát vọng tái hiện lịch sử, khơi dậy ý thức dân tộc và giúp điện ảnh Việt Nam tiệm cận chuẩn mực quốc tế và cũng đã đến lúc cần có những cơ chế ứng xử phù hợp và các giải thưởng xứng đáng dành cho những đạo diễn táo bạo và dũng cảm theo đuổi dòng phim lịch sử này.

Tư duy điện ảnh của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ đạo diễn trẻ. Sự kết hợp giữa chất tự sự cá nhân và chiều sâu xã hội trong các tác phẩm của anh gợi mở phương pháp tiếp cận lịch sử từ góc nhìn nội tâm, tâm lý thay vì chỉ dừng ở sự kiện.

Và dịp 30/4 vừa qua, sự thành công rực rỡ cả về ý nghĩa chính trị, nghệ thuật và doanh thu của bộ phim “Địa Đạo: Mặt Trời trong bóng tối” là một sự khích lệ lớn lao không chỉ cho những đạo diễn, biên kịch sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng, mà còn cả những nhà sản xuất, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý, và đông đảo khán giả có thêm niềm tin, niềm hy vọng vào hiệu quả của dòng phim chiến tranh cách mạng.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyện và diễn viên Hồng Ánh giao lưu chia sẻ về sản xuất phim chiến tranh.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyện và diễn viên Hồng Ánh giao lưu chia sẻ về sản xuất phim chiến tranh.

Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam đang tìm cách đổi mới các đề tài truyền thống, ảnh hưởng của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là tiền đề quan trọng cho sự can đảm dấn thân của nhiều đạo diễn trẻ với đề tài chiến tranh cách mạng.

Khi xã hội trở nên cởi mở, cho phép các nhà làm phim khám phá những khía cạnh khác nhau của dòng phim chiến tranh. Từ đó tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, chạm được đến cảm xúc của khán giả và tạo sức hút kéo người xem đến rạp, đặc biệt là khán giả trẻ.

Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ chia sẻ: "Với một đạo diễn trẻ như tôi, chưa từng trải qua chiến tranh, khi gặp những đề tài vừa khó vừa thú vị như thế này thì rất khát khao được thể hiện.

Điều quan trọng là phải tạo niềm tin cho khán giả, tạo thói quen cho khán giả và khiến cho khán giả cảm thấy có nhiều cảm xúc khi xem phim chiến tranh. Từ đó, họ sẽ tự hào và hiểu rằng, phim chiến tranh có thể mang lại nhiều điều hơn những bộ phim đề tài khác."

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với sản xuất phim chiến tranh chính là vốn. Dòng phim này yêu cầu đầu tư lớn về mọi mặt.

Thế nên khi kinh phí hạn hẹp, điều đó phần nào sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sáng tạo của những người làm phim. Do vậy, phim về đề tài chiến tranh cách mạng ở Việt Nam cần tiếp tục được sự quan tâm đầu tư đúng mức.

Chiến tranh với tất cả những mất mát, hy sinh và khát vọng hòa bình luôn là đề tài lớn trong nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh.

Từ sau ngày đất nước thống nhất, các nhà làm phim Việt Nam không ngừng tìm tòi, đổi mới cách thể hiện để phản ánh chiến tranh không chỉ như một bản anh hùng ca mà còn là hành trình nhân văn, sâu sắc về con người, ký ức và sự hòa giải.

Chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của dòng phim chiến tranh sau năm 1975 với nhiều thành tựu nổi bật, đây cũng là thời điểm để đánh giá, định hướng cho tương lai của dòng phim này trong bối cảnh điện ảnh đang trở thành một ngành công nghiệp văn hóa quan trọng.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

fb yt zl tw