Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải qua hàng trăm năm, người dân thôn Văn Lâm vẫn gìn giữ và phát triển nghề thêu ren truyền thống với những sản phẩm thêu tay độc đáo, có độ tinh xảo cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nằm trong Quần thể Danh thắng Tam Cốc Bích Động, làng nghề thêu ren Văn Lâm, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã có tuổi đời trên 700 năm, là một trong những nơi hội tụ tinh hoa của nghề thêu ren ở Việt Nam.

Tương truyền, từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng rồi về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). Bà Trần Thị Dung- vợ Thái sư Trần Thủ Độ- theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho Nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren.

Bằng những sợi chỉ mảnh mai, cùng những miếng vải rộng, hẹp, đủ mầu sắc, với đôi bàn tay khéo léo, người thêu ren Văn Lâm đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật với đường nét thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú, sống động, mịn màng như những nét vẽ.

Hiện nay, làng nghề thêu ren Văn Lâm trở thành một trong những điểm tham quan được nhiều du khách tìm đến ở Ninh Bình.

RenVanLam (1).JPG
RenVanLam (2).JPG
Người thợ khéo léo thực hiện khâu châm mẫu trước khi thêu.
RenVanLam (3).JPG
Định hình hoa văn trên vải.
RenVanLam (4).JPG
RenVanLam (5).JPG
Sử dụng keo chuyên dùng để in hoa văn lên vải.
RenVanLam (6).JPG
RenVanLam (7).JPG
Mỗi khâu trong quy trình tạo nên những sản phẩm thêu ren đều đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo.
RenVanLam (8).JPG
Mỗi người thợ phụ trách một công đoạn riêng.
RenVanLam (9).JPG
Chăm chút cho từng sản phẩm.
RenVanLam (10).JPG
RenVanLam (11).JPG
Nhiều sản phẩm của làng nghề thêu ren Văn Lâm đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
RenVanLam (12).JPG
RenVanLam (13).JPG
Chỉ bằng cây kim, sợi chỉ, người thợ thêu tay đã biến hóa những chất liệu đơn giản thành những sản phẩm độc đáo với hoa văn mềm mại, tinh tế và đầy màu sắc.
RenVanLam (14).JPG
RenVanLam (16).JPG
Những sản phẩm của làng nghề thêu ren Văn Lâm có độ tinh xảo cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
RenVanLam (17).JPG
Hàng trăm sản phẩm được sản xuất tại làng nghề thêu ren Văn Lâm.
RenVanLam (18).JPG
Du khách trong và ngoài nước lựa chọn mua các sản phẩm tại làng nghề thêu ren Văn Lâm.
RenVanLam (19).JPG
Sản phẩm của làng nghề thêu ren Văn Lâm chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw