Hợp tác du lịch, văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc

Ngày 1/7/2024 tại Seoul, Hàn Quốc sẽ diễn ra Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác Văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc. Đây là một trong các sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam từ ngày 30/6 - 3/7.

Hơn 30 năm qua, kể từ ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (22/12/1992), cùng với sự phát triển của quan hệ hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, hợp tác về văn hoá, thể thao, du lịch Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và có những bước phát triển vượt bậc.

Nhiều hoạt động hợp tác phát triển công nghiệp văn hoá, đào tạo huấn luyện thể thao, xúc tiến du lịch trong khuôn khổ song phương và đa phương đã được triển khai hiệu quả, thu hút sự tham gia của các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp hai nước.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, trong những năm qua, trên cơ sở sự tương đồng về văn hóa và con người, cùng tôn trọng những giá trị truyền thống và cả sự tương đồng về mô hình tổ chức của Bộ VHTTDL của 2 Quốc gia; Bộ VHTTDL Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL Hàn Quốc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực chất Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 đã được 2 Bộ thống nhất cao, ký kết vào tháng 12/2022, qua đó đạt nhiều kết quả tích cực.

Khách du lịch Hàn Quốc tới Đà Nẵng.
Khách du lịch Hàn Quốc tới Đà Nẵng.

Hàng năm, các hoạt động giao lưu như "Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc", "Lễ hội Văn hóa và ẩm thực Việt Nam - Hàn Quốc", "Những ngày Hàn Quốc tại Việt Nam"… đã được Bộ VHTTDL hai nước phối hợp tổ chức hiệu quả, với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, sự hưởng ứng của đông đảo người dân hai nước. "Làn sóng Hàn Quốc" với các show âm nhạc, điện ảnh, truyền hình, thời trang, ẩm thực... hết sức được ưa chuộng tại Việt Nam. Trong khi đó, văn hóa Việt Nam như Lễ hội Áo dài - Duyên dáng Việt Nam, trình diễn nhạc cụ dân tộc cũng được biết đến và yêu thích tại Hàn Quốc.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu của khách du lịch Hàn Quốc.

Kể từ sau đại dịch Covid -19, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành thị trường số 1 gửi khách đến Việt Nam. Nền tảng hợp tác tốt đẹp về văn hóa, tin cậy về chính trị… đã tạo đà phát triển mạnh mẽ cho du lịch, đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân. Giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu từ hai phía đã tạo sức hút giúp du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều khởi sắc. Năm tháng đầu năm 2024, con số này là gần 2,2 triệu lượt, bằng 55% cả năm 2023, tăng 9% so với năm 2019, cho thấy sự phục hồi hoàn toàn và gia tăng giao lưu du lịch hai nước.

Sự giao lưu hợp tác của hai nước trong lĩnh vực du lịch có thể nói đã đạt đến mức đáng kinh ngạc. Chỉ riêng năm ngoái đã có khoảng 3,6 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam. Như vậy là cứ 10 người nước ngoài đến Việt Nam là có 3 người Hàn Quốc và chỉ riêng thành phố Đà Nẵng đã có khoảng 1 triệu lượt khách Hàn Quốc đến nghỉ dưỡng mỗi năm.

Lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng, các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục mở thêm các đường bay mới tới Hàn Quốc, các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch Việt Nam liên tục đưa ra các sản phẩm mới, hấp dẫn và độc đáo để thu hút khách du lịch Hàn Quốc, đồng thời Hàn Quốc tiếp tục tổ chức nhiều Lễ hội văn hóa Hàn Quốc, các chương trình nghệ thuật mang tính đại chúng cao cùng các chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam.

Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội xúc tiến Du lịch-Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2022. Ảnh minh hoạ.
Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội xúc tiến Du lịch-Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2022. Ảnh minh hoạ.

Những giải pháp như kéo dài thời hạn lưu trú cho khách du lịch Hàn Quốc là một trong những điều kiện thuận lợi giúp hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc cất cánh trong thời gian tới.

Số khách Việt Nam đến Hàn Quốc cũng đạt khoảng 420.000 người, nhiều nhất trong số các khách du lịch Đông Nam Á đến Hàn Quốc.

Trong hợp tác văn hóa, Bộ VHTTDL Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy việc nghiên cứu, triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể như: Chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá, thành lập Quỹ Văn hóa của Tập đoàn CJ Hàn Quốc để hỗ trợ tìm kiếm và đào tạo các tài năng trẻ trong lĩnh vực điện ảnh, tài trợ để các nhà làm phim trẻ của Việt Nam có điều kiện hoàn thành tác phẩm và gửi đi dự thi tại các Liên hoan phim quốc tế; Các dự án hợp tác về âm nhạc, nhằm tìm kiếm các nghệ sỹ trẻ người Việt để đào tạo thần tượng, thành lập ban nhạc chung Việt - Hàn để công diễn trên thị trường quốc tế; Vấn đề các gia đình đa văn hóa Việt - Hàn và giải pháp phát huy yếu tố gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; hỗ trợ phát hiện và đào tạo tài năng cho thế hệ thứ hai trong các gia đình đa văn hóa Việt - Hàn; Tổ chức các Chương trình xúc tiến du lịch để quảng bá, giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch, trao đổi kinh nghiệm và các biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại của du khách hai nước, tăng trải nghiệm hài lòng của khách du lịch… cũng như mở ra các dự án hợp tác kết nối giữa hàng không và du lịch; Trao đổi, nghiên cứu các dự án đầu tư như dự án xây dựng Làng Việt Nam tại huyện Bonghwa - dự án du lịch văn hóa - là cầu nối giúp nhân dân Hàn Quốc hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam...

Được biết, dự kiến, ngay sau Diễn đàn Xúc tiến Du lịch và Hợp tác Văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ ban hành Chỉ thị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam và chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 để đặt ra những mục tiêu, yêu cầu trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp công nghiệp văn hóa của Việt Nam cất cánh.

Với sự nỗ lực của hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam, hy vọng trong thời gian tới, mối quan hệ giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục được củng cố và đạt được những bước tiến vượt bậc.

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong hôm qua (17/3) cho biết, các bộ, ngành liên quan đã nhất trí về nguyên tắc sẽ giảm thời gian miễn thị thực từ 60 ngày hiện nay xuống còn 30 ngày do quan ngại việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chương trình này để hoạt động bất hợp pháp.

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của Yên Bái, 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm Mù Cang Chải đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để thúc đẩy phát triển du lịch, thời gian qua, huyện đã tập trung khai thác tối đa tiềm năng, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát triển du lịch địa phương.

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Những năm gần đây, việc khai thác du lịch từ các phim trường đã trở thành hướng đi hấp dẫn, vừa giúp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư, gia tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận về tính phù hợp của từng phim trường với đặc điểm bối cảnh và điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Đường Hồ Chí Minh nhánh tây từ Quảng Bình đến Quảng Trị luôn cuốn hút du khách bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh giữa đại ngàn Trường Sơn và những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vẻ thâm u nhưng khoáng đạt, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của cảnh quan dọc tuyến đường lịch sử này đang dần mở ra triển vọng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đưa du khách trở lại với Trường Sơn huyền thoại.

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Tại chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, Lào Cai đã giới thiệu, trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP, du lịch và dự án du lịch.

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

LÀO CAI CÓ HƠN 180 KM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI GIÁP VỚI TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC). DO ĐÓ, LÀO CAI CÓ VỊ TRÍ RẤT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KẾT NỐI DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN VỚI VÙNG TÂY NAM TRUNG QUỐC.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Mùa hoa sưa ở Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, trong tiết Xuân với mưa phùn và cái nồm ẩm. Sắc trắng tinh khôi khó lẫn mang lại vẻ đẹp rất riêng cho hoa sưa - dịu dàng mà làm say đắm lòng người.

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Vùng đất Y Tý của huyện Bát Xát nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, được ví như “viên ngọc” của núi rừng Tây Bắc. Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành, cơ sở hạ tầng và lưu trú được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, làm cho hình ảnh của Y Tý ngày càng đẹp hơn.

fb yt zl tw