Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách

Dự án Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) được Bộ VHTTDL thừa ủy quyền của Chính phủ trình lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa", quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng. Hình minh họa
Các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa", quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng. Hình minh họa

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo luật. Theo đại biểu, nghệ nhân được ví như là báu vật nhân văn sống, sợi dây lưu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản.

Tuy nhiên, Luật Di sản văn hóa năm 2001 chưa quy định chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân và đến năm 2009 luật sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó khoản c Điều 26 có quy định "trợ cấp sinh hoạt hằng tháng và ưu đãi đối với nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn".

Đến năm 2015, Chính phủ đã ban hành được Nghị định 109, trong đó quy định về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú nhưng phải thuộc đối tượng là thu nhập thấp hay có hoàn cảnh khó khăn. Theo báo cáo tổng kết thi hành luật, từ khi ban hành đến nay thì chỉ có 20/1.881 nghệ nhân được phong tặng được hưởng chế độ này và không có nghệ nhân dân gian nào trong số 747 nghệ nhân dân gian được hỗ trợ, vì họ không thuộc đối tượng trong Nghị định 109.

Nêu câu chuyện tại địa phương mình, đại biểu Trần Thị Vân cho biết, Bắc Ninh là tỉnh có số lượng lớn các di tích. Ngoài 1.589 di tích, 651 di tích được xếp hạng, 14 hiện vật là bảo vật quốc gia thì Bắc Ninh còn có 49 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 8 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 4 di sản được UNESCO ghi danh, như dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu, v.v..

Theo đại biểu, một trong các giải pháp để bảo tồn và phát huy các di sản quý báu này của tỉnh Bắc Ninh đó là tiên phong trong việc thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân. Bắc Ninh hiện nay có 203 nghệ nhân được tôn vinh, trong đó có 10 nghệ nhân nhân dân, 42 nghệ nhân ưu tú được Nhà nước tôn vinh và 151 nghệ nhân được tỉnh phong tặng.

Từ năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 2013 quy định về các chính sách để nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, theo đó, đối với nghệ nhân nhân dân được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 2 lần mức lương cơ sở, nghệ nhân ưu tú là 1,5 lần và nghệ nhân do tỉnh phong tặng được hưởng 1 lần mức lương cơ sở một tháng, ngoài ra, mỗi nghệ nhân còn được hỗ trợ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở như đối với cán bộ, công chức.

"Có thể nói, sau gần 10 năm thực hiện chính sách này, Bắc Ninh đã và đang phát huy được tài năng của các nghệ nhân, khuyến khích họ trao truyền, cống hiến, lan tỏa, giữ gìn và bảo tồn di sản" - đại biểu nhấn mạnh.

Cũng theo nữ đại biểu, tại dự thảo luật lần này đã tiếp thu và bổ sung các chính sách phù hợp, mạnh mẽ hơn để tôn vinh và có các chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân. Do đó, đại biểu hoàn toàn đồng tình với việc bổ sung quy định về chính sách đãi ngộ đối với tất cả các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 dự thảo luật mà không bị hạn chế bởi quy định với nghệ nhân có thu nhập thấp hoặc hoàn cảnh khó khăn như luật hiện hành.

Ngoài ra, đại biểu Trần Thị Vân cũng đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách cùng với nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, bởi nếu chỉ quy định như trên thì chỉ mới có nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú được hỗ trợ mà chưa đề cập đến chính sách đối với nghệ nhân dân gian.

Trong khi nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, được Hội xét duyệt rất kỹ lưỡng và trao cho những người có thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở nhiều các lĩnh vực khác nhau, từ năm 2003 đến nay, sau hơn 20 năm, Hội mới xét tặng và phong tặng cho 747 nghệ nhân.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị nên cân nhắc khi quy định số tiền cụ thể mức hỗ trợ các nghệ nhân tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 trong dự thảo nghị định trình kèm với hồ sơ dự án luật thay vì mức hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân là 2 triệu đồng, nghệ nhân ưu tú là 1,5 triệu đồng/tháng và chế độ mai táng phí là 10 triệu đồng/người thì nên quy định mức hỗ trợ tối thiểu đối với nghệ nhân dân là 1,5 lần mức lương cơ sở, nghệ nhân ưu tú là 1 lần và nghệ nhân dân gian là 0,7 lần và chế độ mai táng phí là 5 lần mức lương cơ sở để vừa đảm bảo tính ổn định lâu dài.

"Như vậy, vừa đảm bảo mức hỗ trợ phù hợp, xứng đáng đối với các nghệ nhân, khích lệ họ thêm yêu nghề, truyền nghề, khích lệ lớp nghệ nhân kế cận là những người trẻ tích cực hơn tham gia trong việc bảo toàn và phát huy giá trị của di sản" - đại biểu nêu quan điểm.

Thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là hết sức cần thiết

Cùng góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Trần Văn Thức - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ sự tán thành với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Theo đại biểu, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách đầu tư cho văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng còn có nhiều khó khăn, hạn hẹp thì việc thành lập quỹ này là hết sức cần thiết.

Thực tiễn vừa qua khi thực hiện giám sát tại các địa phương đối với chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 cũng cho thấy ngay trong cơ chế, chính sách bảo đảm cho các đơn vị thuộc ngành văn hóa là hết sức khó khăn.

"Dự thảo luật quy định việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa chính là một trong những giải pháp theo chúng tôi là hữu hiệu để huy động nguồn lực đầu tư cho di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra" - đại biểu bày tỏ.

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Vàng A Giang - Giọng thơ độc đáo nơi núi rừng Si Ma Cai

Sinh năm 1993, tại huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai), nhà thơ Vàng A Giang đang nổi lên là cây bút sung sức với giọng thơ mới lạ, độc đáo mang bản sắc của người dân tộc Mông. Đặc biệt, với bài thơ “Nhớ”, anh đã đoạt giải Nhì Cuộc thi thơ và truyện ngắn “Những làn gió Tây Bắc” năm 2019. Nhìn vào những bước đi của nhà thơ đồng hương, nhà thơ dân tộc Pa Dí Pờ Sảo Mìn khẳng định: “Ở Vàng A Giang có một điều gì đó rất nhạy cảm với thơ ca”.

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Văn hóa dân gian - tài sản phát triển du lịch

Văn hóa dân gian - tài sản phát triển du lịch

Hiện nay du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn… đang nở rộ ở nhiều địa phương. Ở các vùng quê, vùng đô thị có dịch vụ du lịch phát triển, văn hóa dân gian ứng dụng đang đóng vai trò quan trọng trong vấn đề quy hoạch, tạo nên sản phẩm du lịch.

Hợp tác du lịch, văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc

Hợp tác du lịch, văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc

Ngày 1/7/2024 tại Seoul, Hàn Quốc sẽ diễn ra Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác Văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc. Đây là một trong các sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam từ ngày 30/6 - 3/7.

Phụ nữ góp sức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Phụ nữ góp sức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sau 4 năm ra đời, Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã ghi dấu ấn với nhiều ý tưởng độc đáo và hoạt động thiết thực từ sự chung tay của hàng trăm hội viên trên toàn quốc, góp phần tôn vinh, lan tỏa giá trị nhiều di sản trong đời sống.

Tết Jé Khù Chà: Nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Tết Jé Khù Chà: Nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Khi bắt đầu vào mùa Hè, mưa giăng khắp lối, là lúc cộng đồng người Hà Nhì ở vùng cao biên giới Tây Bắc của Tổ quốc chuẩn bị Tết Jé Khù Chà (Tết mùa mưa). Tết được người Hà Nhì thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Trải qua hàng trăm năm, người dân thôn Văn Lâm vẫn gìn giữ và phát triển nghề thêu ren truyền thống với những sản phẩm thêu tay độc đáo, có độ tinh xảo cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc

Mang tinh thần trẻ trung, sáng tạo, những bạn trẻ đam mê tìm hiểu văn hóa và nghệ thuật dân tộc là sinh viên Trường đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ, số hóa các hoa văn zèng trên thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Việc tích hợp hoa văn zèng với đồ họa kỹ thuật số vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống, vừa góp phần bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống thổ cẩm zèng bằng các phương tiện hiện đại.

Không gian nhà của người Hà Nhì

Không gian nhà của người Hà Nhì

Nhà ở nói chung và nhà của người Hà Nhì nói riêng đều phản ánh đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa thành viên gia đình với môi trường tự nhiên. Trong đó, cấu trúc không gian là đặc trưng quan trọng, phản ánh mối quan hệ xã hội trong ngôi nhà người Hà Nhì.

Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng cao

Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng cao

Xây dựng gia đình văn hóa là nội dung cốt lõi của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở vùng cao Lào Cai luôn được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm.

Lan tỏa văn hóa và ẩm thực Việt tại thủ đô Malaysia

Lan tỏa văn hóa và ẩm thực Việt tại thủ đô Malaysia

Từ ngày 28 - 30/6, Hội hữu nghị Malaysia - Việt Nam tham dự triển lãm Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024 tại Malaysia. Đây là hội chợ thực phẩm, đồ uống và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có quy mô lớn tại Malaysia, nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp và tìm kiếm nhà phân phối ở trong và ngoài nước.

fb yt zl tw