60 năm vang mãi bài ca "Quảng Bình quê ta ơi"

“Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới, rằng có đắng cay nên chờ mới có ngọt bùi...”, 60 năm trôi qua, giai điệu thân thương, trìu mến của tác phẩm “Quảng Bình quê ta ơi” đã trở thành một trong những ca khúc đi cùng năm tháng. Cho đến nay, bài hát ấy vẫn được cất lên rộn ràng trong niềm vui mới không chỉ ở mảnh đất "bao mến thương" Quảng Bình mà trên cả nước và nhiều nơi thế giới.

qbqto-1-5776-1979.jpg

Các nghệ sĩ thể hiện ca khúc "Quảng Bình quê ta ơi" trong chương trình

Tối 5/7, tại Trung tâm Văn hóa - điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra chương trình nghệ thuật “60 năm vang mãi bài ca Quảng Bình quê ta ơi” nhằm kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm ngày tái lập tỉnh.

Tròn 60 năm kể từ ngày ra đời (1964-2024), ca khúc “Quảng Bình quê ta ơi” của nhạc sĩ Hoàng Vân đã vượt không gian, thời gian và dựng nên “một tượng đài về âm thanh” không chỉ trong trong lòng nhân dân Quảng Bình mà còn với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Phần thưởng cho bài “tỉnh ca” nổi tiếng là chiếc đài bán dẫn Liên Xô

Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Vân từng kể, năm 1964, ông đi thực tế ở Quảng Bình. Thời gian đầu năm, Quảng Bình vẫn rất thanh bình, bà con nông dân hăng say sản xuất.

Đến 5/8/1964, xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, máy bay Mỹ ném bom miền bắc Việt Nam, trong đó có Quảng Bình. Đợt ném bom đầu tiên, lúc đó, nhạc sĩ đang ở trận địa của Hải quân Việt Nam và bài “Quảng Bình quê ta ơi” đã ra đời trong bối cảnh ấy.

Nhạc sĩ Hoàng Vân cho biết, dưới làn bom đạn, người dân Quảng Bình vừa dũng cảm chiến đấu, vừa hăng say lao động sản xuất mà vẫn lạc quan, yêu đời. Chính điều đó đã gây cảm xúc mạnh trong ông và những lời ca, nốt nhạc cứ thế bật nẩy, tuôn trào một cách hết sức tự nhiên, đầy xúc cảm.

Ngay sau khi viết xong bài hát, nhạc sĩ đã ra ngay Hà Nội, dàn dựng và thu tác phẩm này với hợp xướng, dàn nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với ca sĩ Kim Oanh.

Đây là ca sĩ đầu tiên đã hát bài này và cũng là ca sĩ mà nhạc sĩ thích nhất hát “Quảng Bình quê ta ơi” cho đến nay. Bài hát trở nên rất nổi tiếng, phổ cập ngay lập tức và sau khoảng 2 năm thì ông đã có vinh dự được biểu diễn báo cáo tác phẩm này cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và toàn bộ Bộ chính trị.

Cũng vì bài hát này mà Tỉnh uỷ Quảng Bình đã tặng thưởng cho nhạc sĩ Hoàng Vân một chiếc đài bán dẫn của Liên Xô rất giá trị.

but-tich-cua-nhac-sy-hoang-van-1-554-8860.jpg
Bài hát "Quảng Bình quê ta ơi" bản gốc có bút tích của nhạc sĩ Hoàng Vân

Giao lưu với khán giả Quảng Bình tại chương trình, nhạc trưởng Lê Phi Phi, con trai của nhạc sĩ Hoàng Vân chia sẻ: “Tôi biết đến Quảng Bình từ khi còn nhỏ qua các ca từ của bài hát 'Quảng Bình quê ta ơi' của bố mình. Lớn lên và sau này tôi càng hiểu thêm, dù đã đi nhiều vùng miền, sáng tác hàng trăm ca khúc nhưng 'Quảng Bình quê ta ơi' luôn được ông dành một tình cảm đặc biệt. Khi ông còn sống và cả sau này cũng vậy, các thế hệ lãnh đạo tỉnh và nhân dân Quảng Bình cũng dành cho bố tôi sự quan tâm sâu sắc”.

Vang mãi giai điệu “Quảng Bình quê ta ơi”

Với nhiều thế hệ người Quảng Bình, giai điệu “Quảng Bình quê ta ơi” đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một phần “máu thịt” trong tâm hồn. Ca khúc đã song hành với Quảng Bình trong những ngày ác liệt và đau thương trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, những ngày hân hoan niềm vui chiến thắng và trong cả những ngày kiến thiết, xây dựng quê hương.

Với “Quảng Bình quê ta ơi”, nhạc sĩ Hoàng Vân đã tạo cho người nghe những cảm xúc sâu lắng, thiết tha, gợi lên hình ảnh về một miền quê đầy truyền thống anh hùng, đang đổi mới từng ngày.

“Tôi biết đến Quảng Bình từ khi còn nhỏ qua các ca từ của bài hát “Quảng Bình quê ta ơi” của bố mình. Lớn lên và sau này tôi càng hiểu thêm, dù đã đi nhiều vùng miền, sáng tác hàng trăm ca khúc nhưng “Quảng Bình quê ta ơi” luôn được ông dành một tình cảm đặc biệt. Khi ông còn sống và cả sau này cũng vậy, các thế hệ lãnh đạo tỉnh và nhân dân Quảng Bình cũng dành cho bố tôi sự quan tâm sâu sắc”.

(Nhạc trưởng Lê Phi Phi)

Bởi vậy, 60 năm qua, bài hát được vang lên trong mọi cung bậc cảm xúc, ở mọi lúc, mọi nơi. Từ các sự kiện trọng đại của tỉnh, những hoạt động nghệ thuật quần chúng trên mọi miền quê đến các cuộc vui, buổi giao lưu, gặp gỡ thì giai điệu “Quảng Bình quê ta ơi” luôn được cất lên với niềm tự hào.

Chỉ cần những dòng nhạc đầu tiên vang lên là ngay lập tức sẽ nhận được sự hưởng ứng từ những người còn lại. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của ca khúc này.

Chương trình “60 năm vang mãi bài ca Quảng Bình quê ta ơi” gồm 2 phần: phần I “Giai điệu thời gian” và phần II “Nhạc sĩ Hoàng Vân - 60 năm Quảng Bình quê ta ơi”.

Tại đây, các đại biểu và khán giả được thưởng thức những ca khúc tiêu biểu trong số rất nhiều ca khúc hay của nhạc sĩ Hoàng Vân, như: Tôi yêu Hà Nội; Hò kéo pháo; Người chiến sĩ ấy; Hà Nội - Huế - Sài Gòn...và đặc biệt là ca khúc “Quảng Bình quê ta ơi” đã tạo nên “tượng đài” âm nhạc cho quê hương Quảng Bình.

qb-2-9697-6480.jpg
Nhạc trưởng Lê Phi Phi, con trai nhạc sĩ Hoàng Vân giao lưu với khán giả Quảng Bình trong chương trình.

Cũng trong khán phòng đêm qua, khán giả rất xúc động khi được xem tại đoạn phim tư liệu ngắn kể lại, trong những ngày điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, dù thiêm thiếp trên giường bệnh nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn yêu cầu được nghe ca khúc “Quảng Bình quê ta ơi”.

Những lúc ấy, mắt vị tướng huyền thoại, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình đã rơm rớm dòng lệ.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Báo Quảng Bình vào cuối năm 2016, nhạc sĩ Hoàng Vân nói rằng: "Không thể xếp thứ tự cho những đứa con của mình, cũng như các tác phẩm của tôi. Chỉ biết rằng, 'Quảng Bình quê ta ơi' là bài nổi bật nhất trong 1964 và suốt về sau này.

Đây là một tác phẩm được viết với những cảm xúc đặc biệt, có những sự sáng tạo nhất định và quan trọng nhất là trụ được theo năm tháng trong lòng khán giả. Tôi đã đi nhiều vùng miền, sáng tác hàng trăm ca khúc về những nơi đó, về các ngành nghề... Nhưng “Quảng Bình quê ta ơi” có lẽ là một trong những ca khúc mà chính tôi, người dân Quảng Bình và nhân dân cả nước yêu thích và luôn luôn hát nó với một tình cảm qua nhiều thế hệ. Quảng Bình luôn ở trong trái tim tôi”.

Tại chương trình, nhạc trưởng Lê Phi Phi đã trao tặng bản nhạc gốc “Quảng Bình quê ta ơi” có bút tích của nhạc sĩ Hoàng Vân cho tỉnh Quảng Bình.

Nhạc sĩ Hoàng Vân tên thật là Lê Văn Ngọ, sinh 24 tháng 7 năm 1930, tại Hà Nội. Ông là nhạc sĩ tài năng, sự nghiệp âm nhạc gắn liền với lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với những tác phẩm đi cùng năm tháng, trong đó có “Quảng Bình quê ta ơi”. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã đạt được những giải thưởng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw