Đầu tư cho văn học, nghệ thuật là đầu tư cho nguồn lực mềm của quốc gia

Trước yêu cầu mới của thời đại, của kỷ nguyên vươn mình, văn học, nghệ thuật nước nhà thực sự đang cần môi trường, một thể chế đủ thuận lợi để phát huy tốt vai trò, sứ mệnh quan trọng của mình.

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước bước vào kỷ nguyên thống nhất, đổi mới và phát triển. Bối cảnh mới đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự vận động, phát triển của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam và đạt được những thành tựu quan trọng. Tiếp nối dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, văn học, nghệ thuật Việt Nam không ngừng tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức sáng tạo, có nhiều tác phẩm hấp dẫn, sinh động, sâu sắc. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thời đại, của kỷ nguyên vươn mình, văn học, nghệ thuật nước nhà thực sự đang cần môi trường, một thể chế đủ thuận lợi để phát huy tốt vai trò, sứ mệnh quan trọng của mình.

Các tác phẩm của nhà văn Minh Chuyên.

Các tác phẩm của nhà văn Minh Chuyên.

Ở dòng văn học – nghệ thuật sau giải phóng, có rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, tạo tiếng vang lớn, được đông đảo công chúng yêu mến, như: phim tài liệu "Ký ức chiến tranh nhìn từ hai phía", "Bức thông điệp lịch sử", ... của nhà văn Minh Chuyên….Hoặc các tác phẩm của các cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà văn như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,...

Ở lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc những năm gần đây cũng có nhiều nghệ sĩ tài năng với nhiều tác phẩm tạo được sức hút mạnh mẽ với công chúng. Đơn cử gần đây nhất là tác phẩm “Bắc Bling” của Hòa Minzy. Chỉ sau hai tuần ra mắt, MV “Bắc Bling” của Hoà Minzy đã nhanh chóng thiết lập nhiều kỷ lục ấn tượng, nắm giữ “ngôi vương” trên bảng xếp hạng YouTube Music toàn cầu, đạt 100 triệu lượt view chỉ sau 29 ngày. Điều đáng chú ý là MV này không chỉ khiến khán giả Việt Nam phát cuồng, mà còn tạo được làn sóng yêu thích từ khán giả quốc tế, khiến nhiều nghệ sĩ nước ngoài ngỡ ngàng trước sắc màu của văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, số lượng những tác phẩm giá trị của các nhà văn, nghệ sĩ được công bố và tạo được sức lan tỏa rộng rãi như vậy chưa nhiều như kỳ vọng.

"Hiện nay chúng ta có trạng thái số lượng sáng tác rất nhiều nhưng số lượng tác phẩm được dàn dựng, công bố, phổ biến rộng rãi thì rất ít", nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi nhìn lại nền văn học nghệ thuật đất nước sau 50 năm thống nhất.

Ông cho rằng, chúng ta tự hào nhưng cũng cần thẳng thắn chỉ ra những rào cản về cơ chế, chính sách đang khiến cho nền văn học nghệ thuật chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ thích đáng để cho ra đời các tác phẩm “kinh điển”, hoặc có nhưng lại chưa tạo được không gian lan tỏa những giá trị tốt đẹp của các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói: "Điều quan trọng hơn cả là phải đảm bảo được những điều kiện, những không gian sáng tạo và những điều kiện để làm sao khi mà những tác phẩm đã được các văn nghệ sĩ sáng tác ra đời thì hỗ trợ lan tỏa. Thí dụ như phải có được một cơ chế, chính sách để làm sao thẩm định, quảng bá dàn dựng và phổ biến rộng rãi. Chỉ khi nào các tác phẩm văn học nghệ thuật được đến với nhân dân đến công chúng thì mới có giá trị trường tồn".

“Bắc Bling” của Hoà Minzy không chỉ khiến khán giả Việt Nam phát cuồng, mà còn tạo được làn sóng yêu thích từ khán giả quốc tế, khiến nhiều nghệ sĩ nước ngoài ngỡ ngàng trước sắc màu của văn hóa Việt Nam.

“Bắc Bling” của Hoà Minzy không chỉ khiến khán giả Việt Nam phát cuồng, mà còn tạo được làn sóng yêu thích từ khán giả quốc tế, khiến nhiều nghệ sĩ nước ngoài ngỡ ngàng trước sắc màu của văn hóa Việt Nam.

Đồng tình với những nhận định này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: "Nền văn học nghệ thuật phải được chuyển hướng sang phát triển thành công nghiệp văn hóa thì lúc đó chúng ta mới có sự thành công được. Phải có một hệ thống thể chế, hệ thống chính sách và pháp luật phù hợp; pháp luật này không chỉ liên quan trực tiếp đến văn học nghệ thuật như các luật về bản quyền, luật xuất bản, luật về điện ảnh hay là các luật khác nhau, mà còn cả một hệ thống luật pháp mang tính hỗ trợ khác: từ Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Đối tác công tư hay các luật khác nhau, tức là chúng ta phải tạo ra một môi trường pháp luật phù hợp, hỗ trợ cho sự phát triển chung của văn học nghệ thuật nước nhà".

Rõ ràng, việc hoàn thiện chủ trương, chính sách để phát triển văn học, nghệ thuật phù hợp với đặc thù sáng tạo và yêu cầu của thời đại ngày càng cấp thiết. Cơ chế, chính sách đóng vai trò then chốt trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật.

Bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị: "Thời gian tới, các cơ chế, chính sách cần đi vào đời sống và cổ vũ tạo động lực để văn học nghệ thuật phát triển thì các cơ quan quản lý nhà nước cần phải rà soát lại những chỉ thị nghị quyết, những thông tư mà chúng ta đã ban hành để xem có cái gì chồng chéo, cái gì chưa phù hợp, còn bất cập so với thực tiễn để điều chỉnh, trên cơ sở đó thì chúng ta sẽ ban hành những quy định mới, đặc biệt là cần phải tập trung vào triển khai những chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa".

Trước yêu cầu phát triển mới, văn học, nghệ thuật Việt Nam cần được tiếp tục định hướng vững vàng và đầu tư một cách chiến lược, bài bản. Đầu tư cho văn học, nghệ thuật không chỉ là phát triển một lĩnh vực văn hóa, mà chính là đầu tư cho nguồn lực mềm của quốc gia, đầu tư cho sự phát triển con người, đầu tư cho sự phát triển bền vững đất nước.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Trên những nẻo đường vùng cao Lào Cai, hình ảnh trẻ em hồn nhiên, trong sáng như ánh nắng đầu ngày luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy. Không chỉ đơn thuần ghi lại khoảnh khắc đẹp, những bức ảnh về trẻ em vùng cao còn mang trong mình thông điệp nhân văn sâu sắc về cuộc sống, nghị lực và khát vọng vươn lên của trẻ em từ những vùng đất còn nhiều khó khăn.

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Trong dòng chảy của âm nhạc cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là hình tượng thiêng liêng, nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhạc sĩ. Với trái tim chân thành và lòng kính yêu vô hạn, các nhạc sĩ Lào Cai đã viết những ca khúc giàu cảm xúc và chan chứa tình cảm về Bác kính yêu. Những ca khúc đó không chỉ thể hiện lòng biết ơn và kính trọng, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Bác Hồ đến với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Trước một số ý kiến cho rằng, liệu việc quá chú trọng vào giữ gìn bản sắc truyền thống có vô tình trở thành rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới? Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, một số chuyên gia khẳng định, đúng là nếu chỉ tập trung vào bảo tồn mà không thúc đẩy sáng tạo, nghệ thuật có thể trở nên trùng lặp, ít sức hút với người trẻ…

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025. Ban Tổ chức đã trao giải cho các thí sinh xuất sắc, trong đó, thí sinh Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã đoạt Huy chương Vàng môn Piano ở bảng thi không chuyên.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

fb yt zl tw