Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bước tiến gần dân, vì dân

Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

“Sự phân quyền này không chỉ giúp rút ngắn thời gian xử lý mà còn tạo điều kiện để cán bộ địa phương nâng cao trách nhiệm, phục vụ người dân một cách chủ động và hiệu quả hơn”.

Ông Nguyễn Xuân Hà - Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lào Cai

Gia đình ông Dương Trung Đình ở thôn 8, xã Việt Hồng có 120m2 đất rừng trồng quế phía sau nhà, hiện đang mong muốn được chuyển đổi mục đích sử dụng. Ông Đình chia sẻ: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết từ ngày 1/7 nhiều thủ tục hành chính về đất đai đã được phân cấp về xã. Vì vậy, tôi đến xã để được cán bộ hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết giúp gia đình chuyển đổi diện tích đất như mong muốn”.

Theo ông Đình, việc sáp nhập xã, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã giúp chính quyền gần dân hơn, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh từ cơ sở. Sau khi được cán bộ địa chính tư vấn cụ thể, ông Đình bày tỏ sự hài lòng trước cách tiếp đón, hướng dẫn thủ tục rõ ràng.

“Chúng tôi rất kỳ vọng mô hình chính quyền hai cấp sẽ cải thiện hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai cho bà con ở xã”, ông Đình chia sẻ thêm.

11121.png

Để mô hình mới vận hành thông suốt ngay từ ngày đầu, trong quá trình chuẩn bị hợp nhất hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai, các cơ quan chuyên môn đã chủ động thống nhất quy trình, chuẩn hóa biểu mẫu và đồng bộ dữ liệu địa chính. 99 cán bộ chuyên trách đã được phân công về các xã, phường trong tỉnh để đảm nhiệm công tác chuyên môn về đất đai.

Tại các địa phương, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tiếp tục duy trì hoạt động và được ủy quyền ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng với đó, hệ thống hành chính điện tử tích hợp trên nền tảng I-Gate được đưa vào sử dụng, hỗ trợ tiếp nhận và xử lý hồ sơ qua mạng, giúp công khai, minh bạch và hạn chế tình trạng chồng chéo, ách tắc trong xử lý thủ tục.

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có điều kiện hạ tầng tốt để đáp ứng yêu cầu triển khai ngay lập tức. Tại một số xã vùng sâu, vùng xa, mạng Internet yếu, thiếu thiết bị chuyên dụng, dữ liệu địa chính chưa hoàn chỉnh là những khó khăn thực tế.

Nắm bắt điều này, tỉnh Lào Cai đã thành lập hai tổ công tác chuyên trách, mỗi tổ do một Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh làm tổ trưởng, gồm các cán bộ có kinh nghiệm chuyên sâu về công nghệ thông tin và nghiệp vụ đất đai. Tổ công tác này không chỉ hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ mà còn trực tiếp hướng dẫn cán bộ xã sử dụng phần mềm quản lý, vận hành hệ thống và đảm bảo liên thông với cấp tỉnh.

5.png

Một yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính là việc công bố kịp thời và đầy đủ các thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai. Theo ông Trần Minh Sáng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, từ tháng 4 đến tháng 6/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành hai quyết định quan trọng (số 579 và 2304) công bố toàn bộ danh mục thủ tục hành chính mới.

Trên cơ sở đó, tỉnh đã thống kê và công bố danh mục 46 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó có 14 thủ tục được phân cấp cho UBND xã thực hiện. Danh mục và hướng dẫn chi tiết từng thủ tục đã được niêm yết công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh, giúp người dân dễ dàng tra cứu và thực hiện.

1.png

Việc đưa thủ tục đất đai về cấp xã không chỉ là bước tiến trong cải cách hành chính, mà còn thể hiện tinh thần phục vụ sát dân, vì dân của chính quyền địa phương. Khi người dân có thể giải quyết công việc ngay tại nơi mình sinh sống, cũng là khi niềm tin vào bộ máy chính quyền được củng cố.

Anh Vũ Ngọc Thanh ở tổ dân phố Bắc Hà 1, xã Bắc Hà cho biết: “Mọi việc càng đơn giản, rõ ràng, minh bạch thì người dân càng đồng thuận. Cách làm mới này rất hợp lòng dân”.

Nếu được duy trì hiệu quả và từng bước hoàn thiện hạ tầng, kỹ năng cán bộ, mô hình giải quyết thủ tục đất đai tại cấp xã sẽ không chỉ là giải pháp tạm thời sau sáp nhập, mà còn là định hướng lâu dài trong xây dựng nền hành chính phục vụ, gần dân, vì dân và chuyên nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ra mắt Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp. Cuốn sổ tay hướng dẫn trình tự, thủ tục 16 bước của quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quy trình bao gồm từ việc xây dựng kế hoạch thu hồi đất, tổ chức họp với người dân, ban hành thông báo, kiểm đếm tài sản, lập và phê duyệt phương án bồi thường đến việc thực hiện bồi thường và bàn giao đất. Thời gian giải quyết thủ tục đối với đăng ký đất đai lần đầu không quá 17 ngày làm việc; đối với đăng ký đất đai kèm cấp Giấy chứng nhận không quá 20 ngày. Đối với địa bàn miền núi, hải đảo, vùng xa hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời gian được kéo dài tối đa 30 ngày làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw