Tết Jé Khù Chà: Nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Khi bắt đầu vào mùa Hè, mưa giăng khắp lối, là lúc cộng đồng người Hà Nhì ở vùng cao biên giới Tây Bắc của Tổ quốc chuẩn bị Tết Jé Khù Chà (Tết mùa mưa). Tết được người Hà Nhì thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Khi bắt đầu vào mùa Hè, mưa giăng khắp lối, là lúc cộng đồng người Hà Nhì ở vùng cao biên giới Tây Bắc của Tổ quốc chuẩn bị Tết Jé Khù Chà (Tết mùa mưa). Tết được người Hà Nhì thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Sau nghi lễ, người dân Hà Nhì cùng vui nhảy múa.
Sau nghi lễ, người dân Hà Nhì cùng vui nhảy múa.

Cộng đồng dân tộc Hà Nhì chủ yếu sống tập trung ở Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là chủ thể đầu tiên đặt chân sinh sống ở vùng đất cực Tây của Tổ quốc. Dân cư tập trung sinh sống ở vùng vành đai giáp biên giới Trung Quốc, Lào.

Tết Jé Khù Chà là Tết mùa mưa, rất quan trọng và lớn nhất trong năm của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với mong ước mưa thuận gió hòa, để cây lúa đủ nước sinh trưởng. Đây là khoảng thời gian người Hà Nhì nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau những tháng ngày lao động vất vả và thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, cùng các vị thần linh. Đây cũng là dịp để mọi người trở về nhà, gặp gỡ, ôn lại những kinh nghiệm sản xuất. Trước ngày chuẩn bị lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu. Đây là phong tục lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc. Trong những ngày này, người phụ nữ thường chọn trang phục truyền thống mới và đẹp nhất để mặc.

Mùa mưa của người Hà Nhì thường kéo dài từ ngày 15/5 tới ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Theo quan niệm của người Hà Nhì, thời điểm này, các vị thần sông nước hoành hành, sấm sét, xói mòn, lũ quét làm cho hồn vía của con người, vật nuôi và cây trồng hoảng loạn, thất lạc. Điều đó sẽ khiến cho con người dễ bị ốm đau, cây trồng, vật nuôi khó sinh sôi, phát triển.

Vì vậy, theo truyền thống từ xưa, mỗi năm một lần, vào thời điểm nắng nóng nhất của mùa Hè, mưa kéo dài, người Hà Nhì làm Tết mùa mưa để cầu xin các vị thần mưa, thần nước trả lại hồn vía đã bắt từ trước, để con người được khỏe mạnh hơn, vật nuôi, cây trồng có sức sống trở lại tốt tươi, cho mùa màng bội thu. Đồng bào thường tổ chức lễ vào ngày Hợi, hoặc ngày Thìn, với ước muốn mọi điều thuận lợi, may mắn sẽ đến với họ. Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức trong phạm vi gia đình, theo nghi thức truyền thống.

Sáng 23/6 âm lịch, các thành viên trong gia đình đều phải dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, quét sạch sân, ngõ để sẵn sàng cho buổi lễ. Các thành viên trong gia đình cùng tham gia đồ xôi, giã bánh giầy để thể hiện tình đoàn kết. Bánh được coi là thành quả lao động vất vả của gia đình trong năm. Đồng thời, là lễ vật thơm ngon mong tổ tiên về chứng giám cho lòng thành của gia chủ, phù hộ năm tới mùa màng bội thu. Bánh giầy được nặn thành 3 cái dâng cúng tổ tiên. Với người Hà Nhì, việc dâng cúng bánh giầy thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân, hiếu thuận của các thành viên trong gia đình, của con cháu đối với đấng sinh thành, gia tiên.

Người làm chủ lễ sẽ là chủ nhà, hoặc người có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Tiếp đó là nghi thức gọi hồn, lễ vật gồm 2 con gà sống, một bát nước chè, một quả trứng, một bát nước trắng, chai rượu và một số vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Hà Nhì, như vòng tay, khăn, áo, quần... Đồ lễ được bày vào trong mâm, riêng con gà sống để cạnh mâm đặt lễ. Thường là bà, mẹ chủ nhà mang đồ lễ ra ngoài cổng, hoặc có thể lựa chọn nơi bờ suối hay cạnh đường vào nhà để thực hiện nghi lễ gọi hồn. Sau lễ cúng bên ngoài, chủ lễ mang tất cả lễ vật vào nhà khấn. Sau nghi thức gọi hồn, các gia đình cúng tổ tiên hai bên nội, ngoại. Chủ nhà cắt tiết 2 con gà, sắp bày một mâm cúng gồm 2 bát cháo, 2 bát thịt nạc gà xé, gan gà luộc, 2 chén rượu đặt trước bàn thờ tổ tiên.

Đối với dân tộc Hà Nhì, việc cúng lễ tổ tiên không bắt buộc phải là vợ hay chồng. Nếu người đàn ông bận, không kịp về nhà vào ngày Tết, người phụ nữ sẽ thực hiện việc thờ cúng. Vì vậy, phụ nữ Hà Nhì đi làm dâu giữ vai trò quan trọng trong gia đình nhà chồng và được quý mến, yêu thương như người con gái trong gia đình. Lúc này, tất cả thành viên đều phải có mặt để chủ nhà thực hiện lễ cúng tổ tiên. Cúng xong, con cháu phải đến lạy tạ trước bàn thờ tổ tiên. Nghi lễ cúng thần cho con người, vật nuôi kết thúc, đồng bào quan niệm vía đã về đầy đủ và được tổ tiên phù hộ. Lễ vật được hạ xuống, các thành viên trong gia đình cùng uống bát nước trắng và nhận lại trang sức, vật dụng, cùng quây quần ăn uống và chúc nhau những lời tốt đẹp.

Nét văn hóa độc đáo trong Tết mùa mưa và cũng như các nghi lễ khác của người Hà Nhì là không thắp hương. Đặc biệt là để cho một năm mới được vui vẻ trọn vẹn, thì người Hà Nhì kiêng không cãi nhau, không nói tục, trộm cắp. Người Hà Nhì quan niệm, nếu gia đình nào đón được đông anh em, bạn bè thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn. Tết mùa mưa được người Hà Nhì tổ chức trong 4 ngày, cũng là 4 ngày kiêng kỵ. Mọi người trong gia đình không đi làm mà chỉ vui chơi, ăn uống, múa hát vui vẻ.

Hiện nay, đời sống của người dân được đổi thay theo hướng tích cực, Tết Jé Khù Chà mang tính lễ hội nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn mang nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên sắc màu riêng của đồng bào Hà Nhì.

bienphong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw