Tối 30/6, huyện Si Ma Cai tổ chức Hội thi trình diễn trang phục dân tộc truyền thống, sự kiện nằm trong chuỗi Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao lần thứ 2 năm 2024.
Đ Biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thi.
Hội thi diễn ra với phần thi trình diễn trang phục dân tộc truyền thống trên nền nhạc, kết hợp giới thiệu về trang phục trình diễn hoặc lồng ghép cùng với các tiết mục ca, múa, hòa tấu nhạc cụ... đến từ 10 đội thi của các xã, thị trấn trong huyện.
Đông đảo người dân và du khách tham gia cổ vũ hội thi.
Hội thi không chỉ là dịp để đồng bào các dân tộc trên địa bàn gặp gỡ, giao lưu, mà còn là cơ hội để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng tại hội thi:
Mỗi đội mang đến hội thi một phong cách thể hiện, trình diễn. Trình diễn trang phục nam - nữ của đồng bào dân tộc Mông. Phụ nữ Mông duyên dáng trong trang phục truyền thống. Trang phục dân tộc Mông được nhiều đội thi lựa chọn trình diễn, bởi hơn 90% dân số huyện Si Ma Cai là dân tộc Mông.
Trình diễn trang phục nam - nữ dân tộc Dao. Nhiều đội thi trình diễn trang phục kết hợp với các nông cụ, thể hiện sinh động đời sống sản xuất của đồng bào vùng cao. Trang phục của người Thu Lao lấy màu chàm đen là chủ đạo nhưng lại điểm xuyết họa tiết, hoa văn ở hai đầu khăn quấn, táp vải ở hai gấu tay áo, ở dây thắt lưng... Các đội thi thể hiện đa dạng hình thức trình diễn. Màn trình diễn trang phục dân tộc trên nền nhạc kết hợp đạo cụ, hòa tấu, ánh sáng nghệ thuật đã thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi.
Bên cạnh đó, hội thi mang đến cho người dân, du khách những màn hát, múa đặc sắc.
Ở xã Mường Lai, tỉnh Lào Cai, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Quang Nhạn được biết đến là người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Tày, đặc biệt là Khắp cọi. Không chỉ đóng góp trong việc truyền dạy, lưu giữ văn hóa dân tộc, ông còn xây dựng, củng cố và phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ ở địa phương.
Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Cuốn sách “Bác là Hồ Chí Minh” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2025, là một công trình tuyển chọn công phu các câu chuyện lịch sử tiêu biểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thí điểm Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc giai đoạn 2025-2029.
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định 208/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh...
Sưu tầm hơn 200 hiện vật, xây dựng nhà lưu niệm, đồng thời tích cực truyền dạy văn hóa cho thế hệ trẻ là điều mà bà Đinh Thị Tâm (1954) vẫn làm mỗi ngày tại xã Cự Đồng (Phú Thọ).
Qua các tác phẩm, kỷ lục gia Nguyễn Tiến muốn tuyên truyền giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, qua đó phát huy truyền thống 'uống nước nhớ nguồn,' 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của dân tộc Việt Nam.
Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.
Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 – WIPHA, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát đi công điện khẩn yêu cầu toàn ngành tăng cường ứng phó, đặc biệt tại các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa...
Nhờ sự khéo léo, kiên trì, cần cù, chịu thương, chịu khó của phụ nữ dân tộc Mông ở Bản Xèo, nghề xe lanh, dệt vải truyền thống nơi đây đã được gìn giữ và phát huy hiệu quả trong đời sống.
Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.
Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.
Ngày 18/7, Trại sáng tác văn học nghệ thuật do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương, Trung tâm Nghệ thuật Thành Đông Babeeni phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức đã khai mạc tại xã Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Hành trình lịch sử của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước được tái hiện dưới góc nhìn của thế hệ trẻ hôm nay qua nghệ thuật sơn mài.
Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.
Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.
Tháng 8 tới, "Silaa", tác phẩm điện ảnh hành động, lãng mạn Bollywood với kinh phí sản xuất khoảng 4 triệu USD, sẽ được bấm máy ghi hình tại nhiều thắng cảnh ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng, Quảng Trị.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu