Cảnh báo chiêu thức lừa đảo quét mã QR code để nhận tiền

Khi người dân quét mã QR code, điện thoại sẽ bị xâm nhập, bị chiếm quyền điều khiển và các đối tượng lừa đảo dễ dàng lấy tiền trong tài khoản ngân hàng.

Công an TP.HCM vừa phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo với thủ đoạn cực kỳ mới. Theo đó, một số đối tượng treo các thẻ nhựa có ghi mệnh giá 30.000, 50.000, 100.000 đồng trên xe máy hoặc trước cửa nhà dân.

Trên thẻ hướng dẫn các bước quét mã QR code để nhận tiền hoặc liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng. Chúng dụ dỗ người dân cung cấp mật khẩu thẻ để nhận số tiền tương ứng ghi trên thẻ, nộp 50.000 đồng sẽ được tặng 50.000 đồng.

Các đối tượng treo thẻ có ghi mệnh giá tiền lên xe máy hoặc cửa nhà người dân để lừa đảo. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Các đối tượng treo thẻ có ghi mệnh giá tiền lên xe máy hoặc cửa nhà người dân để lừa đảo. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Theo Công an TP.HCM, khi người dân quét mã QR code, điện thoại sẽ bị xâm nhập, bị chiếm quyền điều khiển và các đối tượng lừa đảo dễ dàng lấy tiền trong tài khoản ngân hàng. Người dân cần cảnh giác và báo cho nhiều người biết về thủ đoạn lừa đảo mới này.

Cũng theo Công an TP.HCM, hình thức lừa đảo quét QR code này đã xuất hiện dưới nhiều cách thức khác nhau khi việc thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến.

Đối tượng lừa đảo thường tiếp cận “con mồi” ở các khu vực công cộng như bệnh viện, hàng quán… Các đối tượng sẽ trà trộn để dán mã QR code “dỏm” đè lên mã QR code của bệnh viện, hàng quán. Khi bệnh nhân, khách hàng quét mã để thanh toán, nếu không kiểm tra kỹ lưỡng tên đơn vị, cá nhân thụ hưởng sẽ bị chiếm đoạt tiền một cách dễ dàng.

Tại một số nơi, các đối tượng lừa đảo còn dùng chiêu phát tờ rơi quảng bá dịch vụ massage có mã QR code để dụ dỗ đàn ông quét, truy cập website, tải ứng dụng nhằm xem ảnh nhạy cảm, giá cả dịch vụ. Thực chất các ứng dụng này là phần mềm gián điệp, độc hại, đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng…

Thẻ có mệnh giá được treo trước cửa nhà dân. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Thẻ có mệnh giá được treo trước cửa nhà dân. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cảnh báo, người dân không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, thẻ căn cước...) cho bất kỳ ai vì bảo mật thông tin cá nhân là bảo vệ tài sản của mình.

Ngoài ra, người dân khi sử dụng các dịch vụ tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần tăng cường ý thức về an ninh và bảo mật thông tin, tuân thủ quy trình giao dịch với ngân hàng. Người dân không truy cập các đường link không rõ nguồn gốc, website lạ nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email mà không có địa chỉ, thương hiệu rõ ràng của ngân hàng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị kẻ xấu xâm nhập tài khoản.

Khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán điện tử phải chọn nguồn mạng uy tín, không sử dụng mạng công cộng; cẩn thận trước các tin nhắn, cuộc gọi giả, mạo danh nhân viên ngân hàng để phòng ngừa tối đa rủi ro mất cắp thông tin cá nhân.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, người dân cần chú ý đến lịch sử giao dịch, theo dõi chặt chẽ biến động số dư tài khoản qua tin nhắn của ngân hàng hoặc sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử để kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản.

Mỗi khi tài khoản có thay đổi, biến động nhận tiền từ tài khoản khác hoặc chuyển tiền cho bất kỳ ai hoặc thay đổi thông tin, chủ thẻ sẽ nhận được thông báo ngay lập tức khi giao dịch hoàn tất. Nếu không phải là người thực hiện giao dịch đó thì chủ tài khoản cần phải liên hệ ngay với ngân hàng để xác minh kịp thời, ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Trường hợp có nghi ngờ hoặc phát hiện lừa đảo qua ứng dụng ngân hàng điện tử, người dân cần nhanh chóng khóa dịch vụ ngân hàng điện tử và liên hệ trực tiếp đến ngân hàng đang sử dụng dịch vụ để kịp thời xử lý, giảm thiểu mất mát tài sản.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw