Trao đổi kinh nghiệm công tác lao động, việc làm và các chương trình mục tiêu quốc gia giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Thanh Hóa

Chiều 6/7, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Lào Cai và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác lao động, việc làm, đào tạo nghề và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Dự hội nghị, phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

th 1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Lào Cai; đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh); lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

th 8.jpg
Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa báo cáo tại hội nghị.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa Vũ Thị Hương đã báo cáo kết quả thực hiện công tác lao động, việc làm, đào tạo nghề và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

th 5.jpg
Các đại biểu tỉnh Thanh Hóa dự hội nghị.

Báo cáo nhấn mạnh công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa; những giải pháp căn cơ cũng như cơ chế đặc thù được tỉnh Thanh Hóa thực thi trên các lĩnh vực như: đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc phối hợp với các doanh nghiệp trong dự báo nhu cầu sử dụng lao động để định hướng công tác đào tạo nhân lực; hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động. Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch nhằm đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh, thành phố trong nước.

Báo cáo cũng nêu bật cách thức thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nơi cần thiết; cách thức triển khai, lồng ghép và huy động nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là triển khai thực hiện nguồn vốn sự nghiệp; phương thức huy động xã hội hóa trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia. Việc thực thi các chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ đối với các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…

th 4.jpg
Các đại biểu tỉnh Lào Cai dự hội nghị.

Đối với tỉnh Lào Cai, thời gian qua, địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cơ hội việc làm, hướng tới những việc làm bền vững cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu đào tạo, ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh.

Toàn tỉnh có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều khắp đến các huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay của tỉnh là 68,2%. Đến hết năm 2023, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 52,7%; tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm 28,72%; tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng là 18,58%.

Để triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, HĐND tỉnh tổ chức 9 kỳ họp phát sinh để cụ thể hóa theo yêu cầu của Trung ương. Ngoài ra, tỉnh đã ban hành hơn 300 văn bản quy định về cơ chế, chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

hoi-nghi-1.jpg
Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Lào Cai nêu một số nội dung quan tâm.

Hội nghị đã dành phần lớn thời gian để trao đổi kinh nghiệm trong qua quá trình triển khai thực hiện. Hai bên đã trao đổi kinh nghiệm trong phương thức chỉ đạo, điều hành; cơ chế phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước; việc ban hành cơ chế đặc thù của địa phương; kinh nghiệm khảo sát, dự báo nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động theo từng cấp trình độ, ngành, nghề đào tạo nhằm định hướng công tác đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, thị trường lao động. Các cơ chế chính sách đặc thù để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; kinh nghiệm trong việc phân cấp đào tạo...

hoi-nghi-2.jpg
Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa chia sẻ kinh nghiệm.

Về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, hai bên đã trao đổi kết quả, kinh nghiệm thực hiện theo Nghị quyết 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo hình thức liên kết sản xuất, hỗ trợ phát triển cộng đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; việc thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo lĩnh vực du lịch, dịch vụ; cách thức triển khai, lồng ghép và huy động nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình, đặc biệt là việc triển khai thực hiện nguồn vốn sự nghiệp; phương thức huy động xã hội hóa trong quá trình triển khai...

Lãnh đạo hai tỉnh đã trao đổi một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến phân bổ kế hoạch vốn, giải ngân vốn ở một số dự án của các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Cùng với đó, thủ tục giải ngân, cơ chế hỗ trợ... của một số dự án, tiểu dự án cụ thể còn nhiều vướng mắc. Từ đó, hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn để triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.

th 2.jpg
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn bày tỏ vui mừng khi được đón Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai đến trao đổi, học tập kinh nghiệm. Đồng chí cho rằng đây cũng là cơ hội để tỉnh học tập kinh nghiệm Lào Cai trong phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp; khai thác thế mạnh, tiềm năng địa phương; phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch...

th 10.jpg
UBND tỉnh Thanh Hóa tặng quà lưu niệm tỉnh Lào Cai.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn tin tưởng rằng những chia sẻ của hai tỉnh trong hội nghị này sẽ là cơ sở, bài học quý để các cấp, các ngành của cả hai địa phương cùng nhau nỗ lực phát huy kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại và hạn chế, tiếp tục đưa kinh tế - xã hội phát triển không ngừng.

th 3.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và những kinh nghiệm quý báu của tỉnh Thanh Hóa chia sẻ trong quá trình triển khai công tác lao động, việc làm, đào tạo nghề và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, nhất là trong công tác: lãnh đạo, quản lý và tinh thần, trách nhiệm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng đối với một số ngành, lĩnh vực; việc thu hút các nguồn lực đầu tư và cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai một số dự án, tiểu dự án...

th 9.jpg
UBND tỉnh Lào Cai tặng quà lưu niệm tỉnh Thanh Hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm, giải pháp của tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục nâng cao năng lực trong việc tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác và các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Đất đồi cho quả ngọt

Đất đồi cho quả ngọt

Trên những triền đất đồi dốc trước kia chỉ trồng ngô, sắn, đậu tương…, nhiều hộ dân vùng cao huyện Bát Xát đã đưa cây lê VH6 - giống cây ăn quả ôn đới hợp khí hậu, hợp thổ nhưỡng về trồng. Sự mạnh dạn chuyển đổi đã “đánh thức” tiềm năng đất đồi, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa và cho những mùa quả ngọt.

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”

Ngày 04/6, UBND huyện Bảo Thắng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) tổ chức công bố quyết định, trao văn bằng bảo hộ và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”.

Đổi mới để đồng hành với nông dân

Đổi mới để đồng hành với nông dân

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và nông hộ. Những đổi mới này đang góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Hàng trăm ha ngô ở Bảo Yên có tỷ lệ kết hạt thấp bất thường

Hàng trăm ha ngô ở Bảo Yên có tỷ lệ kết hạt thấp bất thường

Sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 năm 2024, nhiều nông dân Bảo Yên hy vọng sẽ có một vụ mùa thắng lợi, trong đó có cây ngô, bởi theo quy luật sau lũ đất đai sẽ màu mỡ hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của huyện, năm nay mùa ngô xuân 2025 lại không như kỳ vọng, có sự giảm năng suất chung, nhất là diện tích trồng giống ngô được hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia.

Văn Bàn nâng tầm sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

Văn Bàn nâng tầm sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

Tận dụng tiềm năng sẵn có, huyện Văn Bàn đang từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ khai thác lợi thế địa phương mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

fb yt zl tw