Cheo leo Pa Cheo

“Về Bát Xát quê em, đường gập ghềnh chênh vênh. Thấp thoáng trong sương mờ, đường lượn quanh lưng núi cao… Về Bát Xát quê em, ruộng bậc thang lên trời” - lời bài hát “Về Bát Xát quê em” trong đĩa nhạc kỷ niệm 60 năm ngày  thành lập Đảng bộ huyện cứ văng vẳng ngân vang, réo rắt đưa bước chân chúng tôi vượt qua cổng trời, từ Bản Xèo ngược dốc, bỏ lại sau lưng tiếng ầm ào của dòng thác Cán Tỷ đẹp mơ màng, để có mặt ở Pa Cheo trong một ngày cuối năm.

Sắc mới Pa Cheo.
Sắc mới Pa Cheo.

Ngẫu nhiên nhưng cũng là cơ duyên khi sau gần một tháng mặt trời chìm nghỉm trong sương mù đặc quánh, hôm nay nắng bỗng bừng lên ấm áp. Sự sắp đặt của thiên nhiên như có chủ đích ấy khiến cho Bí thư Đảng ủy xã Hầu A Chúng tay bắt, mặt mừng và nói trong nụ cười hiền hậu: Hôm nay số cô “đỏ” đấy, chứ hôm qua mà lên đây thì mù mịt, rét buốt và mưa sương, nên đường bẩn, khó xuống thôn lắm…

Nghe đến hai từ Pa Cheo, tôi cứ có cảm giác cheo leo thế nào. Quả đúng thật! Đến Ủy ban nhân dân xã, chưa kịp uống chén trà nóng mới pha, tôi đã phải lên đường. Bí thư Đảng ủy xã Hầu A Chúng bảo: Đi nhanh kẻo lát nữa nắng tắt, trên thôn lạnh lắm… Những tưởng đến trung tâm xã đã là xa, là cao và hẻo lánh, ấy vậy mà nơi chúng tôi đi tiếp phải qua tuyến đường uốn lượn quanh co bên mép núi. Dọc đường, chúng tôi thấy những phân hiệu trường học cứ “cheo leo” trên đỉnh núi, nào là Tả Liềng, Xéo Pa Cheo, Tả Pa Cheo… Càng lên cao, nhìn về phía trung tâm xã càng thấy chìm sâu dưới thung lũng. Phía bên ấy, ngọn núi ngạo nghễ, những vầng mây trắng quấn quanh như làm duyên cho miền sơn cước. Trong nắng chiều vùng cao, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, những ngôi trường khang trang càng nổi bật giữa triền xanh của hàng cây sa mộc, giữa cánh rừng tái sinh được bà con người Mông bảo vệ nghiêm ngặt. Trên đường đi, chúng tôi gặp nhiều xe tải nhỏ chở vật liệu đang ì ạch bò lên núi. Bí thư Đảng ủy xã phấn khởi khoe khi dừng lại trên con đường vừa đổ đá, xe lu đang lèn qua, lèn lại nền đường chờ ngày rải nhựa: Đoạn đường này được nhà nước đầu tư dài 5 km, với kinh phí hơn 7 tỷ đồng. Có đường nhựa, bà con người Mông ở Pa Cheo sẽ mừng lắm. Ai cũng hồ hởi bởi từ nay có thể xuống xã, xuống huyện mà không phải vất vả như trước nữa… Đem con gà, con lợn nuôi được xuống chợ phiên Mường Hum bán chắc cũng dễ dàng hơn.

Khác với suy nghĩ của người lần đầu tiên đặt chân đến đất Pa Cheo, giữa cái giá lạnh của mùa đông, tiết trời nắng ấm như muốn “khoe” với mọi người về vẻ đẹp riêng của xứ sở cheo leo này. Ngạc nhiên lắm, bởi trước khi đến Pa Cheo, tôi đã phải “lên giây cót tinh thần” rất nhiều lần mới mạnh dạn “nhấn ga” để lên đường. Vậy mà, ngay từ lúc chạm ngõ, dưới ánh nắng xiên của buổi chiều đông, Pa Cheo hiện ra đẹp mơ màng. Hai ven đường, những rặng đào phai không còn chiếc lá nào, đâu đó những nụ hoa chúm chím đang ủ lửa, chờ xuân về bung nở. Ngỡ mình đang đi ở núi rừng Sa Pa, thì Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu: Mỗi năm, từ tiền bán đào chơi tết cũng mang về cho người dân ở đây hàng trăm triệu đồng đó! Thì ra vậy, vì suốt chặng đường từ trung tâm xã đến điểm dừng chân Tả Pa Cheo, chúng tôi thấy cơ man nào là đào. Nhà nào ít thì dăm ba cây, nhà nhiều cũng có hàng chục cây quanh nhà… Tôi tin chắc, dịp tết lên đây, khi những nụ đào khoe sắc, thì cảnh vật Pa Cheo còn nhiều sức hấp dẫn nữa, nhất là với dân “phượt” và thợ săn ảnh. 

Đường lên Pa Cheo cheo leo bên sườn núi.
Đường lên Pa Cheo cheo leo bên sườn núi.

Điểm dừng chân của chúng tôi là thôn Tả Pa Cheo, cách Ủy ban nhân dân xã 15 km đường dốc…Tả Pa Cheo ở độ cao gần 1.400 m so với mực nước biển. Nắng ấm vậy mà vẫn làm cho đôi tay tôi lạnh cóng. Lúc này, trẻ con vừa tan học, bé nào tay cũng cầm chiếc cặp lồng đựng cơm, quần áo phong phanh chạy tung tăng trong nắng trên các nẻo đường về nhà. Bên hiên nhà, cô gái Mông đang ngồi phơi nắng, tỉ mẩn thêu thổ cẩm. Đứa trẻ địu sau lưng vẫn ngủ ngon lành trong nắng chiều. Chả là gần tháng nay, không có một chút ánh mặt trời, nên hôm nay mọi người ai cũng muốn ra sân để hong nắng. Những căn nhà gỗ nép dưới cánh rừng tái sinh xanh mướt tạo nên cảnh sắc thật yên bình. Tôi để ý thấy bên hiên nhà có những đống củi cao xếp ngay ngắn như nhà của đồng bào Hà Nhì ở Y Tý. Ở đây, người dân cũng tích trữ củi để sưởi ấm trong những tháng mùa đông giá lạnh.

Ở vùng cao này, ngoài nương ngô, ruộng lúa bậc thang là rừng. Người Mông Pa Cheo bám bản, giữ rừng tốt nên những cánh rừng tái sinh cứ bạt ngàn xanh. Toàn xã hiện có khoảng 400 ha rừng được khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt. Khi tôi có ý hỏi vì sao người dân Pa Cheo giữ rừng “giỏi” thế, Trưởng thôn Tả Pa Cheo 1 là anh Lý A Sáng tâm sự: Người Mông chúng tôi sinh ra và lớn lên ở rừng, cuộc sống dựa vào rừng nên coi trọng rừng lắm. Sở dĩ rừng được gìn giữ như nguồn sống của người dân là bởi nơi đây năm nào cũng tổ chức lễ hội ăn thề bảo vệ rừng. Nhờ đó, đời sống của nhiều hộ dân ở Tả Pa Cheo này khá lên cũng từ rừng…

Chưa kịp để tôi hỏi, Trưởng thôn Lý A Sáng đã nói tiếp: Cả 2 thôn Tả Pa Cheo 1, Tả Pa Cheo 2 có gần 100 ha thảo quả trồng dưới tán rừng, chiếm gần 1/2 diện tích thảo quả của cả xã. Nhiều hộ có kinh tế khá nhờ trồng thảo quả. Chính vì vậy, họ rất biết giữ rừng để canh tác thảo quả vì loại cây này chỉ trồng được dưới tán rừng nguyên sinh, rừng tái sinh mà thôi.

Bất chợt, chỉ tay về ngọn núi phía trước mặt, Bí thư Đảng ủy xã Hầu A Chúng bảo: Cánh rừng nguyên sinh kia vẫn còn nhiều cây gỗ to lắm. Rừng của bố tôi để lại đấy, từ đời ông, đời cụ rồi…Nhà tôi cũng trồng thảo quả dưới cánh rừng này. Bà con nơi đây không chỉ giữ rừng, mà còn tích cực trồng rừng nữa. Năm nay, xã đã vận động nhân dân trồng được 40 ha cây xoan ta ở 6 thôn: Hán Nắng, Tả Lèng, Xéo Pa Cheo, Tả Pa Cheo 1, Tả Pa Cheo 2… Hai năm trở lại đây, người Mông Pa Cheo còn trồng cả cây dược liệu (đương quy, y dĩ ), trồng gừng, phát triển mô hình chăn nuôi lợn địa phương. Cũng từ các mô hình phát triển kinh tế, người dân Pa Cheo tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vượt lên những khó khăn của một xã vùng cao, do đó, năm 2014, xã đã có 55 hộ thoát nghèo, đạt 100% kế hoạch.

Trở về Ủy ban nhân dân xã khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất dần sau núi… Đúng lúc ấy, chúng tôi gặp đoàn cán bộ xã vừa từ thôn trở về. Hỏi chuyện mới biết, hôm nay xã huy động 5 cán bộ đi xe máy đến thôn Pờ Sì Ngài, một thôn khó khăn của xã để vận động học sinh ra lớp. Chả là trời rét quá, khiến nhiều học sinh “ngại” đi học… Lo không đạt tỷ lệ chuyên cần, lo học sinh thiếu hụt cái chữ nên Đảng bộ, chính quyền xã phải “xắn tay” vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt. Chị Phượng, cán bộ xã vừa từ thôn Pờ Sì Ngài về, rét cóng, đang ngồi sưởi ấm bên đống lửa cho biết: Mùa đông vất vả lắm. Năm nào chúng tôi cũng phải đến tận nhà vận động học sinh đi học, rồi đưa học sinh xuống xã để học nữa. Vất vả nhưng kiên trì, quyết tâm nên mấy năm nay, tỷ lệ chuyên cần của học sinh ở Pa Cheo cũng tương đối ổn định.

Quả là, có đến mới thấu hiểu sự vất vả của cán bộ xã, thầy, cô giáo bám bản ở nơi này. Thật sự phải có tâm huyết lắm mới gắn bó được với Pa Cheo, vùng cao còn nhiều gian khó. Khi đến điểm trường Tả Pa Cheo, tôi gặp cô giáo Lê Thị Nhuận, nhà ở Bát Xát nhưng đã có 9 năm dạy tại phân hiệu heo hút này rồi. Cô và đồng nghiệp luôn kiên trì vận động “kéo” học sinh ra lớp. Tuần nào cũng vậy, thầy, cô giáo ở Pa Cheo đều phải lên trường từ chiều chủ nhật. Ngoài giờ lên lớp, các thầy, cô còn nấu cơm cho học sinh ăn. Cô Nhuận cho biết: Giờ đây, bà con cũng đã ý thức được việc học của con em mình hơn trước rồi. Thế nên, điểm trường mầm non Tả Pa Cheo hiện có 53 cháu đang theo học. Cứ mỗi sáng xuống lớp, cháu nào dù bé hay lớn đều mang xuống góp một thanh củi để cô giáo nấu cơm cho ăn. Những hôm trời rét đậm hay học sinh bị ốm, phụ huynh đã biết xin cô giáo cho con nghỉ học…

Một ngày ở Pa Cheo chưa thể đi hết các thôn nên lúc chia tay, đồng chí Hầu A Chúng còn bắt tay hẹn: Lần sau đến, chúng tôi sẽ đưa nhà báo lên Bản Giàng, thôn cách xã có 8 km nhưng nếu trời mưa thì phải đi bộ đấy. Mọi người sẽ thấy được sự khó khăn của vùng cao Pa Cheo, một xã có gần 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống bám trụ trên những đỉnh núi cao.

Rời Pa Cheo khi màn đêm bắt đầu buông xuống, cái lạnh của vùng cao len lỏi khiến cho tay lái nhiều lúc không còn vững nữa. Bóng đèn pha chiếu sáng cả vạt rừng… Mỗi lần có chuyến xe tải chở hàng lên, chúng tôi phải dừng lại sát vệ đường cho xe qua rồi mới đi tiếp được. Phấn khởi vì sự đổi thay của vùng đất này nhưng chúng tôi hiểu rằng, Pa Cheo vẫn còn cheo leo lắm…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Khẩn trương tái định cư cho các hộ dân khu vực sạt lở ở phường Nam Cường

Khẩn trương tái định cư cho các hộ dân khu vực sạt lở ở phường Nam Cường

Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng của thành phố Lào Cai đã chuẩn bị mặt bằng, xác định vị trí các lô đất tái định cư để làm thủ tục bàn giao cho các hộ dân theo quy định. Tuy nhiên, để sớm thực hiện việc bàn giao đất thì cần sự phối hợp, đồng thuận của các hộ dân.

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Em yêu lắm Trường Sa ơi/Yêu cát trắng và yêu biển xanh/Yêu những con tàu cùng nhau ra khơi, yêu những con đường trải dài cây xanh/Và em yêu lắm những cây ba cua hoa xinh tươi khoe sắc giữa trời/Yêu cây phong ba vươn mình trong gió luôn luôn hiên ngang giữ lấy kiên trung…

Xây dựng vùng biên ấm no, hạnh phúc

Xây dựng vùng biên ấm no, hạnh phúc

Từ một vùng đất xa xôi, nghèo khó, mang trên mình bao "vết thương" do chiến tranh để lại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, mạnh mẽ đi lên qua mỗi thời kỳ, hôm nay, vùng biên cương của Tổ quốc đang căng tràn nhịp sống mới phồn thịnh, ấm no.

Theo bước chân thợ điện cao thế

Theo bước chân thợ điện cao thế

Vất vả, nhọc nhằn, thậm chí rủi ro có thể xảy đến với bản thân bất cứ lúc nào nhưng những người thợ điện quản lý vận hành đường dây cao thế vẫn luôn gắn bó, tận tâm với nghề. Dù sáng sớm tinh mơ hay khi mặt trời đã xuống núi, dù nắng như đổ lửa hay bão tố bịt bùng, những bóng áo cam với khuôn mặt sạm đen vẫn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ để dòng điện luôn thông suốt.

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Bản làng tươi đẹp với những căn nhà mới mang đậm truyền thống văn hóa bản địa ở Làng Nủ, Nậm Tông - nơi an cư cho đồng bào vùng lũ không chỉ minh chứng cho sự yêu thương đùm bọc của đồng bào cả nước với người dân nơi đây mà còn ghi dấu ấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, những người thổi hồn cho những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ.

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Tôi trở lại vùng đất biên giới Bản Lầu, quen mà lạ. Đến nhiều lần, gặp nhiều người nên đã quen. Nhưng lạ, bởi mỗi lần đến rẻo đất ven biên này lại thấy thêm nhà xây mới hồng tươi mái lợp, nương đồi kín rợp màu xanh cây trái, gương mặt người sáng thêm, vững tin như cột mốc biên giới bình yên nơi đây.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

...Còn chồi nảy cây

...Còn chồi nảy cây

Ai đã trực tiếp chứng kiến vụ cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van (thị xã Sa Pa) hồi tháng 2/2024 sẽ không thể quên hình ảnh những cánh rừng bị bao phủ bởi màu xám xịt của tro tàn. Mùa xuân này, trở lại Séo Mý Tỷ, chúng tôi ngỡ ngàng về sự hồi sinh diệu kỳ với màu xanh mênh mang trên những sườn núi đá, mang theo hy vọng cho đồng bào Mông nơi đây.

Sống trong lòng Nhân dân

Sống trong lòng Nhân dân

Có nước nào như nước Việt Nam, lực lượng quân đội được yêu quý gọi tên “Quân đội nhân dân”, một đội quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.

Làng Nủ đã nảy mầm xuân non

Làng Nủ đã nảy mầm xuân non

Dãy nhà sàn bản Tày khang trang đẹp như tranh vẽ. Hoa cúc, hoa hồng trổ thắm trước hiên. Làng Nủ hồi sinh đón Tết sau thảm họa thiên tai, đã thấy nảy mầm Xuân mới…

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

“Cao tốc” kết nối năng lượng

Đón Xuân Ất Tỵ, thêm một niềm vui mới, thêm một công trình tầm cỡ quốc gia đang dần hiện hữu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc, khẳng định vai trò kết nối, bồi đắp niềm tin và khát vọng phát triển của Lào Cai bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lãng du phố mỏ Cam Đường

Tùy bút: Lãng du phố mỏ Cam Đường

Với tôi, cái tên phố mỏ Cam Đường mà nhiều người thường gọi để chỉ khu phố Mỏ Apatit Lào Cai nghe thật gần gũi, thân thương. Thành phố ngày một rộng dài, dọc ngang kết nối, thế mà tôi lại thấy chạnh lòng, hình như phố mỏ cứ khiêm nhường và dần nhỏ bé hơn xưa.

Đón Tết giữa trùng khơi biển biếc

Đón Tết giữa trùng khơi biển biếc

Đầu năm 2024, Đoàn công tác của chúng tôi gồm hơn 100 phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí của cả nước tham gia Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng II, Quân chủng Hải quân (Vùng II Hải quân) tới Nhà giàn DK1, tàu ứng trực và hải đảo tiền tiêu làm nhiệm vụ tuyên truyền. Với cá nhân tôi, đây là chuyến công tác đặc biệt, ý nghĩa và giàu cảm xúc nhất trong hơn 20 năm làm báo. Đặc biệt nhất là khi được đặt chân lên Nhà giàn DK1 và cảm nhận mùa xuân giữa trùng khơi biển biếc.

fb yt zl tw