Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

ly1.jpg

Gió lạnh hun hút, mây cuồn cuộn bủa vây quanh tôi. Thoáng nghĩ. Ú Sì Sung đây ư! “Nóc nhà” của thành phố đây ư! Thật không uổng phí vượt đèo cao thung sâu để xuân này biết đến Ú Sì Sung của xã Tả Phời, thành phố Lào Cai. Bỗng sương loãng tan bay biến, nắng lọt mơ màng. Đấy bác lại ra thơ bây giờ! Lý Láo Lủ làm tôi chộn rộn. Cảnh với người Ú Sì Sung làm tôi phấn khích, cảm giác sợ hãi ban nãy tan biến.

Tiếp tục hành trình, trong tiếng gió vù vù, sương tạt se sắt, nắng thoắt ẩn hiện, rừng đào mơ màng. Lủ nói về tuyến đường xuyên lên đỉnh núi mờ sương với biết bao công sức, tiền bạc của bà con trong thôn. Tuyến đường của những ngày đầu gian nan trong vận động, tuyên truyền về lợi ích. Tuyến đường của ý Đảng - lòng dân.

Là người Dao, từ nhỏ Lý Láo Lủ đã ảnh hưởng giáo lý, chữ nghĩa của người cha và sớm nhận thức việc học chữ để làm người có ích. Tốt nghiệp trung học phổ thông, do hoàn cảnh khó khăn tạm gác giấc mơ vào đại học, anh Lủ lập gia đình gắn bó xây dựng quê hương. Song những năm tháng đói nghèo đã vây hãm cuộc sống, khiến anh trăn trở phải làm gì để phát triển kinh tế, có cuộc sống tốt hơn. Suy nghĩ đi liền với việc làm, lại thêm năng nổ, nhiệt tình trong phong trào xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, Lý Láo Lủ sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Với uy tín và trách nhiệm, anh được bầu làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn từ năm 2012.

ly2.jpg

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy “Dân vận khéo việc gì cũng thành công, lấy sức dân giải phóng cho dân”, nên chi bộ và các đảng viên trong thôn đã trăn trở, tìm cách để vận động bà con hiến đất mở đường... - Bí thư Lý Láo Lủ cho biết.

Từ không đến có, từ khó thành dễ, Bí thư Lý Láo Lủ đã cùng chi ủy chi bộ đưa ra các giải pháp phù hợp để người dân phát triển kinh tế. Những giải pháp thiết thực được Nhân dân đồng tình hưởng ứng. Với chương trình xây dựng nông thôn mới thì làm đường giao thông là đột phá. Được sự quan tâm chỉ đạo cùng đầu tư của các cấp chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân tựa làn gió mới để toàn thôn vào chiến dịch làm đường. Đến bây giờ, thôn Ú Sì Sung đã có hệ thống giao thông bê tông hóa đến từng ngõ xóm, với tổng chiều dài hơn 9,7 km, kinh phí hàng tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn, đặc biệt có sự đóng góp của người dân. Bằng nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chi bộ và người dân, từ thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, Ú Sì Sung trở thành điểm sáng của thành phố trong giảm nghèo bền vững, bài trừ hủ tục, chung sức đồng lòng xây dựng thôn, bản. Trong tiến trình đó có đóng góp không nhỏ của người “thắp đuốc” soi sáng - Bí thư chi bộ Lý Láo Lủ.

Khát vọng nhân lên khát vọng, cùng cách làm sáng tạo, từ đường mòn ngựa, trâu đi, trở thành trục giao thông liên kết trong thôn. Bí thư Lý Láo Lủ tâm sự: Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy “Dân vận khéo việc gì cũng thành công, lấy sức dân giải phóng cho dân”, nên chi bộ và các đảng viên trong thôn đã trăn trở, tìm cách để vận động bà con hiến đất mở đường...

Thế rồi trực tiếp Bí thư chi bộ - Trưởng thôn Lý Láo Lủ đã vạch đường đo đất, đến từng nhà “tỉ tê” vận động. Năm 2017 khởi xướng có 13 hộ tự nguyện hiến 19.000 m2 đất vườn, ruộng, chiều dài đường 1,7 km, rộng 5 m. Rồi tiếp đà, năm 2020 - 2022, tuyến đường xóm Thoong Vé đến trung tâm dài 2,5 km có 16 hộ hiến hơn 12.500 m2. Với cách làm, vận động hộ có điều kiện ứng tiền cho gia đình khó khăn rồi trả nợ bằng ngày công lao động. Cách làm này được người dân ủng hộ, tất cả vì tuyến đường, có lợi ích của từng nhà trong đó. Sức máy, sức người đồng loạt ra quân.

Những năm đầu mở đường, Ú Sì Sung đã huy động Nhân dân đóng góp hơn 300 triệu đồng và hơn 750 ngày công, kêu gọi xã hội hóa hàng trăm triệu đồng từ các tổ chức cá nhân, sự hỗ trợ vật liệu của xã. Đường trục chính đã thông, những tuyến đường bê tông cứ nối dài theo bước chân về các gia đình trong thôn. Ú Sì Sung như được “thay da đổi thịt”, xóa mặc cảm “ốc đảo” trên đỉnh núi mù sương một thời.

Giao thông đã mở ra cho Ú Sì Sung nhiều hướng phát triển kinh tế. Nông - lâm sản từ núi xuống phố giao thương thuận lợi và ngược lại. Các mô hình phát triển kinh tế hình thành. Trước đó, Bí thư Lý Láo Lủ vận động 2 gia đình là Chảo Tả Pụng, Chảo Hồng Sểnh tiên phong đưa cây chè về trồng được 1,7 ha. Hợp đất, trả công người, chè phát triển xanh tốt. Ú Sì Sung hiện có 24,8 ha chè Shan tuyết đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Nhờ có cây chè, măng sặt, thảo quả, lúa ngô và chăn nuôi… đời sống người dân ngày càng khởi sắc.

ly3.jpg

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tả Phời - Lê Trường Giang cho biết: Đồng chí Lý Láo Lủ là bí thư tiêu biểu trong số 18 bí thư chi bộ thôn của xã. Bên cạnh vai trò bí thư chi bộ, đồng chí còn đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã từ nhiều năm nay. Với thành tích đạt được, Bí thư chi bộ Lý Láo Lủ đã vinh dự hai lần được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 1 Bằng khen của Hội Nông dân tỉnh, xứng đáng là người “thắp đuốc” xây dựng nông thôn mới trên núi Ú Sì Sung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

 Dấu ấn ngàn xưa nơi thành phố biên cương

Dấu ấn ngàn xưa nơi thành phố biên cương

Lào Cai là thành phố biên giới duy nhất có dòng sông Hồng chảy qua. Nhắc đến thành phố Lào Cai, nhiều người đều biết đến một thành phố trẻ với nhịp sống sôi động, hiện đại, ít ai biết rằng đây là vùng đất cổ với trầm tích văn hóa ngàn năm, nơi người Việt cổ đã từng sinh sống ven sông Hồng từ thời nguyên thủy.

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Đây là việc làm đẹp và đầy ý nghĩa của người dân Làng Nủ. Ba người thân của ba hộ bị thiệt hại do thiên tai đã tự nguyện viết đơn gửi lãnh đạo xã Phúc Khánh (Bảo Yên) xin không nhận nhà tái định cư, với mong muốn nhường những ngôi nhà "đẹp như mơ" này cho những người khó khăn hơn.

Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Người dân vùng lũ sẵn sàng về nơi ở mới: Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Chỉ còn ít ngày nữa, những người dân đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát trong trận lũ quét và sạt lở đất ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng và các địa phương trong tỉnh sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư. Nhiều người bày tỏ cảm xúc của mình, nói rằng cảm giác này như một giấc mơ.

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Thời gian qua, vườn ươm chè giống của tỉnh tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát đang bị bỏ hoang và bị người dân lấn chiếm. Mặc dù, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền xã có biện pháp bảo vệ và thu hồi những diện tích đất bị lấn chiếm nhưng vì nhiều lý do, đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ những cây chè giống hàng chục năm tuổi bị xóa sổ là rất lớn.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Là thôn bản bị cuốn trôi bởi lũ quét do cơn bão số 3, Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà) được cả nước hướng về, quyên góp ủng hộ, sẻ chia mất mát. 

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Từ một vùng biên hoang sơ, giờ đây, thành phố Lào Cai trở thành vùng đất du lịch đầy tiềm năng, là điểm đến hấp dẫn du khách muôn phương bởi những mùa lễ hội rộn ràng, những bản, làng vùng cao bình yên, những điểm đến tâm linh dọc triền sông Hồng…

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Hơn một tháng từ khi trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, hôm nay, những căn nhà đầu tiên của khu tái thiết đã được lắp dựng. Những người lính thợ từ Binh đoàn 12, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, đơn vị được giao đảm nhiệm thi công đã mang tất cả khí thế, nhiệt huyết từ truyền thống hào hùng của bộ đội Trường Sơn lên công trường.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Từ Làng Nủ trở về sau những ngày tác nghiệp, chúng tôi vẫn chưa thể ngủ ngon giấc bởi cứ nghĩ đến sức tàn phá ghê gớm của thiên nhiên lại càng thấy con người thật nhỏ bé! Những ngọn núi, dòng suối, cây rừng cũng là những thực thể sống đang ngày đêm vận động, biến chuyển chỉ có điều chúng ta không nhận ra.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Chứng kiến những hình ảnh tang thương, những mất mát không gì có thể bù đắp của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều người không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Ngay lập tức, những chuyến hàng cứu trợ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của hàng triệu trái tim trên khắp mọi miền tổ quốc đã hướng về Làng Nủ để “tiếp sức” cho người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Cơn bão số 3 đi qua cùng với hoàn lưu của bão đã càn quét nhiều bản làng, cướp đi sinh mạng của bao người dân nghèo vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trong đó có tỉnh Lào Cai. Nhưng chính trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt và đau thương ấy, chúng ta nhìn thấy tình người lắng đọng đến với tâm lũ và được gửi từ tâm lũ. 

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

fb yt zl tw