Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
...Còn chồi nảy cây

...Còn chồi nảy cây

Ai đã trực tiếp chứng kiến vụ cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van (thị xã Sa Pa) hồi tháng 2/2024 sẽ không thể quên hình ảnh những cánh rừng bị bao phủ bởi màu xám xịt của tro tàn. Mùa xuân này, trở lại Séo Mý Tỷ, chúng tôi ngỡ ngàng về sự hồi sinh diệu kỳ với màu xanh mênh mang trên những sườn núi đá, mang theo hy vọng cho đồng bào Mông nơi đây.

con-choi-nay-cay-1.png

Sớm mùa xuân, sương mù giăng kín, đôi ngọn gió đại ngàn còn vương chút mùa đông cũng đủ làm không gian trở nên lạnh buốt. Tại chốt bảo vệ rừng thôn Séo Mý Tỷ, các thành viên tổ bảo vệ rừng đã tập hợp đông đủ. Những dụng cụ cần thiết cho chuyến tuần rừng mùa xuân như dao phát, bi đông nước, túi ngủ, lương thực được các thành viên chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tổ bảo vệ rừng thôn Séo Mý Tỷ có 15 thành viên, là những người dân trong thôn có sức khỏe, thông thạo địa hình và đặc biệt là yêu rừng. Tổ có nhiệm vụ cùng với cán bộ kiểm lâm bảo vệ hơn 700 ha rừng đặc dụng trên địa bàn. Ngoài thực hiện theo kế hoạch, thành viên tổ bảo vệ rừng sẽ tuần tra đột xuất khi có biến động xảy ra. Mỗi đợt, các thành viên đi theo nhóm, thời gian kéo dài 3 đến 4 ngày.

Sau hơn 1 giờ đi bộ cùng các thành viên nhóm tuần rừng số 2, chúng tôi đến khu rừng thuộc tiểu khu 286, nơi xảy ra cháy hồi tháng 2/2024. Đảo mắt nhanh một vòng xung quanh vạt rừng với những mầm xanh đang vươn lên mơn mởn, anh Giàng A Dình, Bí thư Chi bộ, thành viên Tổ bảo vệ rừng thôn Séo Mý Tỷ nói: Đó là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất xảy ra trên diện tích thôn được giao bảo vệ trong khoảng chục năm trở lại đây. Phải mất 4 ngày đêm nỗ lực, các lực lượng mới khống chế được “hỏa tặc” . Nhìn cả vùng núi rừng xanh mướt trong phút chốc biến thành tro tàn, cây cối xơ xác vì bị lửa thiêu rụi, người dân Séo Mý Tỷ không khỏi xót xa. Ngăn ngược nước mắt, bà con trong thôn tự nhủ sẽ cùng nhau khoanh nuôi, trồng cây gây rừng, chăm sóc, bảo vệ để màu xanh sớm hồi sinh.



Vậy là tranh thủ mỗi chuyến tuần tra, những “người lính gác rừng” của thôn cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn lại bảo nhau tìm nhặt hạt giống từ cây gỗ lớn trong rừng già để mang về gieo trên những vạt tro tàn. Mỗi hốc đất được đào lên đã trở thành “tổ ấm” cho những hạt giống được gieo xuống, ấp ủ hy vọng của sự tái sinh. Vì lẽ đó, mỗi chuyến tuần rừng lại kéo dài hơn từ 1 đến 2 ngày nhưng không ai thấy vất vả. Hơn 10 tháng kiên trì, mặc cho cái nắng chang chang của mùa hạ, hanh khô của mùa thu, hay cái rét thấu xương của mùa đông nhưng các anh vẫn cần mẫn gieo hạt giống để làm sống lại những cánh rừng. Bao nhiêu giọt mồ hôi rơi là bấy nhiêu hy vọng được những người bảo vệ rừng gửi vào đất, bởi họ có niềm tin “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”…

thiet-ke-chua-co-ten.gif

Sự khát khao hồi sinh màu xanh của những cán bộ kiểm lâm và người dân nơi đây dường như đã lay động đất trời. Chỉ chưa đầy một năm sau hỏa hoạn, sự sống đã trở lại trên những cánh rừng chết. Những mầm cây cứng cáp vượt qua mùa đông giá lạnh, nay mạnh mẽ vươn mình hứng những giọt sương xuân căng tràn sức sống.

Tiếp tục hành trình, chúng tôi di chuyển vào sâu trong khu rừng đặc dụng nơi đầu nguồn dòng suối Séo Mý Tỷ. Đón chúng tôi là khu rừng ken đặc bởi những cây gỗ lớn, nhỏ với lớp vỏ rêu mốc, sần sùi, dây leo kín lối... Như hiểu được thắc mắc của tôi, ông Giàng A Cấu, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng thôn Séo Mý Tỷ chia sẻ: Với nỗ lực của hàng trăm người tham gia chữa cháy rừng, đám cháy đã được khống chế, không cháy lan vào khu rừng tự nhiên này. Có những người dân bị nguy hiểm đến tính mạng trong lúc chiến đấu với giặc lửa tại chính cửa ngõ của cánh rừng này khi phát đường băng cản lửa. Nhờ vậy mà chúng ta vẫn được chiêm ngưỡng những kiệt tác của tự nhiên hàng trăm năm tuổi.

"Khi đám cháy dần được khống chế thì bất bất ngờ xuất hiện gió mạnh và liên tục đảo chiều khiến ngọn lửa khó kiểm soát, một loạt tiếng nổ lớn vang lên, khói đen nghi ngút. Nhận thấy tình hình nguy hiểm, tôi yêu cầu bà con di chuyển xuống vị trí thấp hơn để đảm bảo an toàn. Chúng tôi vừa rút xuống thì cũng là lúc những cây to cháy rụi, kèm theo đất đá lăn rầm rầm, thật may mắn không ai bị thương vong” - anh Giàng A Dình, Bí thư Chi bộ thôn Séo Mý Tỷ hồi tưởng.

Đứng dưới tán những cây cổ thụ, đón nhận từng luồng gió mát mùa xuân mang theo hơi ẩm của hồ Séo Mý Tỷ, hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành, tôi bỗng thấy thư thái, bình yên. Nhưng tôi cũng hiểu rằng, màu xanh và sự bình yên này không tự nhiên mà có, đó là nỗ lực không ngừng nghỉ của những cán bộ kiểm lâm và người dân nơi đây đã ngày đêm canh gác, bảo vệ và trồng cây gây rừng.

Gần 20 năm gắn bó với đại ngàn Hoàng Liên, anh Lê Tiến Dũng, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 4 Séo Mý Tỷ chia sẻ: Dù công tác bảo vệ được thực hiện nghiêm ngặt nhưng với đặc thù vùng núi cao, diện tích rừng lớn, lớp thực bì dày, chịu ảnh hưởng bởi gió nóng Ô Quy Hồ nên nguy cơ cháy rừng luôn rình rập.

con-choi-nay-cay-5.png

Một mùa xuân nữa đã về, rừng núi Séo Mý Tỷ đang vào mùa đẹp nhất trong năm, với hoa đào, hoa sơn tra và hàng trăm loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Những cơn mưa xuân mát lành đã giảm nguy cơ cháy rừng nhưng không vì thế mà lực lượng chức năng lơ là, chủ quan. Những người giữ rừng nơi rẻo cao Séo Mý Tỷ vẫn miệt mài bước chân hành quân đi giữa mùa xuân để nhân lên màu xanh trên những cánh rừng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Đây là việc làm đẹp và đầy ý nghĩa của người dân Làng Nủ. Ba người thân của ba hộ bị thiệt hại do thiên tai đã tự nguyện viết đơn gửi lãnh đạo xã Phúc Khánh (Bảo Yên) xin không nhận nhà tái định cư, với mong muốn nhường những ngôi nhà "đẹp như mơ" này cho những người khó khăn hơn.

Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Người dân vùng lũ sẵn sàng về nơi ở mới: Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Chỉ còn ít ngày nữa, những người dân đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát trong trận lũ quét và sạt lở đất ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng và các địa phương trong tỉnh sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư. Nhiều người bày tỏ cảm xúc của mình, nói rằng cảm giác này như một giấc mơ.

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Thời gian qua, vườn ươm chè giống của tỉnh tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát đang bị bỏ hoang và bị người dân lấn chiếm. Mặc dù, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền xã có biện pháp bảo vệ và thu hồi những diện tích đất bị lấn chiếm nhưng vì nhiều lý do, đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ những cây chè giống hàng chục năm tuổi bị xóa sổ là rất lớn.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Là thôn bản bị cuốn trôi bởi lũ quét do cơn bão số 3, Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà) được cả nước hướng về, quyên góp ủng hộ, sẻ chia mất mát. 

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Từ một vùng biên hoang sơ, giờ đây, thành phố Lào Cai trở thành vùng đất du lịch đầy tiềm năng, là điểm đến hấp dẫn du khách muôn phương bởi những mùa lễ hội rộn ràng, những bản, làng vùng cao bình yên, những điểm đến tâm linh dọc triền sông Hồng…

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Hơn một tháng từ khi trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, hôm nay, những căn nhà đầu tiên của khu tái thiết đã được lắp dựng. Những người lính thợ từ Binh đoàn 12, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, đơn vị được giao đảm nhiệm thi công đã mang tất cả khí thế, nhiệt huyết từ truyền thống hào hùng của bộ đội Trường Sơn lên công trường.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Từ Làng Nủ trở về sau những ngày tác nghiệp, chúng tôi vẫn chưa thể ngủ ngon giấc bởi cứ nghĩ đến sức tàn phá ghê gớm của thiên nhiên lại càng thấy con người thật nhỏ bé! Những ngọn núi, dòng suối, cây rừng cũng là những thực thể sống đang ngày đêm vận động, biến chuyển chỉ có điều chúng ta không nhận ra.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Chứng kiến những hình ảnh tang thương, những mất mát không gì có thể bù đắp của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều người không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Ngay lập tức, những chuyến hàng cứu trợ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của hàng triệu trái tim trên khắp mọi miền tổ quốc đã hướng về Làng Nủ để “tiếp sức” cho người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Cơn bão số 3 đi qua cùng với hoàn lưu của bão đã càn quét nhiều bản làng, cướp đi sinh mạng của bao người dân nghèo vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trong đó có tỉnh Lào Cai. Nhưng chính trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt và đau thương ấy, chúng ta nhìn thấy tình người lắng đọng đến với tâm lũ và được gửi từ tâm lũ. 

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

fb yt zl tw