Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sống trong lòng Nhân dân

Sống trong lòng Nhân dân

Có nước nào như nước Việt Nam, lực lượng quân đội được yêu quý gọi tên “Quân đội nhân dân”, một đội quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.

Trong dặm dài lịch sử, lớp lớp thế hệ “người lính” đã chiến đấu và nỗ lực cống hiến, bồi đắp và làm đẹp thêm hình ảnh khắc sâu trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam - Bộ đội Cụ Hồ. Ngày nay trong thời bình, đội quân ấy vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc vừa sẵn sàng đến bất cứ đâu người dân cần, dù là biển lửa hay giữa dòng lũ xiết. Với tất cả trách nhiệm và tình cảm, họ trở thành điểm tựa vững chắc trong lòng Nhân dân.

Hôm nay, khi lắng nghe tiếng chim hót lảnh lót nơi đầu cành đang bật lên ngàn vạn chồi xanh tựa những hạt ngọc li ti, tôi lại nhớ những ngày tác nghiệp ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên trong trận lũ quét giữa tháng 9 vừa qua. Nhớ lại đau thương cũng là một cách để biết trân trọng những điều giản dị từ cuộc sống, để thấy được sống, cống hiến là hạnh phúc và nhận ra một điều rằng, khi con người đến với nhau, chia sẻ cùng nhau những mất mát bằng tình cảm, sự chân thành sẽ còn lại mãi mãi giữa bộn bề lo toan.

Ở Làng Nủ, tôi đã thấy điều đó. Cả tuần trời, những người lính đội nắng, ngâm mình trong bùn sâu ngang thắt lưng, tỉ mỉ nhích từng chút, lật từng hốc cây, kẽ đá tìm kiếm nạn nhân. Buổi chiều hôm ấy, trong lúc làm nhiệm vụ, một chiến sĩ vô tình giẫm phải đinh, chiếc đinh cắm sâu vào lòng bàn chân tứa máu, gương mặt ướt đẫm mồ hôi và đỏ ửng vì nắng nóng, đôi mắt nhắm lại, hai hàm răng nghiến chặt như để dặn lòng không phát ra tiếng kêu vì đau. Bất chợt, một chị gái cũng đang ngóng tin người thân đứng cạnh đó bật khóc, thốt lên: Thương người bị vùi lấp và thương cả những người tìm kiếm!

Vượt lên khắc nghiệt địa hình, khí hậu, mệt và đói, tranh thủ vài phút nghỉ giữa giờ, ăn vội chiếc bánh mỳ hoặc lương khô hay lúc nghỉ trưa, và vội lưng cơm, những người lính chỉ kịp thiếp đi trong giấc ngủ ngắn ngủi lấy sức để lại tiếp tục công việc. Những người lính, họ không hề biết mặt từng người dân Làng Nủ nhưng họ biết, vì dân mà có mặt, cùng chung sức xoa dịu nỗi đau, cùng sẻ chia mất mát.

Hôm bộ đội chia tay Làng Nủ, những người tôi đã gặp trong suốt những ngày ở đây như anh Hoàng Văn Voi, Hoàng Văn Thới, chị Nguyễn Thị Yến và tất thảy người dân trong thôn đều có mặt. Người già, người trẻ, đàn ông, phụ nữ trên gương mặt hốc hác đều hai hàng nước mắt lăn dài. Người đi, kẻ ở bịn rịn trong từng cái ôm thật chặt. Cả người dân và bộ đội cứ thế mặc kệ nước mắt trào ra!

Chứng kiến hình ảnh đó, tôi hiểu rằng những việc làm của bộ đội sẽ còn được các thế hệ người dân nơi đây nhắc đến. Hình ảnh những người lính sẽ thực sự sống mãi trong lòng người dân Làng Nủ.

Chiều 12/9, hơn 50 cán bộ, chiến sĩ chúng tôi bắt đầu hành quân bộ theo đường dọc sông Chảy từ xã Điện Quan của huyện Bảo Yên sang xã Bản Cái, huyện Bắc Hà tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại đây. Trực tiếp Đại tá Nguyễn Đức Cương, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng hành quân và chỉ đạo bộ đội thực hiện nhiệm vụ. Lúc chúng tôi vừa đến nơi, nhiều người dân đã nói: Bộ đội đến kiểu gì cũng tìm thấy nạn nhân!

Đại úy Lê Đình Trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 254 nhớ lại.

Trước mặt tôi, đôi mắt của chàng Đại úy người Hải Dương đỏ hoe khi kể về cảnh tượng lúc các anh tiếp cận hiện trường. Trong chiều 12/9, vừa đặt chân đến xã Bản Cái, chưa kịp nghỉ ngơi, các anh ngay lập tức tham gia đưa một nạn nhân vượt nhiều km đường sạt lở từ xã Nậm Lúc ra.

Việc cứu hộ nạn nhân thứ hai mới thực sự vất vả. Tìm thấy từ lúc 5 giờ chiều nhưng khối lượng đất đá, bê tông vùi lấp lớn, chúng tôi phải thay nhau đào bới, phá dỡ, đến khoảng 9 giờ tối mới đưa thi thể nạn nhân ra được.

Đại úy Lê Đình Trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 254 kể.

Hoàn lưu bão số 3 ảnh hưởng trên diện rộng, 3 ngày liền Đại úy Lê Đình Trưởng không thể liên lạc được với bố mẹ ở quê Hải Dương. Dù trong lòng đang có “sóng ngầm”, anh vẫn gác lại niềm riêng để thực hiện nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin gửi gắm từ Nhân dân.

Cùng tham gia làm nhiệm vụ tại xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà đợt bão số 3 vừa qua có Binh nhất Lý Văn Chiến, Tiểu đội 3, Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 254. Anh kể rằng lần đầu làm nhiệm vụ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp cũng thấy sợ, nhưng rồi cảm giác đó qua đi rất nhanh. “Chứng kiến những mất mát rất lớn về người và thấu hiểu cảm giác trông ngóng của những người thân nạn nhân, chúng tôi đã làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả tình cảm của mình, đau nỗi đau của dân. Cảm giác những nạn nhân như người nhà mình vậy!”, anh Lý Văn Chiến trải lòng.

Tháng 1/2025, anh Lý Văn Chiến sẽ xuất ngũ nhưng những ngày tháng được rèn luyện, cống hiến trong môi trường quân đội thực sự là trải nghiệm anh không thể nào quên.

Khó có thể kể xiết những việc làm vì dân của bộ đội trên biên giới Lào Cai thời gian qua. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, họ đã sống và cống hiến, mãi mãi như vậy, nhiệt tình và lặng lẽ. Theo tháng năm, tô thắm thêm truyền thống Bộ đội Cụ Hồ.

song-trong-long-nhan-dan.png

Theo thống kê của Ban Dân vận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, riêng trong đợt bão số 3 vừa qua, các đơn vị đã huy động hơn 8.000 cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực và dân quân, tự vệ với hơn 46.400 ngày công, hơn 700 lượt phương tiện các loại hỗ trợ di dời 6.562 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm; tìm kiếm được 103 người bị vùi lấp; cứu được 75 người bị thương; dọn dẹp khối lượng bùn đất hơn 35.000 m3; vận chuyển, cấp phát hàng cứu trợ đến 3.452 hộ dân; làm nhà bạt, nhà tạm cho 40 hộ dân… Trong năm 2024, bộ đội còn tham gia làm dân vận tại xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương), xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát), xã Lùng Cải (huyện Bắc Hà) với hơn 500 ngày công, giúp người dân đào hố trồng lê, trồng chè, chăm sóc cây ăn quả, đổ bê tông đường giao thông nông thôn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm…

Những con số trên là minh chứng rõ nét cho những việc làm ý nghĩa của bộ đội, khẳng định là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất. Dù trong mọi hoàn cảnh, thời gian, những người lính luôn có mặt vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Cũng bởi vậy, hình ảnh bộ đội luôn sống mãi trong lòng Nhân dân!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

fb yt zl tw