Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Theo bước chân thợ điện cao thế

Theo bước chân thợ điện cao thế

Vất vả, nhọc nhằn, thậm chí rủi ro có thể xảy đến với bản thân bất cứ lúc nào nhưng những người thợ điện quản lý vận hành đường dây cao thế vẫn luôn gắn bó, tận tâm với nghề. Dù sáng sớm tinh mơ hay khi mặt trời đã xuống núi, dù nắng như đổ lửa hay bão tố bịt bùng, những bóng áo cam với khuôn mặt sạm đen vẫn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ để dòng điện luôn thông suốt.

Những bước chân không mỏi

5 giờ sáng, cán bộ, công nhân Đội Quản lý vận hành đường dây 110 kV Lào Cai (Xí nghiệp lưới điện cao thế Lào Cai) đã lịch kịch đồ đạc chuẩn bị lên đường. Anh Trần Văn Chiển, Đội trưởng bảo hôm nay vị trí thao tác ở xa và cần hoàn thành công việc trước 7 giờ 30 phút để một đơn vị khác vào thi công. Công tác trong ngành điện hơn 21 năm thì cũng là từng ấy năm anh Chiển gắn bó với công tác vận hành lưới điện cao thế. Ở đâu có tuyến đường dây 110 kV thì ở đó đều đã in dấu bước chân anh và các đồng nghiệp.

2.jpg

Vị trí cột hôm nay các anh thao tác nằm gần khu vực khai trường 25 của Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, thuộc tuyến đường dây Cốc San - Lào Cai. Chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 20 km nhưng ở đây như một ốc đảo, nhà dân thưa thớt, tuyến đường mòn cỏ cây um tùm vì đã lâu không có người qua lại.

Gần 6 giờ sáng, trời vẫn còn tối om om, chỉ thấy loang loáng ánh sáng phát ra từ những chiếc áo phản quang của thợ điện như những đốm nhỏ nối nhau qua khu đồi vắng lên chân cột điện cao thế. Anh Chiển bảo so với nhiều vị trí cột khác thì quá trình tiếp cận như thế này là rất thuận lợi nhưng mọi thao tác đều phải cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác.

Anh Nguyễn Xuân Đồng, công nhân Đội Quản lý vận hành đường dây 110 kV Lào Cai tâm sự: Ngày mới ra trường được phân công về đội cao thế cũng lo lắng bởi khi ấy giao thông đi lại chưa thuận lợi như vậy giờ, các cột điện cao thế đều xa khu dân cư có khi phải đi bộ cả ngày mới tới.

Công nhân vận hành lưới điện cứ đi từ sáng sớm, nắm cơm theo, có khi phải ngủ nhờ lán tạm của người dân. Vất vả là vậy nhưng không ca thán một lời bởi ai cũng xác định đó là nhiệm vụ và trách nhiệm đảm bảo cho dòng điện thông suốt. “Ngày đầu lên cột cao thế nhìn xuống còn chóng mặt, lâu dần thành quen. Ngoảnh đi ngoảnh lại vậy mà đến nay đã gắn bó với công việc này hơn 20 năm” - anh Đồng chia sẻ.

3.jpg

Công việc hôm nay của các anh là thực hiện các biện pháp an toàn cho phép đơn vị thi công vào thay ngọn cột và kéo bổ sung dây chống sét cáp quang mới. Đây là hạng mục của dự án “Hoàn thiện hạ tầng lắp đặt hệ thống truyền dẫn IP liên tỉnh mạng IT&OT tại Công ty Điện lực Lào Cai”.

Dự án này nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và bền vững cho hệ thống điện khu vực, đồng thời xây dựng hạ tầng mạng kết nối các đơn vị trực thuộc để hỗ trợ các ứng dụng dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Đây cũng là một phần trong kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, hướng đến việc tạo ra một hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin mạnh mẽ, có tính dự phòng cao và khả năng mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong tương lai.

Dự án bao gồm các hạng mục như thay thế chống sét van đã hoạt động lâu năm, cải tạo đầu cột, lắp đặt dây chống sét cáp quang (OPGW) trên tuyến đường dây 110 kV Lào Cai - Phong Thổ bao gồm từ cột 01 đến cột 95 lộ 173 E20.2 (từ Lào Cai đến đèo Ô Quý Hồ, Lai Châu), tổng mức đầu tư 5,4 tỷ đồng.

Quá trình thao tác, an toàn lao động và an toàn vận hành hệ thống điện được đặt lên hàng đầu, không để sai sót dù chỉ 1%. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Giám đốc phụ trách Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiện trường kỹ lưỡng, xây dựng phương án thi công chi tiết phù hợp với từng hạng mục”.

Giữ dòng điện luôn thông suốt

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai quản lý vận hành 320 km đường dây cao thế, 36 lộ, 8 trạm biến áp 18 MBA, tổng công suất 928 MW. Quản lý vận hành toàn bộ lưới điện 110 kV, đảm bảo an toàn lưới điện, truyền tải công suất của các nhà máy thủy điện. Khu vực đặc biệt như Tằng Loỏng, xí nghiệp đang quản lý 3 trạm biến áp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và cấp điện trung áp cho 3 huyện lân cận gồm Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn.

Nếu các trạm biến áp là trái tim của lưới điện, thì hệ thống đường dây cao thế chính là những mạch máu. Vì vậy, nhiệm vụ của Đội Quản lý vận hành đường dây 110 kV thực sự nặng nề. Đội phải thường xuyên tiến hành kiểm tra duy tu bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ để có căn cứ sửa chữa, cải tạo, nâng cao năng lực truyền tải lưới điện. Đường dây trải dài 7/9 huyện, thị xã, thành phố đi qua khu vực chủ yếu là núi cao, địa hình chia cắt, vực sâu, xa khu dân cư khiến việc di chuyển, tiếp cận các vị trí cột gặp rất nhiều khó khăn.

4.jpg

Để đảm bảo an toàn hệ thống điện, cùng với công tác duy tu, bảo dưỡng, cán bộ, công nhân đội quản lý vận hành đường dây cao thế còn thường xuyên tuyên truyền vận động Nhân dân nơi có đường dây đi qua tham gia bảo đảm đường dây lưới điện.

Đường dây ở rất xa, quá trình vận hành đường dây có những thay đổi nhỏ trên đường dây, cột điện cán bộ cũng khó mà phát hiện được hết vì vậy phải dựa vào người dân. Đây là bài học kinh nghiệm rất quý giá nhất là trong đợt mưa lũ vừa qua. Từ nguồn tin báo của người dân, ngành điện lực đã kịp thời phát hiện, xử lý các khiếm khuyết nhờ đó không để xảy ra các sự cố ảnh hưởng đến an toàn lưới điện.

Hệ thống đường dây thuộc địa bàn Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai quản lý có tất cả 679 cột, trung bình mỗi tháng, ít nhất công nhân Đội Quản lý vận hành đường dây 110 kV phải có mặt tại mỗi vị trí cột một lần và 3 tháng phải tuần tra ban đêm 1 lần tại các vị trí này, đường dây càng mang tải cao thì tần suất tuần tra càng nhiều.

5.jpg

Anh Nguyễn Ngọc Trung cho biết, cán bộ, công nhân Đội vận hành lưới điện cao thế thuộc từng vị trí cột như lòng bàn tay. Những năm gần đây, hoạt động tác nghiệp của cán bộ, công nhân Đội quản lý vận hành đường dây cao thế đỡ vất vả hơn nhờ được trang bị các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng hiện đại như flycam, máy ảnh siêu zoom, camera nhiệt, máy phóng điện… Giao thông thuận lợi nên việc tiếp cận các vị trí cột cũng không khó khăn như trước tuy nhiên vẫn có nhiều vị trí đầy thử thách với những thợ điện cao thế.

Anh Trung điểm danh một số vị trí cột mà nhắc đến ai cũng ngán ngẩm, như vị trí cột 256, 357 trên dãy núi Con Voi thuộc xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên phải đi bộ từ đường trục chính lên hơn tiếng đồng hồ. Hay vị trí cột 89, 90 nằm cheo leo trên sườn núi khu vực đèo Thác Bạc (Sa Pa). Khu vực xã Nậm Mả, xã Võ Lao cũng có các vị trí cột 42, 46 phải đi bộ luồn rừng cả tiếng đồng hồ mới tiếp cận được.

Khó khăn nhất là khi tuần tra vào mùa mưa, các tuyến đường núi trơn trượt, nước lũ chia cắt không chỉ khiến việc tiếp cận các vị trí cột khó khăn hơn mà còn tiềm ẩn rủi ro, hiểm nguy trong quá trình tác nghiệp của người thợ điện cao thế. Vất vả, nhọc nhằn vậy nhưng những người thợ điện cao thế luôn gắn bó, tận tâm với nghề. Công việc thầm lặng của họ đã góp phần đảm bảo cho dòng điện luôn thông suốt, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw