Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Bản làng tươi đẹp với những căn nhà mới mang đậm truyền thống văn hóa bản địa ở Làng Nủ, Nậm Tông - nơi an cư cho đồng bào vùng lũ không chỉ minh chứng cho sự yêu thương đùm bọc của đồng bào cả nước với người dân nơi đây mà còn ghi dấu ấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, những người thổi hồn cho những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ.

Trong dòng người về Làng Nủ ngày khánh thành, không khó để chúng tôi nhận ra KTS Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, người đã chủ trì cùng đội ngũ các kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế khu tái định cư Làng Nủ, Nậm Tông. Nhìn về những căn nhà sàn, nhà sinh hoạt cộng đồng và ngôi trường mầm non, ông cũng vui lây với niềm vui của bà con nơi đây.

2.jpg

KTS Hoàng Thúc Hào tâm sự chưa bao giờ có dự án nào được thiết kế thần tốc đến vậy, thời gian chỉ tính bằng ngày. Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư phải cùng lúc đưa ra nhiều lời giải cho bài toán thiết kế quy hoạch các khu tái định cư. Đó là công tác quy hoạch, thiết kế kiến trúc được thực hiện đồng thời với quá trình thi công của Binh đoàn 12.

Yêu cầu đặt ra là quy hoạch phải dựa trên quan điểm tôn trọng địa hình tự nhiên, đảm bảo khối lượng san gạt tối thiểu, giữ gìn bảo vệ các khu vực cây xanh có giá trị. Các mẫu nhà được thiết kế dựa trên đặc trưng kiến trúc truyền thống bản địa, phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào người Tày, người Mông và đáp ứng nhu cầu hiện tại của người dân.

Nhớ lại khoảng thời gian ban ngày thì xuyên rừng khảo sát vị trí tái định cư, tối về lại họp bàn với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng phương án thiết kế quy hoạch, đồng chí Trần Đức Tình, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết khi ấy tất cả đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, với mong muốn lớn nhất là góp phần giúp cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống, vơi bớt nỗi đau thương mất mát.

3.jpg

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trần Đức Tình cho biết, song song với công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, trong những ngày Lào Cai bị thiên tai bủa vây tứ phía, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã rốt ráo chỉ đạo khẩn trương lo chỗ ở cho người dân bị mất nhà cửa. Đặc biệt tại Làng Nủ và Nậm Tông, thực hiện cam kết với Thủ tướng Chính phủ đến 31/12/2024 phải hoàn thành các khu tái định cư, tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương khảo sát, tìm vị trí tái định cư nhanh nhất sau khi bão lũ, sạt lở đất xảy ra.

Trong điều kiện mưa lũ khi đó để tìm một vị trí an toàn có thể định cư lâu dài cho người dân phải xem xét kỹ lưỡng cả các yếu tố liên quan đến địa chất, thủy văn thực sự không hề dễ dàng. Sau khi khảo sát, tìm được một số vị trí phù hợp, tỉnh đã mời các chuyên gia địa chất lên trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học. Những ngày đó, GS.TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã lặn lội đường xa lên Lào Cai, đến từng nơi xảy ra thiên tại chia sẻ động viên bà con và cùng lãnh đạo tỉnh Lào Cai lặn lội khắp triền núi, tỉ mỉ khảo sát địa chất, tìm mặt bằng.

4.jpg

Vị trí xây dựng hai khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông hiện nay thực tế chưa phải là địa điểm ban đầu được tính đến, tuy nhiên sau khi cân nhắc nhiều yếu tố và lấy ý kiến Nhân dân thì quyết định chọn vị trí như hiện tại. Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng yêu cầu báo cáo tiến độ liên tục và tham gia ý kiến trực tiếp vào các hạng mục quan trọng, trong đó ý tưởng quy hoạch tổng thể các khu tái định cư.

Đây không chỉ là một phương án thiết kế kiến trúc xây dựng thông thường mà thực sự là một công trình nghệ thuật, điều này có được là nhờ tập hợp công sức trí tuệ từ các cấp lãnh đạo đến đội ngũ kiến trúc sư, cán bộ quy hoạch và Nhân dân địa phương. Hình dáng kiến trúc, mái nhà, cho đến kiến trúc nhà văn hóa, trường học đều được thiết kế phù hợp với kiến trúc cảnh quan, hài hòa với địa hình, rừng núi xung quanh.

5.jpg

Thời gian lập quy hoạch, thi công rất ngắn, trong quá trình thi công vẫn phải có những điều chỉnh nhất định nhưng nhờ thiết kế đồng bộ ngay từ đầu nên mỗi hạng mục thi công như một mảnh ghép để hoàn thành một bức tranh.

Trong chuyến khảo sát cuối cùng trước ngày khởi công, trực tiếp tại hiện trường, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã xem đơn vị tư vấn sử dụng phần mềm chuyên dụng thao tác lồng ghép phối cảnh các khu tái định cư này vào khu đồi hiện hữu, khi ấy nhiều người vẫn chưa tin trong một thời gian ngắn có thể đưa ngôi làng từ tranh vẽ ra thực tế.

6.jpg

Việc thiết kế nhà cũng được tiến hành khẩn trương, khi đó lãnh đạo tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với Hội Kiến trúc sư thiết kế mẫu nhà phù hợp với kiến trúc văn hóa truyền thống của bà con. Trong đó, tại Nậm Tông thiết kế theo kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào Mông; tại Làng Nủ thiết kế theo kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào Tày.

Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Sở Xây dựng đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến với Hội Kiến trúc sư để lên ý tưởng thiết kế, sau đó gửi đến VTV là đơn vị tài trợ và Binh đoàn 12 là đơn vị thi công để thống nhất phương án. Với mẫu nhà sàn ở Làng Nủ, sau khi nhận được thiết kế, để đảm bảo tiến độ, Binh đoàn 12 đã đặt Công ty bê tông Xuân Mai sản xuất cấu kiện đúc sẵn tại nhà máy sau đó vận chuyển lên lắp dựng.

7.jpg

Sau hơn hai tháng thi công, từ những nét vẽ đầu tiên trên bản vẽ thiết kế những ngôi nhà đã hiện hữu, hai khu tái định cư Làng Nủ, Nậm Tông đã hoàn thành và đón người dân về sinh sống. Kỳ nghỉ tết Nguyên đán vừa qua, Làng Nủ, Nậm Tông đã đón hàng trăm lượt người dân và du khách đến tham quan. Chị Trần Thu Hà đến từ Hà Nội cho biết được xem hình ảnh Làng Nủ trên báo chí nhiều, khi đặt chân đến đây mới thấy ngôi làng thực sự rất đẹp.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trần Đức Tình chia sẻ: Khi chọn vị trí các khu tái định cư, chúng tôi cũng đã tính toán có thể mở rộng, nâng quy mô dân cư nơi đây. Chúng tôi mong muốn các địa phương và người dân tiếp tục bảo vệ, gìn giữ cảnh quan, không gian kiến trúc xây dựng nơi đây trở thành những làng du lịch cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón Tết giữa trùng khơi biển biếc

Đón Tết giữa trùng khơi biển biếc

Đầu năm 2024, Đoàn công tác của chúng tôi gồm hơn 100 phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí của cả nước tham gia Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng II, Quân chủng Hải quân (Vùng II Hải quân) tới Nhà giàn DK1, tàu ứng trực và hải đảo tiền tiêu làm nhiệm vụ tuyên truyền. Với cá nhân tôi, đây là chuyến công tác đặc biệt, ý nghĩa và giàu cảm xúc nhất trong hơn 20 năm làm báo. Đặc biệt nhất là khi được đặt chân lên Nhà giàn DK1 và cảm nhận mùa xuân giữa trùng khơi biển biếc.

Những nếp nhà sàn ngập tràn tình thương

Những nếp nhà sàn ngập tràn tình thương

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 năm 2024 đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, khiến hàng chục ngôi nhà sàn của đồng bào Tày bị sập đổ và hỏng nghiêm trọng. Được sự hỗ trợ của Nhà nước và chung tay của cả cộng đồng, bà con người Tày nơi đây đã quyết tâm khôi phục lại những ngôi nhà sàn - biểu tượng văn hóa truyền thống bao đời nay.

Đưa điện về Sín Chải

Đưa điện về Sín Chải

Ngày đầu năm mới, thôn Sín Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa như bừng sáng trong niềm vui của bà con khi điện lưới quốc gia chính thức đến từng nhà. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn lao đối với 40 hộ dân tộc Dao nơi đây, những con người đã quen sống trong cảnh thiếu thốn ánh sáng suốt bao năm qua.

 Dấu ấn ngàn xưa nơi thành phố biên cương

Dấu ấn ngàn xưa nơi thành phố biên cương

Lào Cai là thành phố biên giới duy nhất có dòng sông Hồng chảy qua. Nhắc đến thành phố Lào Cai, nhiều người đều biết đến một thành phố trẻ với nhịp sống sôi động, hiện đại, ít ai biết rằng đây là vùng đất cổ với trầm tích văn hóa ngàn năm, nơi người Việt cổ đã từng sinh sống ven sông Hồng từ thời nguyên thủy.

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Đây là việc làm đẹp và đầy ý nghĩa của người dân Làng Nủ. Ba người thân của ba hộ bị thiệt hại do thiên tai đã tự nguyện viết đơn gửi lãnh đạo xã Phúc Khánh (Bảo Yên) xin không nhận nhà tái định cư, với mong muốn nhường những ngôi nhà "đẹp như mơ" này cho những người khó khăn hơn.

Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Người dân vùng lũ sẵn sàng về nơi ở mới: Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Chỉ còn ít ngày nữa, những người dân đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát trong trận lũ quét và sạt lở đất ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng và các địa phương trong tỉnh sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư. Nhiều người bày tỏ cảm xúc của mình, nói rằng cảm giác này như một giấc mơ.

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Làm gì để bảo vệ vườn ươm chè giống gốc của tỉnh?

Thời gian qua, vườn ươm chè giống của tỉnh tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát đang bị bỏ hoang và bị người dân lấn chiếm. Mặc dù, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền xã có biện pháp bảo vệ và thu hồi những diện tích đất bị lấn chiếm nhưng vì nhiều lý do, đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ những cây chè giống hàng chục năm tuổi bị xóa sổ là rất lớn.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Là thôn bản bị cuốn trôi bởi lũ quét do cơn bão số 3, Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà) được cả nước hướng về, quyên góp ủng hộ, sẻ chia mất mát. 

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Từ một vùng biên hoang sơ, giờ đây, thành phố Lào Cai trở thành vùng đất du lịch đầy tiềm năng, là điểm đến hấp dẫn du khách muôn phương bởi những mùa lễ hội rộn ràng, những bản, làng vùng cao bình yên, những điểm đến tâm linh dọc triền sông Hồng…

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Hơn một tháng từ khi trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, hôm nay, những căn nhà đầu tiên của khu tái thiết đã được lắp dựng. Những người lính thợ từ Binh đoàn 12, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, đơn vị được giao đảm nhiệm thi công đã mang tất cả khí thế, nhiệt huyết từ truyền thống hào hùng của bộ đội Trường Sơn lên công trường.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Từ Làng Nủ trở về sau những ngày tác nghiệp, chúng tôi vẫn chưa thể ngủ ngon giấc bởi cứ nghĩ đến sức tàn phá ghê gớm của thiên nhiên lại càng thấy con người thật nhỏ bé! Những ngọn núi, dòng suối, cây rừng cũng là những thực thể sống đang ngày đêm vận động, biến chuyển chỉ có điều chúng ta không nhận ra.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Chứng kiến những hình ảnh tang thương, những mất mát không gì có thể bù đắp của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều người không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Ngay lập tức, những chuyến hàng cứu trợ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của hàng triệu trái tim trên khắp mọi miền tổ quốc đã hướng về Làng Nủ để “tiếp sức” cho người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

fb yt zl tw