Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 3: Viên ngọc xanh giữa trùng khơi

Bài 3: Viên ngọc xanh giữa trùng khơi

Giữa biển khơi, Trường Sa hiện lên sừng sững hiên ngang, tựa “viên ngọc xanh” lấp lánh tràn đầy sức sống.

Tại đảo Trường Sa Lớn trong một buổi sáng mưa trắng trời. Đứng trên tàu nhìn sang đảo bạt ngàn xanh của cây bàng vuông, cây bão táp, phong ba rạp mình trước gió bão, những chồi non như đang căng mình nuốt từng giọt mưa ngọt lịm, chắt chiu để sinh sôi, thỉnh thoảng một vài cánh cò trắng vút lên, chao liệng, một cảm giác thanh bình gợi nhớ trong tôi hình ảnh làng quê nào đó trong đất liền xa xôi.

Trường Sa, tên gọi thân thương, khi nhắc đến trong lòng mỗi người dân đất Việt đều như có một phần máu thịt, không thể cắt rời. Chúng tôi đến đúng dịp cuối năm và đang là mùa bão, những con sóng cao vút, quất liên hồi vào bờ đảo trắng xóa. Những cơn mưa bất chợt, đến rồi đi không hẹn trước, để lại sau đó tia nắng ấm áp, bầu trời được tắm gội trở nên trong veo. Đảo Trường Sa Lớn được mệnh danh là “thủ đô” của Quần đảo Trường Sa hiện lên trước mắt chúng tôi hiên ngang giữa mênh mông trời biển xanh ngắt một màu.

Ngay tại cổng chào từ âu tàu vào đảo, rất đông người dân và cán bộ, chiến sĩ chờ sẵn chào đón đoàn phóng viên và cán bộ, chiến sĩ ra công tác lần này. Chúng tôi di chuyển vào trong đảo Trường Sa Lớn dưới con đường rợp bóng cây. Cũng như người lính ngày đêm kiên cường giữ đảo, những cây xanh trên đảo Trường Sa đã vượt qua ngàn bão tố, phong ba vươn mình đứng thẳng, xanh mát quanh năm. Dưới bàn tay và tình cảm chăm chút của những người lính, hàng ngàn cây lớn lên từng ngày, kết thành một khối xanh che chở bộ đội vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu nắng nóng và sóng gió biển Đông. Những thân cây “xù xì, gai góc” mang dấu ấn thời gian vẫn kiêu hãnh vươn lên như hình ảnh lớp lớp những thế hệ người lính đảo.

Đứng bên cạnh cột mốc chủ quyền trên đảo, Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên Đảo Trường Sa tự hào trước thành quả xanh hóa Trường Sa của cán bộ, chiến sĩ những năm qua. Anh cho biết, hiện trên đảo không còn đất trống. Hằng năm, cùng với sự hỗ trợ của các địa phương, cán bộ, chiến sĩ đã nỗ lực và chủ động ươm hàng ngàn cây xanh trồng trên đảo và hỗ trợ các đảo về cây giống. Vì vậy, đảo Trường Sa không chỉ mạnh về phòng thủ mà còn là nơi đẹp về cảnh quan môi trường.

Để những cây xanh bám rễ, đứng vững “nơi đầu sóng, ngọn gió”, khi mới trồng, lính đảo kỳ công dùng lưới quây quanh, che chắn rất cẩn thận.

Trong số hơn 20 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, có rất ít đảo may mắn được tự nhiên ban cho lớp thổ nhưỡng có chất mùn dầy và lớp phân chim hải âu từ xưa để lại, thuận lợi cho việc trồng cây, trồng rau xanh. Cơ bản các đảo chỉ “giàu” sỏi đá, cát trắng và san hô cứng. Khí hậu khắc nghiệt thêm thổ nhưỡng “khó tính” nên việc trồng cây ở đây khó khăn hơn nhiều lần so với đất liền.

Vậy mà, khi đặt chân lên Quần đảo Trường Sa, chúng tôi lại được hít trọn bầu không khí trong lành, cảm giác như ở đất liền với nhiều loại cây xanh tươi tốt. Trên bất cứ đảo nào, chỉ cần có khoảng đất trống, dù rất nhỏ, bộ đội đều đặt vào đó những mầm xanh và chăm chút với tất cả tấm lòng, hy vọng mầm xanh ấy sẽ lớn lên, che chở bộ đội vượt qua cái nắng, cái nóng giữa biển khơi.

Có lần, trên đảo Đá Tây A, chúng tôi được đi dạo, đạp xe giữa hàng dương xanh tựa dải lụa mềm ôm lấy hòn đảo xinh đẹp, lòng mơ hồ liên tưởng đến một khu resort thơ mộng nào đó trong đất liền. Những tia nắng cuối ngày lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đất vô vàn hình tròn nhỏ, lấp lánh như đôi mắt trẻ thơ, tinh nghịch nhảy nhót. Chìm trong không gian rất đỗi yên bình, lắng nghe tiếng rì rào của gió hòa cùng tiếng sóng vỗ nhè nhẹ ru hòn đảo mơ màng lúc hoàng hôn, tôi thấy một cảm giác thư thái rất lạ.

Chiến sĩ Lâm Minh Tân ở đảo Đá Tây A cười bảo: Với các cán bộ, chiến sĩ chúng tôi sau giờ huấn luyện, canh gác, hàng dương xanh là nơi lý tưởng để đi bộ thư giãn, tận hưởng không gian trong lành và tạm quên đi những vất vả, căng thẳng trong cuộc sống.

truong-sa-than-thuong-va-kieu-hanh-3.png

Có đến với đảo xa, sống và làm việc ở nơi khắc nghiệt đầy bão dông và nắng lửa mới thấy quý biết bao những cây xanh. Trên Quần đảo Trường Sa, các hiện tượng thời tiết cực đoan, như dông, lốc diễn ra quanh năm, thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua, nhất là cái nắng rát bỏng cùng với gió biển mang theo hơi muối thổi ngày đêm làm đen sạm màu da. Vì vậy, những cây xanh, rau xanh và nước ngọt trở thành tài sản quý giá đối với bộ đội.

truong-sa-than-thuong-va-kieu-hanh-2.png
truong-sa-than-thuong-va-kieu-hanh-1.png

Hôm từ tàu vào đảo An Bang, chúng tôi phải di chuyển bằng xuồng nhỏ giữa sóng biển chênh chao. Khi xuồng cập đảo, nhiều chiến sĩ đã sẵn sàng nơi mép nước hỗ trợ kéo xuồng. Các chiến sĩ kể rằng, do cấu trúc san hô của đảo An Bang dựng đứng, 4 mùa sóng vỗ nên việc ra - vào đảo gặp vô vàn khó khăn, nguy hiểm, đảo đã tổ chức lực lượng kéo xuồng được huấn luyện thuần thục để đối phó với những tình huống sóng gió phức tạp, đưa các đoàn công tác thân yêu từ đất liền ra thăm đảo.

Đặc thù khí hậu ở đảo An Bang rất khắc nghiệt, số ngày nắng nóng, dông tố lớn, độ mặn trong hơi nước và không khí cao, không có giếng nước ngọt. Thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, bề mặt phủ một lớp mùn mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, rất khó cho cây cối phát triển. Nhưng kìa, đảo nhỏ hiện lên trước mắt chúng tôi vẫn là một không gian xanh mát. Những cây bàng vuông sừng sững, cành lá ken dày, từng chùm quả, chùm hoa phớt tím phía đầu cánh đong đưa theo gió như cánh tay của lính đảo vẫy chào. Thật kỳ lạ, loài cây với sức sống bền bỉ và mãnh liệt, âm thầm cắm rễ vào lòng san hô mà lớn lên, mặc nắng mưa, gió bão.

Thấy tôi thích thú, Thiếu tá Võ Cát Thành, bác sĩ công tác trên đảo chạy vội về phòng lấy ra tặng tôi mấy quả bàng vuông đã được anh phơi khô, cất giữ cẩn thận. Anh bảo, tặng tôi làm kỷ niệm và nhắc khi về đất liền, mùa xuân ấm áp hãy ươm quả vào đất để đánh thức mầm xanh được chắt chiu từ sóng gió và mặn mòi biển cả. Vậy là, trong hành trang của tôi đã có thêm một phần hồn cốt của An Bang!

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngát xanh đảo Đá Tây A

Ngát xanh đảo Đá Tây A

Giữa mênh mông trùng khơi, nơi tưởng như chỉ có sóng gió và nắng gắt, đảo Đá Tây A hiện lên xanh ngát giữa biển cả. Màu xanh ấy không chỉ là sắc lá của hàng dương, bàng vuông, hay những tán cây ăn quả rợp bóng chan hòa, mà còn là sắc xanh của niềm tin, của sức sống, của ý chí con người đang ngày đêm canh giữ và dựng xây vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tỉnh Lào Cai làm tốt công tác tuyển sinh quân sự

Tỉnh Lào Cai làm tốt công tác tuyển sinh quân sự

Chiều 10/4, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đoàn kiểm tra của Ban Tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) do Thiếu tướng Phùng Thị Phú, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn - Nhà trường làm Trưởng đoàn cùng các thành viên đã tiến hành kiểm tra công tác tuyển sinh quân sự tại tỉnh Lào Cai năm 2025.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng”

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng”

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Thần tốc - Quyết thắng”; thời gian từ 1/3 - 19/5/2025.

Công tác binh vận, địch vận, trí vận góp phần vào thắng lợi vẹn toàn năm 1975

50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Công tác binh vận, địch vận, trí vận góp phần vào thắng lợi vẹn toàn năm 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là thắng lợi của đường lối xây dựng lực lượng cách mạng toàn diện bao gồm đội quân chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, đã luôn kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi tiến công (quân sự, chính trị và binh vận)…

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

Ngày 8/4, Đoàn công tác Quân khu 2 đã tổ chức khám, tuyển chọn nữ dân quân tỉnh Lào Cai tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

fb yt zl tw