Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thời gian qua, một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Lào Cai) hoặc tại các nút giao liên quan. Qua các cuộc họp đánh giá về công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và kết quả điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông cho thấy ngoài ý thức của người tham gia giao thông thì hạ tầng giao thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tại các nút giao, lối vào còn những bất cập cần khắc phục ngay để đảm bảo ATGT.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Lào Cai) được chính thức đưa vào vận hành năm 2014. Sau 10 năm vận hành, đến nay, lượng phương tiện lưu thông trên tuyến đường ngày càng tăng cao, các điểm kết nối được bổ sung trong khi chất lượng đường xuống cấp, phương án vận hành giao thông trên tuyến cao tốc này đã phát sinh những bất cập gây mất ATGT.

C2.jpg
C1.jpg
Nút giao giữa Quốc lộ 4D với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có nhiều bất cập gây mất ATGT.

Có mặt tại nút giao giữa Quốc lộ 4D (Lào Cai - Sa Pa) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thôn Giàng Thàng, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai), phóng viên ghi nhận nhiều lái xe đi từ Sa Pa về hoặc từ thành phố Lào Cai đến muốn rẽ vào đường nối để lên cao tốc nhưng gặp khó khăn khi bị che khuất tầm nhìn bởi hệ thống hộ lan dựng sát lòng đường. Thứ nữa, hệ thống biển báo giao thông đặt quá xa, sau đó không có biển nhắc lại nên khi đến sát lối rẽ, các lái xe mới nhìn thấy đường lên khiến họ giật mình phanh gấp, trong khi tại nút giao này lưu lượng phương tiện rất lớn đã gây mất ATGT.

Còn tại lối vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Km264), ở khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành cũng đang tồn tại một số bất cập về hệ thống hạ tầng giao thông gây mất ATGT. Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ một thời gian ngắn trong sáng 27/2, nhiều phương tiện đi từ các bãi kiểm hóa trong Cửa khẩu Kim Thành để vào một số kho, bãi trong đường Hương Sơn hoặc từ thành phố đi huyện Bát Xát theo lối ra qua phường Duyên Hải đã phải quay đầu hoặc lùi xe lại vì “trót” đi theo biển báo giao thông chỉ dẫn. Trong khi trước đó, điểm nối giữa đường Hương Sơn và cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được cơ quan chức năng đóng lại nhưng lại “quên” nhổ biển chỉ dẫn đi.

C4.jpg
Còn tại Km264 cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dù điểm nối với đường Hương Sơn đi huyện Bát Xát và vào khu kho hàng Nghĩa Anh đã đóng lại nhưng biển chỉ dẫn vẫn chưa được tháo dỡ khiến nhiều lái xe đi nhầm đường.

Nhiều lái xe không hiểu vì sao các đơn vị chức năng lại để biển chỉ dẫn rẽ vào đường Hương Sơn trong khi điểm kết nối giữa tuyến đường này với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được đóng lại vào ngày 20/2. Nếu tài xế nào đã trót lái xe đi vào theo biển chỉ dẫn mà muốn quay lại vị trí ban đầu thì phải đi tiếp gần 10 km nữa về nút giao giữa Quốc lộ 4D (Lào Cai - Sa Pa) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tại thôn Giàng Thàng, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai) mới có thể quay đầu.

Hiện nay, trên cao tốc cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa bàn tỉnh Lào Cai có 2 nút giao và 1 lối vào chưa có trạm thu phí nên nhiều người dân có thể tự do điều khiển xe máy đi vào cao tốc gây mất ATGT. Không chỉ vậy, trên dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, từ địa phận huyện Văn Bàn qua huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai, hệ thống hàng rào lưới thép, hộ lan còn nhiều vị trí chưa khép kín nên người dân vẫn có thể tự ý đi bộ, đứng bắt xe khách dọc hai bên đường, đi ngang qua cao tốc, điều khiển xe máy vào cao tốc gây mất ATGT.

Có thể thấy, nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATGT trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã rõ, tuy nhiên để tìm câu trả lời về trách nhiệm khắc phục những tồn tại nêu trên thì còn "rất khó khăn".

C3.jpg
Nhiều người dân vẫn cố tình điều khiển xe máy đi vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Vấn đề khắc phục những tồn tại về hệ thống hạ tầng cả ở các nút giao, điểm kết nối và trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang đặt ra hết sức bức thiết, bởi nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông vẫn đang hiện hữu, vì vậy các cơ quan chức năng của tỉnh và Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cần khẩn trương vào cuộc kiểm tra, rà soát toàn bộ tuyến đường để yêu cầu đơn vị quản lý vận hành khắc phục ngay những bất cập để đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

Tìm về phố Tây

Tìm về phố Tây

Giữa tháng Sáu, trời hửng nắng nhưng Sa Pa vẫn mang không khí se lạnh đặc trưng. Từ sân Quần xuống phố Cầu Mây, tôi gặp các nhóm khách người nước ngoài đang tản bộ, một số bà con người Mông, Dao trải ni-lông bên hiên nhà xếp hàng thổ cẩm hoặc những chiếc vòng tay ngồi bán. Cầu Mây vẫn nhộn nhịp, từ nhà hàng, khách sạn đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều được trang trí đa dạng phong cách, tạo thành dãy phố mang vẻ đẹp tân thời phương Tây ngay giữa lòng thị xã Sa Pa.

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Như đã đề cập ở bài trước, việc quy hoạch và xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Lào Cai đang đặt ra cấp bách. Thế nhưng, trong những năm qua, nhiệm vụ này vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn cứ lập xong quy hoạch lại xóa, còn người dân và doanh nghiệp thì thấp thỏm chờ đợi và đành “chấp nhận” vi phạm.

Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Là trung tâm tỉnh lỵ, có mật độ và dân số đông, việc xóa bỏ điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ nằm trong các khu dân cư là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nhưng vì quá nhiều vướng mắc nên thành phố Lào Cai chưa thực hiện được.

Những dấu chân thầm lặng

Những dấu chân thầm lặng

Là lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, khối lượng công việc lớn, các kiểm lâm địa bàn luôn xung kích, sáng tạo thực hiện phương châm “bám chính quyền, bám rừng, bám dân” để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Người xưa thường có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để nói về lợi thế của một vùng đất nếu ở gần chợ, gần sông, gần đường lớn sẽ sớm trù phú, thịnh vượng. Với xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn hiện nay có cả 3: “cận thị” - nằm ở cửa ngõ khu đô thị Bảo Hà - Tân An, “cận giang” - bám ven sông Hồng và “cận lộ” - nằm ngay nút giao IC16, cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đây là lợi thế rất lớn để vùng đất này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Bước vào tháng 5, mận Tam Hoa tại huyện vùng cao Bắc Hà bắt đầu “đủng đỉnh” chín. Mới chớm vụ mà ngày nào chị Lục Thanh Xuân, thôn Na Lo, xã Tà Chải cũng tất bật để chuẩn bị vào mùa. Chị Xuân cười nói: Bắt đầu từ giờ đến khoảng 1 tháng nữa, ngày nào cũng chỉ... ăn và đi hái mận.

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Đã 9 tháng kể từ sau thời điểm xảy ra sự cố vỡ cống hồ thải đuôi quặng Nhà máy tuyển quặng đồng Tả Phời (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai), đến nay, việc di chuyển các hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, sụt lún theo quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện. Mùa mưa lũ đã cận kề, người dân rất lo lắng khi hằng ngày phải sống dưới chân đập tiềm ẩn nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.

Nhân lên những vùng xanh

Nhân lên những vùng xanh

Thời gian gần đây, nhiều thôn trên địa bàn xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai làm hàng rào xanh, mang lại không gian xanh cho những vùng quê đáng sống, đồng thời tạo điểm nhấn để phát triển du lịch.

Niềm vui mùa dứa chín

Niềm vui mùa dứa chín

Tháng 4, cây dứa vào chính vụ thu hoạch quả. Dứa đón đủ nắng, quả nào quả nấy “mở mắt” căng tròn, chín mọng, chuyển màu vàng như những đốm lửa được thắp trên nương. Sau những mùa dứa giá thấp trong khi giá phân bón đẩy lên cao ngất ngưởng, nhiều người dân ở các vùng trồng tưởng như cạn hi vọng, thì năm nay dứa được mùa, giá cao “kỷ lục”. Người trồng dứa nuôi lại niềm tin vào loại cây được gửi gắm nhiều kỳ vọng này.

Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Sa Pa: Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Nhiều tháng nay, người dân và các chủ khách sạn, hộ kinh doanh trên tuyến phố Fansipan từ trung tâm thị xã Sa Pa đi Khu du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) phải sống trong cảnh “đóng cửa ngồi chờ” vì đơn vị thi công đào đường nham nhở, thi công cầm chừng.

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Những ngày đầu năm mới, nắng bừng lên sưởi ấm bản làng, góc phố dưới chân núi Hàm Rồng (thị xã Sa Pa), hoa đào, hoa mai tưng bừng khoe sắc. Mùa xuân này, người dân phường Hàm Rồng phấn khởi vì rau, hoa được mùa, tự hào kể cho con cháu nghe truyền thuyết về rồng thiêng trên núi Hàm Rồng nơi mình sinh sống, càng thêm khát vọng “bay cao”.

Xuân Sang

Xuân Sang

Một buổi chiều đầu xuân, khi nắng ửng vàng, gió từ dưới sông thổi lên vẫn còn rét ngọt, men theo Tỉnh lộ 151, dọc hữu ngạn sông Hồng, chúng tôi tìm về thôn Xuân Sang. Ngắm nhìn Xuân Sang với nhịp sống hoan ca, ít người tin rằng nơi này từng là bãi lau, bãi sậy, quanh năm đất lở và nhiều thú hoang.

fb yt zl tw