Gieo mầm yêu thương

Gieo mầm yêu thương ảnh 1

LCĐT - “Người gieo hạt không hẳn là người sẽ được hưởng trái ngọt nhưng họ biết chắc một điều: Tình yêu thương họ gửi gắm trong mỗi hạt non, sẽ nảy mầm, vươn chồi biếc, đem lại bóng mát và hương thơm cho đời”. Đó là những chia sẻ của thầy giáo Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Nậm Chảy, huyện Mường Khương về sự nghiệp “trồng người” mà thầy đã gắn bó suốt hơn 20 năm qua.

Gieo mầm yêu thương ảnh 2

Quê ở Phú Thọ, năm 1998, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, Phùng Thế Tùng viết đơn tình nguyện lên công tác tại huyện vùng cao Mường Khương. Nơi đầu tiên anh được phân công giảng dạy là một phân hiệu thuộc xã Dìn Chin. “Tôi biết đến Mường Khương qua những câu chuyện kể của một người anh cùng quê từng tham gia dạy xóa mù chữ tại các trường học vùng cao. Ấn tượng về vùng đất đầy gian khó này khiến tôi nung nấu ý định sẽ cống hiến thanh xuân của mình tại đây” - thầy Tùng kể.

Ngày nhận nhiệm vụ, thầy Tùng đi lạc lên nương không có dấu chân người, hỏi đường thì không ai biết tiếng phổ thông. Một mình một đường giữa bao la đồi núi, loay hoay gần nửa ngày, thầy giáo trẻ vẫn chưa tìm được đường đến thôn. Nhớ lại lời dặn của người anh, thầy Tùng men theo đường mòn có nhiều dấu chân trâu, chân ngựa, cuối cùng sau một ngày trời, anh cũng tới nơi mình được giao nhiệm vụ “gieo chữ”.

Thầy Tùng truyền dạy kiến thức cho học sinh với đầy trách nhiệm và yêu thương.
Thầy Tùng truyền dạy kiến thức cho học sinh với đầy trách nhiệm và yêu thương.

Nhấp một ngụm trà, giọng kể của thầy Tùng chậm lại đôi chút. Giai đoạn ấy thực sự khó khăn, dường như cái gì cũng thiếu. Đầu tiên là thiếu điện. Để có ánh sáng, các thầy, cô phải lấy củi đốt lửa, vừa sưởi vừa soạn giáo án. Tiếp đó là thiếu nước sinh hoạt. “Tôi vẫn nhớ, có những ngày, 3 thầy giáo chia nhau một ca nước dùng để vệ sinh cá nhân vào buổi sáng sớm. Suốt nhiều năm, cả giáo viên và học sinh tại các điểm trường đều phải tranh thủ thời gian đi xách nước từ rất xa về trường để đảm bảo sinh hoạt, bởi lẽ, ở gần trường không tìm đâu ra mạch nước. Ngày nào cũng vậy, thầy trò “hành quân” đi xách nước rồi về đổ vào các hồ chứa tự đào. Hết một tuần làm việc, thầy cô kéo nhau về thị trấn, mang theo quần áo, chăn màn về giặt. Chiều Chủ nhật quay lại trường, hành trang của họ là những bộ quần áo đã được giặt thơm tho, mặc trong cả tuần và sau xe không quên chở theo một, hai can nước sạch để ăn uống” -  thầy Tùng nhớ lại.

Ngày ấy, rất nhiều giáo viên không chịu được khổ nên đã xin nghỉ việc. Thầy Tùng cũng từng viết thư gửi về cho bố mẹ để “ôn nghèo, kể khổ”. Hồi âm lại lá thư cho con trai, mẹ của thầy Tùng căn dặn: “Ngày xưa, bố con tham gia chiến tranh còn khó khăn, vất vả đến nhường nào, chỉ mong sống sót trở về với người thân. Thế hệ của bố, các bác, các chú còn chịu được, huống chi là mình. Thế nên, con phải cố gắng giữ lấy nghề cao quý”.

Thầy Tùng hiện là Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chảy, huyện Mường Khương.
Thầy Tùng hiện là Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chảy, huyện Mường Khương.

Bức thư đó là động lực lớn nhất để thầy giáo trẻ bám trụ lại vùng cao. Trải qua nhiều cương vị công tác ở các xã được coi là gian khó nhất của huyện Mường Khương như Dìn Chin, Nậm Chảy, Tả Gia Khâu, thầy giáo Tùng luôn tâm huyết với nghề dạy chữ. Với sự nhiệt huyết và những cống hiến cho ngành giáo dục, từ năm 2009 đến nay, thầy Tùng được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tả Gia Khâu và nay là Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chảy, huyện Mường Khương.

Gieo mầm yêu thương ảnh 6

Sau hơn 20 năm, thầy Tùng vẫn lên lớp, với phấn, giáo án, bục giảng như mọi ngày. Thế nhưng, trong ký ức người thầy vẫn không thể quên những ngày đầu bám bản.

Hơn 100 lá thư trong hơn 20 năm giảng dạy như “kho báu” mà các thế hệ học trò dành cho thầy Tùng.
Hơn 100 lá thư trong hơn 20 năm giảng dạy như “kho báu” mà các thế hệ học trò dành cho thầy Tùng. 

Thầy Tùng mở chiếc hòm tôn góc giường, lấy ra một tập thư “khoe” với tôi. “Đó! Gia tài lớn nhất mà tôi giữ được sau ngần ấy năm giảng dạy” - thầy Tùng đùa. Quà chia tay của học sinh cuối cấp là những bức thư tự thiết kế. Các em xé giấy ô ly gấp thành phong bì, viết thư, vẽ hình, tô màu. Trong thư, học sinh kể lại những lần thầy Tùng quát, lần bị phạt, những đêm thầy đến kiểm tra giờ giấc các em… Những dòng chữ nắn nót, ngay ngắn là những xúc cảm chân thành của những cô, cậu học trò dành cho thầy hiệu trưởng đáng kính. 

“Thầy ạ! Em nhớ thầy, nhớ bóng dáng của thầy trên bục giảng, nhớ nét chữ của thầy in trên bảng phấn, nhớ đôi mắt buồn ngủ của thầy vì thức khuya soạn giáo án, nhớ cả nụ cười hiền hòa của thầy khi vui đùa với chúng em trong những giờ giải lao”. “Thầy ơi, năm sau em không còn được học thầy nữa rồi. Em hứa sẽ chăm ngoan, học thật giỏi để giúp bố mẹ thoát nghèo như lời thầy căn dặn”. “Mai thầy chuyển trường rồi, em sẽ nhớ thầy nhiều lắm. Thầy nhớ giữ gìn sức khỏe và không được quên cậu học trò nghịch ngợm hay bị thầy trách móc này nhé”. “Thầy ơi! Khi tiếng ve hè kêu lên cũng là lúc chúng em phải xa mái trường tiểu học để lên một cấp học mới. Em và các bạn sẽ rất nhớ thầy, nhớ những đêm thầy soi đèn pin xem chúng em đã đắp chăn ấm chưa? Với chúng em, thầy không chỉ là người thầy, mà còn là người cha, người bạn, là nguồn động viên to lớn…”.

Những lá thư, tấm thiệp học sinh dành tặng thầy Tùng.
Những lá thư, tấm thiệp học sinh dành tặng thầy Tùng.

Thầy Tùng vẫn không thể nào quên được lá thư đầu tiên mà học sinh đã viết cho mình. Đó là một học sinh lớp 5 vô cùng ngỗ ngược. Thầy Tùng đã hẹn gặp em trong một buổi chiều tan học. Trên ghế đá sân trường, thầy Tùng lần đầu tiên được lắng nghe những chia sẻ của em về gia đình. Bố mất sớm, mẹ đi làm ăn xa, em phải sống với bà. Không nhận được sự quan tâm của người thân, cậu học trò trở nên ngang bướng, bất cần và nổi loạn. Từ “đáng trách”, thầy Tùng thấy em thật “đáng thương”. Nắm chặt tay cậu bé, thầy Tùng đã khuyên răn em nhiều điều, rằng em phải học thật giỏi mới có tương lai tươi sáng, phải là chỗ dựa cho bà của mình, phải sống sao cho xứng đáng với công nuôi dưỡng của mẹ mình đang phải vất vả mưu sinh ở nơi xa… Những lời nói từ trái tim người thầy đã cảm hóa được cậu học trò ấy. Kết thúc năm học, sau khi nhận được giấy khen học sinh xuất sắc, cậu học trò ấy đã viết cho thầy giáo của mình: “Thầy ơi, mỗi lần nhớ tới những lời của thầy, em lại cố gắng học và giờ em đã làm được rồi. Sang cấp học mới, em sẽ cố gắng nhiều hơn để không phụ lòng thầy”.

Không chỉ là thầy giáo, thầy Tùng còn như người cha luôn bên cạnh yêu thương và chia sẻ với học trò.

Không chỉ là thầy giáo, thầy Tùng còn như người cha luôn bên cạnh yêu thương và chia sẻ với học trò.

Hơn 100 lá thư trong hơn 20 năm giảng dạy như “kho báu” mà các thế hệ học trò dành tặng thầy giáo Tùng. Mỗi lá thư với những lời chan chứa tình cảm không chỉ động viên để thầy Tùng vững vàng hơn với nghề, mà còn là nguồn động lực to lớn để thầy tin vào con đường mình đã lựa chọn, khơi dậy trong mỗi học sinh lòng trắc ẩn, tinh thần nỗ lực, vượt khó, vươn lên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Lễ Giáng sinh còn gọi là Noel - ngày lễ lớn nhất trong năm của đồng bào công giáo đang đến gần. Những ngày này, tại các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn tỉnh đã ngập tràn không khí Giáng sinh. Tại các nhà thờ và nhà ở của giáo dân, việc chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương để đón mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Những ngày này, tới thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) để được ngắm nhìn và đắm mình trong cánh đồng hoa tam giác mạch và tận hưởng vẻ đẹp của loài hoa đồng nội sẽ là một trải nghiệm vô vùng thú vị cho du khách.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Lào Cai là tỉnh miền núi, có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo tập quán, người dân thường sống ven suối, triền đồi, là nhưng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Vì vậy, việc tổ chức sắp xếp dân cư, di dời các hộ ở khu vực nguy hiểm có ý nghĩa rất lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và khẩn trương.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

fb yt zl tw