Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
C689E4A2-E207-4ABD-9862-AA382655040A.png

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

2.png

Đưa chúng tôi ra đầu thôn, chỉ tay về phía xa, nơi có những ngôi nhà nằm chênh vênh bên sườn núi, Trưởng thôn Suối Chải, xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát) Phàn Láo Tả lắc đầu lo lắng: Trên đó có 23 hộ nằm dưới 1 khe nứt dài của núi Ngùng Sáng. Vết nứt xuất hiện nhiều năm rồi, gần đây nhất sau đợt sụt lún năm 2021, huyện làm một số nhà tạm cho dân lánh nạn nhưng diện tích nhỏ, chật chội, ẩm thấp nên hầu hết dân lại trở về nhà cũ sinh sống, mặc nguy hiểm rình rập.

Người dân rất muốn di chuyển đến nơi an toàn và có nguyện vọng được tái định cư tại chỗ nhưng hiện trên địa bàn thôn Suối Chải không còn quỹ đất đáp ứng yêu cầu. Trước tình hình này, xã Phìn Ngan đã tính đến việc di chuyển 23 hộ sang thôn Láo Vàng nhưng người dân chưa nhất trí. Nguyên nhân do toàn bộ ruộng nương ở thôn cũ, cách thôn mới (Láo Vàng) vài cây số, gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Vậy nên câu chuyện đi hay ở của các hộ ở thôn Suối Chải trong vùng sạt lở vẫn chưa có hồi kết.

3.png

Hiện xã có hơn 30 hộ trong vùng nguy cơ sạt lở đều ở thôn Suối Chải, trong đó 23 hộ thuộc diện sắp xếp tập trung chưa thể di chuyển; gần 10 hộ di chuyển sắp xếp xen ghép đã thực hiện xong nhưng chưa được hưởng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Vàng Láo Lở, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan cho biết.

Từ năm 2017 đến nay, hơn 20 hộ ở thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) sống cùng nỗi lo từ vết nứt trên sườn núi phía sau thôn. Đưa chúng tôi “mục sở thị” tình trạng lún nứt ở thôn Chúng Chải B, anh Hoàng Văn Bằng, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho hay: Mấy năm trước, trên sườn núi phía trên khu dân cư Chúng Chải B xuất hiện cung trượt dài khoảng 300 m, chỗ nứt rộng nhất khoảng 60 cm, còn chiều sâu thì khó xác định, đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân. Hiện mới có 1 hộ được di chuyển bởi gia đình có đất ở khu vực khác.

4.png

Chị Giàng Phủ Sến sinh sống ở Chúng Chải B đã hơn 30 năm chỉ cho chúng tôi xem những vết nứt kéo dài từ trong nhà ra sân và xuống cả khu chăn nuôi lợn.

Tình trạng sụt lún diễn ra mấy năm nay rồi. Chúng tôi mong được di chuyển nhưng chưa biết đến bao giờ. Những hôm mưa to, ban ngày thì không dám ở nhà, ban đêm thì không dám ngủ, sợ lắm.

Chị Giàng Phủ Sến bộc bạch.

Trên địa bàn huyện Mường Khương hiện có 269 hộ trong vùng nguy cơ sạt lở phải di chuyển, sắp xếp dân cư, trong đó đa số thuộc diện nghèo, khó khăn. Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương, cho biết: Sau khi có Nghị quyết 05 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh, huyện đã hỗ trợ 12 hộ ở thôn Vả Thàng, xã Tung Chung Phố di chuyển đến nơi ở mới an toàn với kinh phí 960 triệu đồng (80 triệu đồng/hộ). Còn đối với hỗ trợ theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đã phân bổ vốn về cho huyện nhưng chưa thể triển khai do một số văn bản, thông tư hướng dẫn của bộ, ngành còn chung chung, dẫn đến khó khăn cho địa phương.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, toàn tỉnh hiện có 2.115 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cần được di chuyển, sắp xếp, ổn định cuộc sống. Nhiều nhất là huyện Văn Bàn (406 hộ) và Bát Xát (405 hộ); tiếp đến là thị xã Sa Pa (299 hộ), Mường Khương (269 hộ), Bảo Yên (183 hộ), Bảo Thắng (197 hộ), Bắc Hà (175 hộ), Si Ma Cai (100 hộ), ít nhất là thành phố Lào Cai (81 hộ). Theo khẳng định của ông Trần Thái Nghĩa, Trưởng Phòng Chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh, đến nay chưa có hộ nào trên địa bàn tỉnh được tiếp cận và thụ hưởng nguồn hỗ trợ theo Dự án 2, thuộc Quyết định 1719 của Chính phủ.

5.png

Trong số 2.115 hộ có nhu cầu được sắp xếp, ổn định dân cư thì 190 hộ thuộc các dự án sắp xếp dân cư tập trung. Đây là những hộ tại địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai không có điều kiện sắp xếp dân cư xen ghép và ổn định tại chỗ theo quy hoạch sắp xếp dân cư. Ngoài hỗ trợ xây dựng hạ tầng, cấp đất, các hộ còn được hỗ trợ tiền di chuyển dựa trên cự ly di chuyển thực tế.

Cụ thể, Dự án phòng, chống thiên tai thôn Ta Khuấn, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn (60 hộ); Dự án sắp xếp dân cư thiên tai thôn Tả Pa Cheo, xã Pa Cheo (60 hộ) và Dự án sắp xếp dân cư thiên tai thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan (70 hộ), huyện Bát Xát. 3 dự án sắp xếp dân cư tập trung trên được thực hiện lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có phần thuộc Quyết định 1719/QĐ-TTg, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Đối với 2 dự án tại huyện Bát Xát, cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua, Chủ tịch UBND huyện đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Còn dự án tại thôn Ta Khuấn, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn vẫn đang nằm trên giấy!

6.png

Còn 1.925 hộ tại 9 huyện, thị xã, thành phố sắp xếp dân cư xen ghép là các hộ tại địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai có nhu cầu sắp xếp dân cư xen ghép và ổn định tại chỗ theo quy hoạch sắp xếp dân cư.

7.png

Báo cáo của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư các điểm sắp xếp dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 05 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh cho thấy, cả tỉnh mới sắp xếp dân cư xen ghép và hỗ trợ 85 hộ di chuyển nhà ở; kinh phí hỗ trợ hơn 6,7 tỷ đồng, trong đó thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bảo Yên mỗi địa phương 4 hộ; huyện Mường Khương 12/51 hộ; huyện Bát Xát 32/149; huyện Bắc Hà 18 hộ; huyện Văn Bàn 18 hộ. Riêng huyện Si Ma Cai và huyện Bảo Thắng, hiện tại không thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư các điểm sắp xếp dân cư nông thôn theo Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong hơn 2 năm qua, hầu hết các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện việc sắp xếp dân cư cho các hộ nằm trong vùng nguy hiểm theo Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh và Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ. Thậm chí, nhiều địa phương đã được phân bổ nguồn kinh phí nhưng không thể hoặc không dám triển khai thực hiện mà đành vận động người dân kiên trì chờ đợi.

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Nội dung: Vũ Sơn - Thành Phú
Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Từ các vụ tai nạn lao động liên tiếp gần đây, trong đó có các vụ đặc biệt nghiêm trọng, thêm một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Ngày 26/4, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra chương trình ngày hội chung kết toàn quốc “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” lần thứ XXII và cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV năm học 2023 - 2024, thu hút 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh thành và 161 trường học (128 trường TH và 33 trường THCS) trên toàn quốc tham dự.

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Nhằm nâng cao chất lượng nền nếp học tập, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, ngày 25/4, tại Trường Mầm non Cốc Mỳ (huyện Bát Xát), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”.

Những người trẻ hãy nhắc nhở bản thân trân trọng hòa bình

Những người trẻ hãy nhắc nhở bản thân trân trọng hòa bình

Chiều 26/4, sau 3 ngày hành quân và tổ chức hàng loạt hoạt động an sinh xã hội ở nhiều địa phương, 550 đại biểu thuộc các đoàn Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã hội quân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 thiếu nhi, 64 tổng phụ trách Đội trên toàn quốc. Trong đó tỉnh Lào Cai vinh dự có 3 thiếu nhi tham dự liên hoan.

fb yt zl tw