Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo khảo sát của phóng viên, trên địa bàn thành phố Lào Cai có một số trường đã bố trí việc đưa đón học sinh bằng ô tô, như Trường quốc tế Canada Lào Cai, Trường Mầm non song ngữ The light Academy, Trường Mầm non Hải Phượng và một số trường mẫu giáo tư thục.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động đưa đón học sinh bằng phương tiện công cộng, phóng viên Báo Lào Cai đã có buổi trải nghiệm trực tiếp trên chuyến xe tới trường của học sinh Trường quốc tế Canada Lào Cai (CISLC).

3.png

Hành trình di chuyển tới trường của học sinh trung bình là 40 phút - 60 phút. Trên xe có nhân viên đưa đón, giám sát. Toàn bộ chuyến đi, mọi người hạn chế trò chuyện để đảm bảo không gian yên tĩnh cho học sinh có thêm một giấc ngủ ngắn trên xe. Nhờ đó, khi tới trường, học sinh thường rất tươi tỉnh, nhanh chóng di chuyển vào lớp.

6.png

Bà Cao Thị Hạnh, quản lý vận hành Trường quốc tế Canada Lào Cai cho biết: Hiện tại, nhà trường có 6 xe ô tô đưa đón học sinh, mỗi ngày có 12 lượt đón và trả học sinh. Các xe đưa đón sẽ đi theo các tuyến đường cố định và phù hợp lộ trình đón trả học sinh. Thời gian đón học sinh vào buổi sáng từ 7 giờ và đến trường muộn nhất là 7 giờ 45 phút; thời gian trả học sinh từ 16 giờ 15 phút đến khoảng 17 giờ.

Thấy được sự thuận tiện, an toàn, phù hợp của dịch vụ này, đến nay, Trường quốc tế Canada Lào Cai (CISLC) có 150 học sinh sử dụng dịch vụ ô tô đưa đón đến trường. Phần lớn học sinh cảm thấy thích đi học bằng xe của trường hơn là tự đi hoặc cha mẹ đưa đón. Mô hình này còn góp phần quản lý việc đi xe máy tới trường của học sinh cấp THCS và THPT.

4.png

Chị Đào Hoa Mai, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai) có con trai học tại Trường Mầm non song ngữ The light Academy cho hay: Từ nhà đến trường khoảng 6 cây số, tôi đăng ký cho con đi xe ô tô đưa đón của trường với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Xe đưa đón của trường đảm bảo chất lượng, lái xe có đầy đủ giấy phép, sức khỏe theo tiêu chuẩn và có giáo viên đi theo xe đón trả trẻ, nên tôi hoàn toàn yên tâm. Đặc biệt, trong hành trình di chuyển trên xe, con có thêm cơ hội giao tiếp với các bạn.

Tiện ích là vậy nhưng để nhân rộng là điều không dễ, bởi trên địa bàn thành phố Lào Cai, mô hình xe đưa đón này chỉ tập trung ở một số trường tư thục. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu vẫn là các trường chưa đủ năng lực tài chính, nhân lực để tổ chức dịch vụ xe đưa, đón. Ngoài ra, một số phụ huynh chưa chọn dịch vụ này vì tâm lý thích tự đưa đón con; nhiều người lại cho rằng, lộ trình đưa đón không thuận tiện, học sinh ở tuyến xa thường phải dậy quá sớm hoặc về quá muộn.

5.png

Nhận thấy lợi ích của việc cho các con tới trường bằng phương tiện công cộng, cùng với tính chất công việc của gia đình mình mà mặc dù nhiều trường chưa tổ chức mô hình đưa đón nhưng không ít phụ huynh đã lựa chọn xe buýt công cộng cho con. Chị Nguyễn Thị Hằng, ở đường Nguyễn Huệ, phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) có con trai đang học lớp 11, Trường THPT Chuyên Lào Cai đã mua vé xe buýt để con đi học.

Nhà tôi ở trên trục đường chính có xe buýt chạy qua thường xuyên. Nên tôi khuyến khích con đi học bằng xe buýt để đảm bảo an toàn. Con được rèn tính tự lập, học hỏi được nhiều điều bổ ích, ví dụ như văn hóa và phép lịch sự trên xe buýt… Ngoài ra, tôi vẫn mua xe đạp điện để con có phương tiện riêng khi đi chơi cùng bạn bè.

Chị Nguyễn Thị Hằng, phường Lào Cai (thành phố Lào Cai).

Khi học sinh đến trường.png

Việc sử dụng các phương tiện công cộng khi đến trường của học sinh vừa giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí, thời gian đưa đón con, hạn chế tình trạng ùn tắc nơi cổng trường... và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Những ngày này, tới thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) để được ngắm nhìn và đắm mình trong cánh đồng hoa tam giác mạch và tận hưởng vẻ đẹp của loài hoa đồng nội sẽ là một trải nghiệm vô vùng thú vị cho du khách.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Lào Cai là tỉnh miền núi, có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo tập quán, người dân thường sống ven suối, triền đồi, là nhưng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Vì vậy, việc tổ chức sắp xếp dân cư, di dời các hộ ở khu vực nguy hiểm có ý nghĩa rất lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và khẩn trương.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

fb yt zl tw