Lễ hội Tràng An năm 2024: Nơi hội tụ và lan tỏa các loại hình di sản trên cả nước

Ngày 26/4 (tức 18/3 âm lịch), tại Quần thể di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình diễn ra Lễ hội Tràng An năm 2024, thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham dự.

Với chủ đề “Về miền Di sản Tràng An”, lễ hội Tràng An năm 2024 được tổ chức với nhiều sắc màu văn hóa ý nghĩa. Trong đó, năm nay nét mới của Lễ hội là lễ rước rồng từ cổng Tam Quan vào bến thuyền Tràng An và xuyên suốt hành trình lễ hội trên sông Sào Khê.

Phần lễ tại Lễ hội Tràng An gồm các nghi thức: múa rồng trên sông, lễ rước nước, dâng hương, tế lễ khắc ghi công đức của Thánh Quý Minh Đại Vương, lễ cầu quốc thái, dân an.

Bên cạnh đó, phần hội có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc với 20 sân khấu thực cảnh, trình diễn hơn 50 loại hình nghệ thuật dân tộc ở các địa phương trong cả nước tham dự. Cụ thể như: Quan họ Bắc Ninh; Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh; đàn tính - hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái; Đờn ca tài tử Nam Bộ; âm nhạc thổ dân người Việt cổ, ca trù, hát văn; cồng chiêng Tây Nguyên của dân tộc Ba Na tại Kom Tum; nghệ thuật Champa Bình Thuận; dàn nhạc dân tộc, võ thuật cổ truyền; đàn đá, đàn bầu; cồng chiêng Hoà Bình; hát chèo, hát xẩm Ninh Bình… cùng các trò chơi dân gian như: xin chữ may mắn, in rập “chạm”, hay vui chơi cùng thổ dân Khê Cốc...

Các đại biểu thực hiện nghi thức rước nước tại Lễ hội Tràng An.

Đặc biệt, lần đầu tiên hơn 1.000 thanh thiếu niên tham gia màn xếp chữ “Tràng An World Heritage” trên sông Sào Khê với tạo hình cùng trên 300 chiếc đò, tạo sức lan tỏa sâu rộng, tình yêu, niềm tự hào của cộng đồng về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình).

Lễ hội Tràng An năm 2024 là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc; để nhân dân, du khách thưởng thức các loại hình di sản trên cả nước hội tụ và lan tỏa trong không gian hùng vĩ, non nước hữu tình, nên thơ của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

Lễ hội đã hội tụ các loại hình di sản trong nước cùng giao lưu, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống, rực rỡ sắc màu, mang đậm đặc trưng của các vùng miền.

Qua đó, giới thiệu, quảng bá các giá trị nổi bật của Di sản Tràng An, các giá trị tài nguyên, sản phẩm của du lịch tỉnh Ninh Bình cùng sự thân thiện, mến khách của con người nơi đây tới bạn bè trong nước và quốc tế; đặc biệt là cơ hội để tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tạo ra mối liên kết hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Diễn ra trong không gian hùng vĩ, non nước hữu tình, nên thơ của Di sản Văn hóa và Thiên Nhiên thế giới Tràng An, lễ hội được tổ chức quy mô hoành tráng, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn.

Lễ hội Tràng An là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhằm tri ân và tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, các vị tiên đế, các bậc tiền nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (25/6/2014-25/6/2024).

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

fb yt zl tw