Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu

Không chỉ hy sinh xương máu trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhiều gia đình có công ở mảnh đất biên cương Lào Cai vẫn nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

1.png
“Nếu anh không trở về, em cũng đừng buồn, hãy cố gắng nuôi dạy các con”..png

Gần 60 năm qua, bà Nguyễn Thị Tám (sinh năm 1939, ở tổ 6, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa) luôn khắc sâu trong lòng những lời dặn của chồng, một mình vượt bao vất vả, nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Chồng của bà là liệt sỹ Trần Văn Hải, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Gia Định (Sài Gòn).

6CDD11FF-533A-4D16-830F-2DFD914BEFC0_L0_001.jpg
Tấm ảnh cưới là kỷ vật duy nhất luôn được bà Tám gìn giữ, coi như “báu vật”.

“Ngày đó, tôi làm việc tại Bưu điện huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa), còn ông Hải công tác tại Tỉnh đội Lào Cai. Năm 1955, ông Hải cùng đồng đội lên Sa Pa làm nhiệm vụ tiễu phỉ. Ông Hải là người rất thông minh, lại sống tình cảm, trách nhiệm nên tôi cảm mến ngay từ lần gặp đầu tiên. Đến năm 1957, chúng tôi nên duyên chồng vợ bằng một đám cưới giản dị, ấm cúng do hai bên gia đình tổ chức” - bà Tám nhớ lại.

82C5A664-668A-4486-80C8-D7BA65203FE3_L0_001.jpg
Bà Nguyễn Thị Tám ngồi ngắm ảnh trong nỗi nhớ thương người chồng đã hy sinh.

Mỗi năm, ông Hải chỉ có 12 ngày phép về thăm gia đình. Vì thế, 12 năm yêu thương và nên nghĩa vợ chồng nhưng thời gian ông bà được ở bên nhau chỉ tính bằng vài tháng ngắn ngủi.

Năm 1965, ông Hải được đơn vị cho về nghỉ phép 3 ngày trước khi vào Nam chiến đấu. Người con trai út là Trần Quốc Thái mới tròn 1 tuổi, còn chưa nhớ mặt cha.

4..png

Bức ảnh cưới của hai vợ chồng là kỷ vật duy nhất bà Tám còn giữ lại được sau nhiều lần “chạy giặc”. Nhìn đôi bàn tay xù xì, nhẹ nhàng đặt lên tấm ảnh cưới, tôi cảm nhận được tình yêu và nỗi nhớ chồng chưa bao giờ nguôi ngoai của người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi.

Anh Trần Quốc Thái - con trai út của bà Tám - tâm sự: Không biết bao nhiêu lần mẹ ôm chị em tôi vào lòng rồi khóc. Thế nhưng, ai đó nhắc đến chuyện đi bước nữa thì mẹ đều gạt đi. Chúng tôi tự hào về cha, biết ơn mẹ vì sự hy sinh và tình yêu son sắt, thủy chung đó.

6139C5D4-F890-43CB-A707-5BA6BB5696B3_L0_001.jpg
Đoàn viên, thanh niên phường Sa Pa tới thăm hỏi bà Nguyễn Thị Tám

Năm nay bà Tám bước sang tuổi 85 nhưng vẫn hoạt bát, minh mẫn, sống vui vầy cùng con cháu. Tình yêu thủy chung, đức hy sinh cao cả của người vợ, người mẹ khiến bà trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, là tấm gương sáng để con cháu noi theo.

2.png
5..png

Bệnh binh hạng 2/3 Đào Thế Yên (sinh năm 1960 ở thôn Vạch, xã Cam Đường, thành phố Lào Cai) được người dân trong thôn yêu mến, nể phục bởi lối sống trách nhiệm với cộng đồng. 30 năm đảm nhận cương vị bí thư chi bộ thôn cũng là 30 năm ông thường xuyên đi sớm, về khuya vì công việc của thôn xóm.

Tháng 6/1977, ông Đào Thế Yên nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Tháng 2/1979, đơn vị ông di chuyển ra Bắc, làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (tỉnh Hoàng Liên Sơn). Từ năm 1980 - 1988, ông Yên là Đại úy, Chính trị viên Đại đội 3, làm nhiệm vụ huấn luyện quân tại Trung đoàn 53, Sư đoàn 344 (Binh đoàn Trường Sơn) đóng quân tại xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng). Đến năm 1990, ông Yên xuất ngũ, nghỉ chế độ bệnh binh.

4..png
Ông Đào Thế Yên ( đội mũ cối) thường xuyên có mặt trực tiếp chỉ đạo, cùng bà con xây dựng thôn kiểu mẫu.

Sau khi trở về địa phương, ông Đào Thế Yên tiếp tục được chính quyền xã, bà con trong thôn tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Vạch. Thôn Vạch hiện có 160 hộ với 560 nhân khẩu. Cũng như nhiều thôn khác ở xã Cam Đường, khi bước vào xây dựng thôn kiểu mẫu, thôn Vạch gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, nhất là quỹ đất hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, việc vận động người dân hiến đất, hiến tường bao để mở rộng các tuyến đường là cả vấn đề. Tuy nhiên, nhờ sự khéo léo của cấp ủy đảng, trong đó uy tín của ông Yên được xem là yếu tố then chốt để tháo gỡ những khó khăn.

3.png
Bệnh binh Đào Thế Yên đã có 30 năm đảm nhận Bí thư Chi bộ thôn Vạch, xã Cam Đường, thành phố Lào Cai.
2..png

Trong hơn 10 năm qua, ông Đào Thế Yên đã cùng cấp ủy đảng vận động người dân hiến hàng nghìn m2 đất, phá dỡ hàng trăm mét tường bao, công trình kiên cố để làm đường giao thông và các công trình. Đến nay, 100% đường giao thông của thôn đã được đổ bê tông với chiều dài 3,8 km. Thôn chỉ còn 5 hộ cận nghèo. Đặc biệt, ông Yên còn vận động bà con trong thôn xóa bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng thôn kiểu mẫu. Tháng 3/2023, thôn Vạch được công nhận là thôn kiểu mẫu.

3.png

Đầu năm 1980, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, ông Lò Văn Quang (sinh năm 1962, ở thôn Nậm Chỏn 2, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát) trở về cuộc sống đời thường. Dù mang trên mình nhiều vết thương nhưng hơn 40 năm qua, ông luôn khắc ghi lời Bác dạy, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ vươn lên vượt qua khó khăn. Là thương binh hạng 1/4, mất 22% sức khỏe nhưng ông Quang vẫn là điển hình trong phát triển kinh tế ở xã vùng biên Cốc Mỳ.

5.png
Thương binh Lò Văn Quang, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát luôn khắc ghi lời Bác, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Thương binh Lò Văn Quang bày tỏ: Tôi là người lính, tuy bị thương nhưng còn may mắn hơn rất nhiều đồng đội đã ngã xuống dưới bom đạn của kẻ thù. Từ chiến trường trở về, mang trong mình nhiều vết thương, sức khỏe giảm sút nhưng tôi luôn khắc ghi lời Bác dạy: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Vì vậy, tôi và gia đình cố gắng vươn lên, đến bây giờ cuộc sống cũng tạm ổn.

6.png
Phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ "Thương binh tàn nhưng không phế".

Dù đã có gần 10 năm làm nghề mộc, nhưng ít ai biết, cách thương binh Lò Văn Quang học nghề ban đầu chỉ là nhìn người khác làm, rồi về nhà tự tìm hiểu nghề mộc và làm theo. Cần mẫn với nghề mộc, mỗi năm ông Quang thu nhập vài chục triệu đồng từ đóng bàn, ghế, giường, tủ. Ngoài nghề mộc, gia đình ông còn cấy lúa và chăn nuôi với 5 con trâu, gần 100 con gà, vịt, 250 m2 ao nuôi cá; 3 ha quế đã đến thời kỳ cho thu tỉa cành, lá.

3..png

Ông Tẩn A Tần, Bí thư Chi bộ thôn Nậm Chỏn 2 cho biết: Không ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thương binh Lò Văn Quang luôn nỗ lực, vươn lên phát triển kinh tế. Đặc biệt, ông Quang còn có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới, như hiến đất, cây cối để làm đường điện của thôn, nhận tự quản làm vệ sinh đoạn đường thôn dài 800 m…

Dù trong thời chiến hay thời bình, mỗi gia đình có công là một câu chuyện nhưng tất cả đều có điểm chung là giàu lòng yêu nước và hết lòng phụng sự Tổ quốc. Chính nghị lực, ý chí vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng là những tấm gương sáng, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng và lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw