Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

824EDCA6-9579-4E64-ADC4-E2F393075E1A.png

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

9.png

Trước đây, ngôi nhà của gia đình bà Phạm Thị Đao, thôn Bỗng Buôn, xã Cam Cọn (huyện Bảo Yên) nằm dưới một khe đồi. Mỗi trận mưa, ngôi nhà hứng toàn bộ lượng nước, đất, đá từ trên đồi trút xuống. Đỉnh điểm là trong trận mưa năm 2018, một lượng lớn đất, đá tràn vào nhà, đe dọa tính mạng của 7 thành viên trong gia đình. 4 năm ròng rã sống cùng nỗi lo, đến năm 2021, xã Cam Cọn đồng ý cho gia đình bà di chuyển ra nơi an toàn, phù hợp với quy hoạch dân cư. Có chút vốn tích cóp, cùng với vay mượn của người thân và ngân hàng, gia đình bà dựng được ngôi nhà mới khang trang. Vui hơn, khi chính quyền thông báo gia đình sẽ được hưởng hỗ trợ 65 triệu đồng của Nhà nước. Cũng từ đó, niềm vui được nhận tiền hỗ trợ kéo dài trong sự chờ đợi, đến nay tiền vẫn chưa thấy đâu.

Khi thấy gia đình tôi khó khăn, bà con xóm giềng cho vay tiền làm nhà chứ không thì tôi không biết xoay xở thế nào, nhưng giờ gia đình tôi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ để trả.

Bà Phạm Thị Đao tâm sự.

Tiền hỗ trợ đã được cấp về xã nhưng chưa thể làm các thủ tục thụ hưởng cho gia đình bà Đao vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, ở khu tái định cư thôn Cam 3, xã Cam Cọn còn 25 hộ đã thực hiện di chuyển đến nơi ở mới từ năm 2021, đến nay vẫn chưa được nhận hỗ trợ 15 triệu đồng còn lại theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Cọn lý giải.

Ông Mạnh nêu, xã Cam Cọn còn 6 hộ nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở cao phải di chuyển và thực hiện sắp xếp dân cư xen ghép nhưng chính quyền xã đang gặp một số khó khăn chưa biết giải quyết ra sao. Cụ thể, xã đã hết quỹ đất dự phòng nên không thể lập khu tái định cư hoặc sắp xếp dân cư xen ghép, trong khi có hộ tự tìm vị trí mới thì lại không phù hợp với quy hoạch đất ở.

Tương tự như gia đình bà Đao, gia đình ông Hoàng Văn Ngụy ở thôn Xóm Hạ, xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên) đã làm lễ vào nhà mới từ trước tết Nguyên đán năm 2023. Chính quyền xã cũng đã thực hiện các thủ tục để hỗ trợ gia đình 60 triệu đồng theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng sau đó buộc phải “xin” lại nộp về kho bạc huyện do hỗ trợ sai đối tượng nhận kinh phí là địa bàn chứ không phải hộ dân.

8.png

Qua tìm hiểu tại các địa phương, từ cấp xã đến cấp huyện và các phòng chức năng liên quan đều phản ánh khó khăn khi triển khai hỗ trợ người dân di chuyển, sắp xếp dân cư theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ. Lý do chung là chưa có hướng dẫn cụ thể nên không thể làm và không dám làm vì sợ sai quy trình, quy định và trách nhiệm liên quan.

Qua rà soát, năm 2023 xã Tân Thượng (huyện Văn Bàn) có 16 hộ trong vùng nguy cơ sạt lở cần di chuyển sắp xếp dân cư xen ghép, trong đó 15 hộ thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tuy nhiên việc di chuyển đến vị trí nào đang là vấn đề khó của chính quyền.

Theo ông Chu Hồng Hà, Chủ tịch UBND xã, hiện nay địa phương nằm trong quy hoạch dọc sông Hồng của tỉnh, nên quy hoạch sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng mới chưa được phê duyệt. Do đó, nếu giải quyết được những vướng mắc từ các quy định liên quan đến chính sách hỗ trợ thì xã Tân Thượng vẫn chưa thể triển khai thực hiện di chuyển các hộ nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Còn theo ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương, việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ nói riêng về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc miền núi, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, việc triển khai thực hiện đang gặp nhiều vướng mắc. Nếu bắt buộc thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Đầu tư công sẽ rất khó khăn, do hầu hết hộ là người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, giao thông và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, nên buộc phải áp dụng cơ chế đặc thù mới có thể triển khai hiệu quả. Nguồn vốn cấp về huyện đã phân bổ cho các danh mục và các chủ đầu tư, nhưng hầu hết các địa phương vẫn loay hoay không thể triển khai.

Thời gian qua, Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh đã có nhiều hỗ trợ cho các hộ thuộc diện sắp xếp dân cư. Mặc dù tiền hỗ trợ lên tới 80 triệu đồng/hộ nhưng việc di chuyển đến nơi ở mới phát sinh nhiều chi phí như làm mặt bằng, xây nhà, làm đường điện, nước, vận chuyển đồ đạc… đối với những hộ nghèo, không có nguồn tiền đối ứng sẽ không thể tiếp cận với hỗ trợ theo nghị quyết.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương.

Ông Lồ Xuân Chô, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Si Ma Cai khẳng định, thực hiện Dự án 2 Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết theo Quyết định 1719 ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay huyện Si Ma Cai chưa triển khai thực hiện được do một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, huyện Si Ma Cai có địa hình chia cắt mạnh, quỹ đất để lập dự án điều chỉnh, quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư rất khó khăn nên kinh phí hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ chỉ đủ để bồi thường, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng… mà không đủ để hỗ trợ xây nhà ở, mua đất sản xuất.

Muốn giải ngân được kinh phí thực hiện Dự án 2 theo Quyết định 1719 đối với các huyện vùng cao như Si Ma Cai, đề nghị các bộ, ngành và tỉnh có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, cơ chế thanh toán, quyết toán kinh phí theo hướng rút gọn theo cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho các hộ (các hộ thuộc đối tượng hỗ trợ và có nhu cầu sắp xếp dân cư xen ghép tự bố trí, điều chỉnh đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất) để người dân ổn định đời sống

Ông Lồ Xuân Chô, Trưởng phòng Dân tộc huyện Si Ma Cai kiến nghị.

Bài cuối: Còn nhiều việc phải làm để gỡ khó

Nội dung: Vũ Sơn - Thành Phú
Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước dịp Lễ 30/4 và 1/5

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, chuyên gia Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, nắng nóng sẽ bao trùm hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Do vậy, người dân khi tham gia các hoạt động ngoài trời cần chú ý chủ động các biện pháp chống nắng, chống nóng hiệu quả, vui chơi an toàn để kỳ nghỉ lễ trọn vẹn.

Trao 1.000 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trao 1.000 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Ngày 15/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai), các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Thống Nhất.

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.

Thí sinh bắt đầu thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025 trên hệ thống

[Infographic] Mốc thời gian chính Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra vào ngày 26 và 27/6. Để chuẩn bị cho Kỳ thi, các thí sinh bắt đầu đăng ký tham dự theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 21/4. Thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian Kỳ thi để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Bộ Y tế chính thức công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam. Sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột, Việt Nam đã đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng.

fb yt zl tw