Lan tỏa phong trào hiến đất làm đường giao thông

Bài 1: Kim Sơn - đường rộng mở nhờ lòng dân đồng thuận

Bài 1: Kim Sơn - đường rộng mở nhờ lòng dân đồng thuận ảnh 1

LCĐT - Năm 2022, tổng chiều dài các tuyến đường giao thông nông thôn xã Kim Sơn (Bảo Yên) thực hiện chiếm 1/4 của toàn huyện Bảo Yên và bằng tổng chiều dài xã đã làm nhiều năm trước đây cộng lại. Lý giải kết quả nổi bật này, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn - Nguyễn Thành Công cho biết, tất cả là nhờ sự đồng thuận của người dân.

>>> Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

>>> Bài cuối: Mở đường rộng để đẩy lui cái nghèo

Khi lòng dân đã thuận

Đường liên thôn nối từ bản 6AB đi bản Tân Văn dài 2 km vừa được thông tuyến, dù chưa đổ bê tông nhưng đã có nhiều xe qua lại, đặc biệt là các xe chở gỗ rừng trồng, cành lá quế và các loại nông sản. Khác với những tuyến liên thôn giai đoạn trước, tuyến này được mở rộng nền 6,8 m, bởi vậy dù đi qua khu vực đồi núi dốc nhưng các phương tiện vẫn lưu thông dễ dàng. Dọc tuyến đường là những đồi quế, mỡ, bồ đề sắp đến tuổi khai thác và vườn cây ăn quả bạt ngàn.

Bài 1: Kim Sơn - đường rộng mở nhờ lòng dân đồng thuận ảnh 2

Như đoán được suy nghĩ của chúng tôi khi nhìn xuống những đoạn đường xẻ vào giữa đồi và vườn cây ăn quả, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn Nguyễn Thành Công cho biết, đó đều do người dân hiến đất và tự chặt cây giải phóng mặt bằng phục vụ làm đường. Đây cũng là tuyến được triển khai sớm nhất trên địa bàn xã, bởi ngay từ khi lấy ý kiến, người dân đã ủng hộ, trong đó có gia đình lão nông Nguyễn Văn Dũng ở thôn Tân Văn hiến đất dọc tuyến với chiều dài gần nửa cây số.

Ông Dũng năm nay ngoài 60 tuổi. Là người dưới xuôi lên sinh cơ, lập nghiệp ở mảnh đất này, ông hiểu giao thông cách trở ảnh hưởng ra sao đến phát triển kinh tế. Gia đình ông Dũng được biết đến là một trong những hộ tiên phong ở Kim Sơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên khu đất dốc trước đây chỉ toàn lau lách và gỗ tạp đã được gia đình ông cải tạo thành những vạt rừng trẩu, bồ đề xanh thẳm. Đặc biệt, ở khu đất lưng chừng đồi là vườn bưởi, cam bạt ngàn, cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi đo đạc xác định tuyến để mở đường, riêng đoạn qua vườn đồi của gia đình ông Dũng là hơn 400 m. Ông bảo, hàng trăm cây bưởi đã cho thu hoạch và cả nghìn cây quế đã 4 - 5 tuổi phải phá bỏ, tính ra gần 200 triệu đồng, cũng xót lắm, nhưng mở đường thì mình và bà con cùng được hưởng lợi nên chẳng cần phải suy nghĩ nhiều...

Ông còn kể, những năm qua, khu vực này không có đường ô tô, có hộ muốn bán đồi cây phải dùng trâu kéo từng cây từ đồi xuống đường trục chính, tiền thuê công vận chuyển cũng gần hết tiền đồi cây. Vì thế, dù mất chút đất nhưng đổi lại là có đường to, đẹp hơn.

Cùng với gia đình ông Dũng, 35 hộ có đất ở, đất sản xuất bị ảnh hưởng dọc tuyến đường đã tự nguyện hiến đất làm đường.

Bài 1: Kim Sơn - đường rộng mở nhờ lòng dân đồng thuận ảnh 3

Rời thôn Tân Văn, chúng tôi đến thôn 5AB khi đồng bào Tày nơi đây bắt đầu xuống đồng làm đất sản xuất vụ xuân hè. Ở mảnh đất thuần nông này, ruộng lúa là thứ tài sản quý được người dân giữ gìn, vậy mà năm vừa rồi, hàng chục hộ cùng nhau hiến đất ruộng để mở đường.

Vừa đắp lại bờ đất khi phải lùi gần 2 m phục vụ mở đường, ông Lâm Văn Tuyên bảo: Gia đình có khoảng 80 m đất ruộng, đất vườn và nhiều diện tích ao cá chạy dọc tuyến đường bị ảnh hưởng, nhưng tôi không lấy một đồng bồi thường nào. Việc này chẳng có gì đáng kể vì ở đây nhà nào cũng hiến, làm được đường rộng, to đẹp thế này ai cũng thích…

Có đường lớn mới nghĩ được việc lớn

Hiến đất làm đường ở Kim Sơn đã trở thành phong trào, lan tỏa hầu khắp các thôn, bản. Qua đồi xẻ đồi, qua đồng đắp đất, những tuyến đường liên thôn ở Kim Sơn như mạch sống lan đến từng khu dân cư mà không có lực cản bởi người dân đều đồng thuận...

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã còn kể thêm nhiều câu chuyện về những hộ xung phong hiến đất làm đường. Ví dụ như một số hộ đề nghị xã điều chỉnh tuyến đường qua giữa ruộng nhà mình để đường được thẳng, sau này đi lại thuận tiện hơn; có hộ không hiến đất nhưng sẵn sàng cho tổ thi công lấy đất, đá nhà mình để đắp đường; có cả những hộ sẵn sàng bỏ kinh phí hỗ trợ hộ khó khăn hơn để giải phóng mặt bằng nhanh…

Kim Sơn là xã vùng 3 của huyện Bảo Yên, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Xã có nhiều tiềm năng về phát triển nông - lâm nghiệp, đồi núi thấp, lại có dải đất phù sa ven sông Hồng màu mỡ, nhưng lực cản lớn nhất là giao thông. Với địa bàn rộng, xã có 17 thôn, bản nhưng kết nối liên thôn rất hạn chế. Bởi vậy, trong giai đoạn này, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xác định phải tranh thủ mọi nguồn lực tập trung phát triển giao thông. Chủ trương đưa ra và được người dân đồng thuận nên nhanh chóng đi vào cuộc sống. Năm 2022, xã gặp khó khăn do nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia cấp về muộn, tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, xã đã hoàn thiện các thủ tục và vận động người dân hiến đất để triển khai 54 tuyến đường trải đều khắp các thôn, bản, với tổng chiều dài 52,889 km, trong đó người dân hiến khoảng 16 ha đất làm đường.

Ngoài việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân hiến đất mở đường, xã Kim Sơn cũng linh hoạt tìm giải pháp hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng nhiều khi làm đường, như hỗ trợ một phần diện tích cây cối, hoa màu bị mất, tạm thời cho mượn đất 5% của xã để canh tác, vận động doanh nghiệp hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ mất nhiều đất sản xuất...

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thành Công cho biết thêm, theo kế hoạch giải ngân vốn thì chậm nhất là trong quý II/2023, tất cả các tuyến đường này sẽ được đổ bê tông. Khi ấy, các tuyến đường liên xã, liên thôn kết nối sẽ trở thành hệ thống giao thông liên hoàn.

Bài 1: Kim Sơn - đường rộng mở nhờ lòng dân đồng thuận ảnh 4

Kim Sơn giờ đã thoát khỏi cảnh “ốc đảo” khi tuyến đường kết nối Phố Mới - Bảo Hà hoàn thành, tới đây nữa là cây cầu nối Kim Sơn với Cam Cọn - nơi đặt sân bay Sa Pa - sẽ mở toang cánh cửa để Kim Sơn phát huy tiềm năng, thế mạnh. Việc mở các tuyến đường liên thôn cũng là một cách để khơi dậy nguồn lực, sẵn sàng đón những cơ hội phát triển. Có đường lớn rồi thì những định hướng về phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa, vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi sẽ trở thành hiện thực. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thành Công nói: “Phải có đường lớn mới nghĩ lớn được”.

Năm 2022, UBND xã Kim Sơn đã khen thưởng 150 hộ và đề xuất cấp trên khen thưởng 3 hộ. Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã đã đến trao thư cảm ơn các hộ hiến đất và tài sản trên đất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Sau nhiều năm khảo nghiệm, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã gieo ươm thành công giống vân sam Fansipan - loài cây có tên trong Sách đỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu mở ra tín hiệu vui để nhân rộng loài cây này, gìn giữ cho muôn đời sau.

Bến Chuân không còn “gian truân”

Bến Chuân không còn “gian truân”

Báo Lào Cai - Từ trong xanh thẳm, cầu Bến Chuân như sợi chỉ trắng nối liền hai bờ sông Chảy. Bến đò Chuân giờ nhộn nhịp xe cộ, hàng hóa tấp nập ngược xuôi, sự trù phú, sinh sôi hiển hiện trên mảnh đất mom sông.

Đích đến của hạnh phúc

Đích đến của hạnh phúc

Hạnh Phúc là tên gọi thân thuộc và nằm lòng đối với nhiều người dân ở xã Bản Sen (huyện Mường Khương). Tháng năm đi qua và dù có tiếc nuối với “mỹ danh” mà trước năm 1959 còn sử dụng nhưng người dân nơi đây vẫn miệt mài lao động, sản xuất, cống hiến xây dựng quê hương, để đi đến đích, đó là mọi người, mọi nhà hạnh phúc.

Bài 2: Cần giải pháp quản lý chặt chẽ công tác đào tạo lái xe

Bài 2: Cần giải pháp quản lý chặt chẽ công tác đào tạo lái xe

LCĐT - Lỗ hổng và tồn tại trong việc đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đã rõ. Tuy nhiên, ngoài việc rút kinh nghiệm và có những hình thức xử lý sai phạm của tổ chức, cá nhân, thì cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc đào tạo, sát hạch lái xe trong thời gian tới.
Bài 1: “Giả mù chữ” để thi giấy phép lái xe thật

Bài 1: “Giả mù chữ” để thi giấy phép lái xe thật

LCĐT - Thời gian qua, lợi dụng những chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô, một số người dân đã tự nhận mình là mù chữ để đi xin xác nhận không biết chữ nhằm hưởng ưu tiên trong phần thi lý thuyết, gây mất an ninh, trật tự và bức xúc trong dư luận.
Mưu sinh trên “tam giác” sông Chảy

Mưu sinh trên “tam giác” sông Chảy

LCĐT - Ở khu vực “tam giác” này, trước kia vốn là mảnh ruộng, vạt nương, nhưng từ khi thủy điện Cốc Ly (Bắc Hà) làm đập ngăn dòng, nước dâng tạo thành vùng lòng hồ mênh mông, đầy ắp cá tôm.
"Gieo” màu xanh trên vùng đất khó

"Gieo” màu xanh trên vùng đất khó

LCĐT - Những người trẻ vùng cao ngày càng năng động, sáng tạo, họ không ngại thất bại, sẵn sàng thử sức với loại cây, con mới. Cũng từ sự sáng tạo ấy mà ở những vùng đất khó khăn, thậm chí ở vùng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt vẫn xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không còn là thoát nghèo, họ hoàn toàn có thể làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Niềm vui mới ở Kin Chu Phìn

Niềm vui mới ở Kin Chu Phìn

LCĐT - Kin Chu Phìn, vùng đất xa xôi nhất xã Nậm Pung (huyện Bát Xát), trước đây được ví như “ốc đảo” giữa núi rừng. Mỗi lần đến nơi này, chúng tôi lại thêm một lần bất ngờ về sự đổi thay của đời sống đồng bào Hà Nhì, Dao nơi đây.
Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

LCĐT - Ở vùng đất du lịch Sa Pa, “tấc đất, tấc vàng”. Trong khi nhiều công trình, dự án bị đình trệ bởi khó khăn trong giải phóng mặt bằng thì ở phường Hàm Rồng, người dân 3 tổ dân phố sẵn sàng hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường giao thông.
Ghé Hoàng Hạ thăm vùng đất mơ

Ghé Hoàng Hạ thăm vùng đất mơ

LCĐT - Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Hoàng Hạ còn khiến người phương xa ấn tượng và yêu ngay từ tên gọi đầy thơ mộng.

Bản hùng ca bất tử trên Biển Đông

Bản hùng ca bất tử trên Biển Đông

LCĐT - 35 năm đi qua, sóng biển có thể xóa nhòa mọi dấu vết nhưng không thể xóa được ký ức hùng tráng của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong trận hải chiến ở vùng biển Gạc Ma ngày 14/3/1988. Sự hy sinh của họ được dựng thành tượng đài bất tử về tình yêu biển, đảo của Tổ quốc.
fb yt zl tw