Báo chí cách mạng Việt Nam - 90 năm đồng hành cùng dân tộc

Bài 1: Người sáng lập - Người thầy - Nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.

Bởi thế, Người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của cách mạng Việt Nam - báo Thanh Niên. Ngày 21-6-1925, Người cho xuất bản số đầu tiên của báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Vì thế, ngày 21-6 được lấy là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Thời kỳ đầu, báo Thanh Niên được biên tập và in ở Quảng Châu (Trung Quốc), với hình thức tuần báo (ra Chủ nhật). Mỗi kỳ, tờ Thanh Niên xuất bản khoảng 100 bản, chuyển về Việt Nam qua liên lạc. Báo có nhiều chuyên mục như: Xã luận, bình luận, có mục sinh hoạt tư tưởng...; được viết bằng chữ quốc ngữ để đạt tới độ phổ cập cao nhất.

Không chỉ là người đặt nền móng và sáng lập ra tờ báo cách mạng đầu tiên, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là cây viết chủ yếu và trực tiếp biên tập nội dung của tờ Thanh Niên và đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam.

Bài 1: Người sáng lập - Người thầy - Nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam ảnh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu.

Người còn sáng lập ra 8 tờ báo khác là: Người cùng khổ (Le Paria năm 1922), Quốc tế Nông dân (1924), Công Nông (1925), Lính Kách mệnh (1925), Thân Ái (1928), Việt Nam Độc lập (1941), Cứu quốc (1942) và Tạp chí Đỏ (1930).

Viết báo từ năm 1919, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 tranh truyện và ký. Cách viết của Người dễ hiểu, giản dị mà sâu sắc.

Gần 60 năm làm báo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều quan điểm cơ bản và những suy nghĩ sâu sắc về hoạt động báo chí.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (8-9-1962), Bác đã nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Người cũng chỉ rõ, nhà báo phải có dũng khí, không bẻ cong ngòi bút, và muốn vậy phải có “lập trường chính trị vững chắc”, “chính trị phải làm đúng”...

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh, báo chí cách mạng phải mang tính tiên phong, định hướng trong cuộc sống. Bởi, báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, tác động sâu xa đến đời sống xã hội, nên báo chí cách mạng phải giữ vị trí tiên phong, mở lối, truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ.

Đề cập đến cách làm báo, cũng tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên kinh nghiệm của bản thân trong làm báo: “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc? Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm”. Người cũng thẳng thắn phê bình các báo mắc phải những lỗi như: Viết quá dài, "dây cà ra dây muống", không hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng; thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta; đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng; để lộ bí mật; viết quá lố bịch... Người nhấn mạnh rằng khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng...

Thực tiễn hoạt động báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, Người vừa là nhà sáng lập, là người đặt nền móng cho báo chí cách mạng nước nhà, đồng thời là một nhà báo xuất sắc của thế kỷ XX. Phong cách, đạo đức, ngôn ngữ báo chí Hồ Chí Minh đã trở thành mẫu mực cho báo chí cách mạng Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 30/4 của những người lính biển

Ngày 30/4 của những người lính biển

Hòa cùng không khí tưng bừng của Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại các đảo trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển và các đơn vị hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường còn có nhiều cựu chiến binh với công việc thầm lặng, nhỏ bé nhưng đầy hiểm nguy làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về thời hoa lửa ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí họ với niềm tự hào.

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

“Đồng đội tôi đã ngã xuống ở cửa ngõ Đồng Dù. Mỗi bước tiến là máu, là nước mắt… nhưng chúng tôi không lùi vì sau lưng là Tổ quốc”. Đó là những lời giản dị mà đau đáu của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Hòa (thành phố Lào Cai). Ông từng trực tiếp cầm súng trong trận đánh ác liệt cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp chiến công vang dội, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 30/4/2025, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được tổ chức trọng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nơi biên cương của Tổ quốc, rất đông đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai háo hức theo dõi chương trình qua màn hình nhỏ với niềm tự hào, xúc động.

Gặp lại giữa mùa Xuân

Gặp lại giữa mùa Xuân

Mùa Xuân cách đây tròn 50 năm, những người con của quê hương Lào Cai hòa trong khí thế sục sôi của đoàn quân tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau nửa thế kỷ, vẫn là những chiến sĩ năm xưa, họ trở về thăm lại mảnh đất thân yêu - nơi đã gửi gắm một phần thanh xuân, xương máu.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Miền Nam ơi, ta đã về đây!

Miền Nam ơi, ta đã về đây!

Cách đây nửa thế kỷ, trong những ngày tháng chống mỹ gian lao, đi giữa làn mưa bom bão đạn, những người con của khắp mọi miền quê đã lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc để chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Lào Cai - vị thế mới trong hành trình phát triển đất nước sau 50 năm thống nhất

Lào Cai - vị thế mới trong hành trình phát triển đất nước sau 50 năm thống nhất

Năm 2025 đánh dấu tròn 50 năm đất nước Việt Nam thống nhất (1975 - 2025) - một cột mốc lịch sử trọng đại, gợi lên biết bao tự hào và xúc cảm thiêng liêng. Nửa thế kỷ qua, Lào Cai - mảnh đất biên cương Tây Bắc hùng vĩ - cũng đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, vươn lên mạnh mẽ từ gian khó và khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trên bản đồ đất nước.

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sẽ được tổ chức trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, tại trục đường Lê Duẩn và một số tuyến đường trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác xây dựng tổ chức đảng ở Lào Cai: Tiếp bước hào khí Đại thắng mùa Xuân 1975

Công tác xây dựng tổ chức đảng ở Lào Cai: Tiếp bước hào khí Đại thắng mùa Xuân 1975

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi của thế kỷ XX, khép lại giai đoạn lịch sử bi thương và hào hùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 50 năm đã trôi qua, phát huy tinh thần “Tiếp bước hào khí đại thắng”, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai không ngừng nỗ lực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đặc biệt trên lĩnh vực then chốt là công tác xây dựng tổ chức Đảng.

Kết thúc cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Kết thúc cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi, một bản hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà sau hơn hai mươi năm bị chia cắt bởi chiến tranh và âm mưu đế quốc. Chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là bản anh hùng ca kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, khép lại cuộc trường chinh đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

fb yt zl tw