Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn đau đáu tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, “Hướng tới miền Nam thân yêu”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... Ngày nay, vẫn tinh thần “Nam - Bắc một nhà”, kết nghĩa anh em ruột thịt, tỉnh Lào Cai đã đặt tên một số tuyến đường rất ý nghĩa, mang dấu ấn miền Nam thân yêu.

0:00 / 0:00
0:00

Đường Thuận Hải có điểm bắt đầu từ thôn Cốc Sâm 5, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, kết thúc tại xã Cốc Ly, nơi tuyến đường chia đôi ngả, một hướng về xã Nậm Mòn, huyện Bắc Hà và một hướng về các xã Tả Thàng, La Pan Tẩn, Cao Sơn, huyện Mường Khương. Đường Thuận Hải được mở mới sau khi miền Nam giải phóng, nước nhà thống nhất, 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải và đặt mối quan hệ kết nghĩa với tỉnh Lào Cai, tuyến đường được đặt tên như thế để đánh dấu sự kiện quan trọng đó. Đường Thuận Hải mới đây được định danh đường tỉnh 154 nhưng hầu hết người dân trong vùng vẫn gọi tên Thuận Hải, chứ không theo tên nào khác.

Trung tuần tháng 4, chúng tôi điều khiển xe bon bon trên đường Thuận Hải đã được rải nhựa láng mượt, dưới cái nắng rắc vàng khắp triền núi. Độ này, trên đường Thuận Hải, xe ô tô hối hả như thoi đưa, hầu hết là xe thu mua, vận chuyển vỏ quế, cành, cây quế. Sáng Chủ nhật nên tuyến đường nhỏ trở nên chật chội hơn ngày thường do lượng phương tiện đi chợ phiên Cốc Ly tăng, trong đó có nhiều xe chở khách du lịch. Trong suốt quãng đường khám phá chợ văn hóa Cốc Ly, nhiều du khách bị mê hoặc bởi cảnh đẹp trên đường Thuận Hải. Đó là tuyến đường uốn lượn quanh co như dải lụa bung nhẹ giữa thung lũng, hai bên là sườn núi đá cao với rừng nguyên sinh ken chặt những đại thụ, bảng lảng mây bay lướt ngang các chòm núi như tiên cảnh.

Ngã ba, nơi tuyến đường Thuận Hải hòa mình vào Quốc lộ 70 là thôn Cốc Sâm 2, xã Phong Niên (Bảo Thắng). Thôn có 118 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Nùng. Tuyến đường Thuận Hải đi qua thôn Cốc Sâm 2 có chiều dài 4 km. Giao thông thuận lợi có vai trò như mạch nguồn dinh dưỡng nuôi “cơ thể” kinh tế của địa phương. Chị Lù Thị Hồng, dân tộc Nùng, Trưởng thôn Cốc Sâm 2 bảo, trước đây, cuộc sống của bà con rất vất vả nhưng đến nay, toàn thôn chỉ còn 1 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo. Cốc Sâm 2 phát triển kinh tế với thế mạnh là lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn thôn có 7 trang trại lợn với quy mô trên 100 con lợn thịt, mấy chục đầu lợn nái, những hộ nuôi lẻ vài chục con “nhiều không đếm xuể”. Ngoài ra, Cốc Sâm 2 còn phát triển cây ăn quả, trồng rừng với trọng điểm là cây quế. Hiện, Nhà máy quế hồi của Công ty Vinasamex tại thôn Cốc Sâm 2 có giá trị đầu tư hơn 400 tỷ đồng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Với công suất chế biến 10 nghìn đến 15 nghìn tấn quế tươi/năm, sản phẩm là 50 nghìn lít tinh dầu, khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ mở ra triển vọng phát triển bền vững cho cả vùng.

Theo hướng xã Cốc Ly, qua giữa bạt ngàn 2 bên đường những cây ăn trái, cây lâm nghiệp chúng tôi chạm vào thôn Cán Hồ, thôn có một nửa số hộ là đồng bào Dao, một nửa là đồng bào Mông. Anh Trương Văn Dũng, 40 tuổi, dân tộc Dao có ngôi nhà xây khang trang nhìn ra mặt đường Thuận Hải. Anh Dũng cho biết, từ ngày tuyến đường được nâng cấp, giao lưu kinh tế, văn hóa sôi động hẳn lên, nhờ đó, đời sống mọi mặt của bà con trong thôn ngày càng được nâng cao. Bản thân cũng nhờ được giao lưu mà tham gia kênh xuất khẩu lao động, sau gần 7 năm làm việc ở Đài Loan, tôi đã có một số vốn kha khá để về quê trồng 2 ha quế, làm trang trại nuôi gà thịt với quy mô khoảng 2 nghìn con. Nhà cạnh đường nên việc xuất bán gà, nhất là bán cho khách du lịch cũng thuận lợi. Năm nay giá gà thấp, anh Dũng tính đường để vợ ở nhà làm nông, giữ nhà cửa còn mình lại tìm đường qua Mông Cổ làm cơ khí.

Thế mạnh của thôn không phải chăn nuôi mà là lâm nghiệp, chủ yếu là quế. Ở Cán Hồ, nhà nào cũng trồng quế, đứng đầu phải kể đến hộ ông Lý Nguyễn Thuận, ông Đặng Văn Chung, mỗi hộ đang có từ 5 - 6 ha quế đến tuổi thu hoạch, nếu tính thêm diện tích mới trồng thì có tới cả chục ha. Những hộ 2 - 3 ha như ông Hiền ở Can Hồ nhiều lắm. Nhiều năm liên tiếp, giá thu mua quế ổn định nên bà con thôn Cán Hồ vui lắm. Tính sơ sơ, mỗi ha quế đến tuổi thu hoạch đại trà cũng có giá trị 500 đến 600 triệu đồng, bởi vậy danh sách những hộ sẵn tiền tỷ từ vườn đồi tại thôn Cán Hồ có nhiều.

Ông Đặng Văn Hiền, Trưởng thôn Cán Hồ, xã Phong Niên.

Trưởng thôn Đặng Văn Hiền bảo, cũng may thuận lợi là có tuyến đường nên giá trị sản phẩm người nông dân làm ra mới sát giá bán trên thị trường, đời sống người dân được nâng lên từng ngày. Thôn Cán Hồ có 131 hộ, đến nay chỉ còn 3 hộ dân diện nghèo, 1 hộ dân diện cận nghèo, số hộ khá, giàu đã vượt quá 50% hộ dân trong thôn.

Ngoài đường Thuận Hải, trên địa bàn tỉnh còn có một số tuyến đường mang dấu ấn, tình cảm của đồng bào các dân tộc Lào Cai với miền Nam thân yêu. Đó là tuyến đường Thủ Dầu Một, trục đường chính tại Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, nối trung tâm thành phố Lào Cai với Khu công nghiệp - thương mại Kim Thành và kết nối với huyện Bát Xát. Tên của tuyến đường thể hiện “nghĩa tình ruột thịt” của tỉnh Lào Cai với tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Điều đáng nói hơn là đến nay hai tỉnh Lào Cai và tỉnh Bình Dương vẫn duy trì mối quan hệ kết nghĩa thắm thiết. Tại Khu Du lịch Sa Pa cũng có tuyến phố tại trung tâm thị xã mang tên Thủ Dầu Một, rất nhiều du khách tỉnh Bình Dương, tỉnh Sông Bé (cũ) và các tỉnh, thành phố phía Nam khi tới Sa Pa du lịch đã đến tuyến phố này chụp ảnh kỷ niệm.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, tỉnh Lào Cai đóng góp đáng kể sức người, sức của, trong đó, mối quan hệ nghĩa tình anh em ruột thịt giữa địa phương hai đầu đất nước như Lào Cai và Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương) cũng là một trong những động lực mang đến thắng lợi to lớn của dân tộc ta.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Tròn 50 năm thống nhất đất nước, tỉnh Lào Cai tự hào nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ xây dựng và phát triển dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong suốt hành trình đó, công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ tỉnh luôn giữ vai trò mặt trận hàng đầu, góp phần tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân, đưa tỉnh Lào Cai vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của khu vực vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Ngày 30/4 của những người lính biển

Ngày 30/4 của những người lính biển

Hòa cùng không khí tưng bừng của Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại các đảo trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển và các đơn vị hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường còn có nhiều cựu chiến binh với công việc thầm lặng, nhỏ bé nhưng đầy hiểm nguy làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về thời hoa lửa ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí họ với niềm tự hào.

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

“Đồng đội tôi đã ngã xuống ở cửa ngõ Đồng Dù. Mỗi bước tiến là máu, là nước mắt… nhưng chúng tôi không lùi vì sau lưng là Tổ quốc”. Đó là những lời giản dị mà đau đáu của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Hòa (thành phố Lào Cai). Ông từng trực tiếp cầm súng trong trận đánh ác liệt cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp chiến công vang dội, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 30/4/2025, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được tổ chức trọng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nơi biên cương của Tổ quốc, rất đông đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai háo hức theo dõi chương trình qua màn hình nhỏ với niềm tự hào, xúc động.

Gặp lại giữa mùa Xuân

Gặp lại giữa mùa Xuân

Mùa Xuân cách đây tròn 50 năm, những người con của quê hương Lào Cai hòa trong khí thế sục sôi của đoàn quân tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau nửa thế kỷ, vẫn là những chiến sĩ năm xưa, họ trở về thăm lại mảnh đất thân yêu - nơi đã gửi gắm một phần thanh xuân, xương máu.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Miền Nam ơi, ta đã về đây!

Miền Nam ơi, ta đã về đây!

Cách đây nửa thế kỷ, trong những ngày tháng chống mỹ gian lao, đi giữa làn mưa bom bão đạn, những người con của khắp mọi miền quê đã lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc để chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Lào Cai - vị thế mới trong hành trình phát triển đất nước sau 50 năm thống nhất

Lào Cai - vị thế mới trong hành trình phát triển đất nước sau 50 năm thống nhất

Năm 2025 đánh dấu tròn 50 năm đất nước Việt Nam thống nhất (1975 - 2025) - một cột mốc lịch sử trọng đại, gợi lên biết bao tự hào và xúc cảm thiêng liêng. Nửa thế kỷ qua, Lào Cai - mảnh đất biên cương Tây Bắc hùng vĩ - cũng đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, vươn lên mạnh mẽ từ gian khó và khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trên bản đồ đất nước.

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sẽ được tổ chức trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, tại trục đường Lê Duẩn và một số tuyến đường trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác xây dựng tổ chức đảng ở Lào Cai: Tiếp bước hào khí Đại thắng mùa Xuân 1975

Công tác xây dựng tổ chức đảng ở Lào Cai: Tiếp bước hào khí Đại thắng mùa Xuân 1975

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi của thế kỷ XX, khép lại giai đoạn lịch sử bi thương và hào hùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 50 năm đã trôi qua, phát huy tinh thần “Tiếp bước hào khí đại thắng”, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai không ngừng nỗ lực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đặc biệt trên lĩnh vực then chốt là công tác xây dựng tổ chức Đảng.

Kết thúc cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Kết thúc cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi, một bản hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà sau hơn hai mươi năm bị chia cắt bởi chiến tranh và âm mưu đế quốc. Chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là bản anh hùng ca kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, khép lại cuộc trường chinh đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

fb yt zl tw