Chinh phục núi Con Voi

LCĐT - Núi Con Voi được bao phủ bởi một màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh, núi rừng nơi đây mang nhiều nét quyến rũ, bí ẩn.

Đường lên đỉnh núi Con Voi.
Đường lên đỉnh núi Con Voi.

Chạm mặt Tát Thới

Sau nhiều lần lỡ hẹn, chúng tôi cũng được cán bộ kiểm lâm huyện Bảo Yên sắp xếp thời gian tham gia cùng tổ tuần tra bảo vệ rừng núi Con Voi, một chuyến đi thú vị, nhưng cũng đầy thử thách. Từ Quốc lộ 70, rẽ theo tuyến đường liên xã, chúng tôi mất hơn nửa tiếng đồng hồ để vào một bản nhỏ nằm ở chân núi Con Voi. Anh Nguyễn Tiến Oanh, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Km78, quản lý địa bàn rừng thuộc dãy Con Voi, khu vực các xã phía Nam huyện Bảo Yên. Dù đã nhiều lần tuần rừng nhưng với anh Oanh, dãy núi Con Voi vẫn còn nhiều nét bí ẩn chưa khám phá hết. Anh Oanh cho biết: Từ khu vực trạm quản lý có 3 hướng để lên đỉnh núi Con Voi, mỗi hướng là một cung đường khác nhau. Tuy không quá hiểm trở, nhưng để lên đến đỉnh núi, đi nhanh cũng phải mất cả ngày đường nên phải xuất phát sớm. Sau khi suy tính, với sự hỗ trợ của tổ bảo vệ rừng, anh Oanh thiết kế cho chúng tôi cung đường đẹp nhất dù có vất vả hơn hai cung đường kia, nhưng bù lại được đi qua những thảm thực vật đa dạng với nhiều loại gỗ quý, đặc biệt là sẽ được tận hưởng vẻ hùng vĩ của thác Tác Thới. Nghĩ đến điều đó, chúng tôi càng háo hức lên đường. Anh Hoàng Văn Cợi, Trưởng thôn Trĩ Trong, kiêm Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng là người địa phương. Sinh ra và lớn lên ở chân núi Con Voi, anh Cợi kể: Hơn 10 tuổi, tôi đã đi theo thanh niên trong bản lên rừng bẫy thú, bởi vậy, cánh rừng này với tôi vô cùng thân thuộc.

Mải nghe anh Cợi kể chuyện, chúng tôi chẳng để ý nắng trên đầu đã tắt từ khi nào, bởi rừng cây rậm rạp ken dày tầng tầng, lớp lớp. Để giúp tôi định vị nơi mình đang đứng, anh Oanh cho biết: Chúng tôi vừa đi vào tầng thấp nhất khu rừng đặc dụng, thuộc tiểu khu 400. Tiếp tục leo ngược dốc trong rừng cây đại ngàn, trước mắt chúng tôi là thảm thực bì dày đặc với các loài cây gỗ to, vừa và nhỏ xen lẫn vầu và nứa. Tiếng hót của muôn loài chim, tiếng xào xạc của cành lá hòa quyện với tiếng suối chảy tạo thành một bản nhạc giao hưởng của núi rừng. Khe suối vào mùa khô ít nước chảy còn trơ lại những phiến đá to tạo thành một cảnh hoang sơ, hùng vĩ.

Tiếp tục cuộc hành trình bám theo đường mòn ngược dốc là khu rừng với nhiều cây gỗ to đủ loại. Thân cây được bám bởi một lớp rêu phong và dương xỉ như tấm áo mùa đông tuyệt đẹp. Càng lên cao, đường đi càng hiểm trở với những con dốc thẳng đứng, chúng tôi phải bám dây rừng để chinh phục từng mỏm đá trơn trượt. Vượt qua chặng đường khó khăn là một món quà của tự nhiên, trước mặt chúng tôi là thác nước đẹp đến mê hồn, người địa phương đặt tên là Tác Thới. Giữa đại ngàn, ba tầng thác dựng đứng như một kỳ quan của tự nhiên, mùa này nước cạn nên không có dòng thác buông xuống, nhưng bù lại hồ nước trong xanh dưới chân thác soi bóng cả khu rừng tạo nên ảo ảnh tuyệt đẹp.

Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng.
Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng.

Lạc vào rừng giang

Tiếp tục bám dây leo ngược dốc, trước mắt chúng tôi là hang đá “dổi vàng” - nơi thường được những người đi bẫy thú rừng, tìm kiếm dược liệu chọn ngủ qua đêm. Anh Oanh cho biết: Đây cũng là mốc dấu tầng 2 của núi Con Voi. Tiếng chim hót vang cả núi rừng, dấu ủi đất của lợn rừng, hoẵng, nai tìm kiếm thức ăn vẫn còn mới. Trưởng thôn Hoàng Văn Cợi bảo: Núi rừng còn hoang sơ lắm, tôi đã lên núi Con Voi từ nhỏ, đi không biết bao nhiêu đường, bao nhiêu lối, nhưng có lẽ chẳng bao giờ đi hết dãy Con Voi, càng đi càng thấy núi rừng quê mình thật đẹp.

Trước khi lên núi Con Voi, tôi đã được người dân địa phương kể về rừng giang bạt ngàn trên đỉnh núi, nhưng khi tận mắt chứng kiến mới thực sự choáng ngợp. Ở vạt rừng này, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho cây giang phát triển, lấn át tất cả các loại thực vật khác. Ngàn vạn cây giang như nằm rạp xuống sườn núi, không còn nhìn thấy mặt đất, khiến chúng tôi lạc mất phương hướng. Anh Oanh bảo: Trong lần khảo sát đầu tiên của tổ kiểm lâm địa bàn, anh và đồng nghiệp bị lạc mất hai tiếng đồng hồ không tìm được đường xuống núi vì lọt vào rừng giang như ma trận. Thêm một lần nghỉ ngơi, đoàn chúng tôi đã đặt chân lên đỉnh núi Con Voi ở độ cao hơn 1.400 m so với mực nước biển, hít hà không khí ở nơi giao hòa giữa trời và đất như giúp chúng tôi lấy lại sức lực. Đây cũng được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Bảo Yên (Lào Cai) và Văn Yên (Yên Bái), phóng mắt nhìn về phía xa thấy hồ Thác Bà (Yên Bái) trùng điệp như Vịnh Hạ Long.

Mùa vàng bội thu dưới chân núi Con Voi. Ảnh: Trọng Ðiểm
Mùa vàng bội thu dưới chân núi Con Voi.  Ảnh: Trọng Ðiểm

Đổi thay dưới chân núi Con Voi

Dưới chân núi Con Voi là nơi cư trú của đồng bào người Tày, Dao ở 3 bản: Làng Lủ, Trĩ Trong, Trĩ Ngoài của Phúc Long (Bảo Yên). Rừng đã bao bọc, chở che bao thế hệ người dân và đồng bào các dân tộc nơi đây cũng đang bảo vệ rừng bằng những quy ước nghiêm ngặt như bảo vệ sự sống của mình. Với các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân địa phương được hưởng lợi từ rừng, cuộc sống của người dân quanh dãy núi Con Voi đã có nhiều đổi thay.

Lớp áo ngoài cùng của dãy núi Con Voi là khu vực rừng sản xuất do Công ty Lâm nghiệp Bảo Yên quản lý, một phần diện tích đã được khoán cho các hộ dân. Nhiều diện tích rừng kém hiệu quả được người dân chuyển đổi sang trồng quế. Những năm gần đây, giá thu mua quế tăng cao, nhờ đó đời sống người dân cũng được nâng lên. Cánh đồng Trĩ Trong, Trĩ Ngoài nằm trọn trong lòng chảo dưới chân núi Con Voi luôn bội thu như món quà mà tạo hóa ban tặng cho đồng bào các dân tộc nơi đây vì tấm chân tình của họ với muôn loài trên dãy Con Voi.

Khai thác lợi thế từ nguồn nước trên dãy núi Con Voi, những năm gần đây, một số hộ ở xã Phúc Khánh đã học tập kinh nghiệm và triển khai các mô hình nuôi cá nước lạnh bước đầu mang lại hiệu quả. Anh Hoàng Ngọc Quang và Hoàng Văn Xô là hai nông dân đầu tiên ở Phúc Khánh thử nghiệm nuôi cá tầm. Anh Xô cho biết: Nuôi cá tầm đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư lớn nhưng bù lại giá trị mang lại cũng cao gấp nhiều lần so với các mô hình truyền thống ở địa phương.

Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh Nông Thế Mạnh cho biết: Trong định hướng phát triển kinh tế của địa phương thì nông - lâm nghiệp luôn được xác định là lĩnh vực trọng tâm. Được bao phủ bởi một màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh, những dải đồi thấp quanh dãy Con Voi rất màu mỡ lại không phải lo về nguồn nước tưới, thuận lợi để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Ngoài mô hình nuôi cá nước lạnh ở Trĩ Trong, hiện ở Làng Lủ có mô hình trồng chanh leo, chăn nuôi trâu hàng hóa rất hiệu quả. Ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Phúc Khánh và Lương Sơn, một dự án nông - lâm nghiệp tập trung gồm chăn nuôi gia súc; trồng cây ăn quả; sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao và kết hợp trồng rừng sản xuất với diện tích hơn 300 ha đang được một doanh nghiệp triển khai.

Nghe chúng tôi hỏi về định hướng phát triển du lịch khi địa phương có rất nhiều tiềm năng, Chủ tịch Nông Thế Mạnh hồ hởi nói thêm, dãy núi Con Voi mang trong mình nét quyến rũ bí ẩn còn hứa hẹn trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai. Ngoài ra, với thảm thực vật phong phú còn có một nguồn lợi vô giá đó là kho dược liệu quý, trong đó nhiều nhất là cây ba kích (người dân địa phương gọi cây ruột gà) sinh sống ở độ cao 1.000 m trở lên. Hiện, xã đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá đưa loại cây này xuống tầng thấp hơn, tiến tới chủ động nguồn giống để người dân canh tác, khai thác dưới tán rừng bền vững. Du khách đến đây vừa được khám phá phong cảnh hùng vĩ, được trải nghiệm cuộc sống bản làng giàu bản sắc, lại được bồi bổ sức khỏe bằng những vị thuốc quý, đúng là một điểm du lịch đầy triển vọng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sa Pa tích cực triển khai Dự án 8

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sa Pa tích cực triển khai Dự án 8

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021 - 2025) đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sa Pa tích cực triển khai, với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa tại cơ sở.

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Từ giữa tháng 6 đến tháng 7 hằng năm, quả thanh mai trong những cánh rừng ở vùng cao Y Tý (Bát Xát) chín đỏ. Đây là thời điểm những người dân tộc Hà Nhì vào rừng săn “đặc sản” thanh mai để bán.

Tỉnh lộ 151: Cỏ cây lấn đường, ẩn họa khôn lường

Tỉnh lộ 151: Cỏ cây lấn đường, ẩn họa khôn lường

Sau gần 1 năm nhận bàn giao để sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 151 (đoạn từ xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng đi cầu Khe Lếch, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn), do các đơn vị được giao không thường xuyên bảo trì, phát quang hành lang dẫn đến tình trạng cỏ mọc um tùm, lan ra lòng đường làm che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông.

Tả Củ Tỷ sau cơn mưa

Tả Củ Tỷ sau cơn mưa

Rời Tả Củ Tỷ mang theo câu chuyện với những con người trẻ tuổi, tràn đầy khát vọng ở Tả Củ Tỷ từ Phó Chủ tịch UBND xã Thào Seo Lử đến giám đốc HTX Lý Văn Minh và cả trưởng thôn Lù Seo Thành cho tôi thêm niềm tin rằng mảnh đất Tả Củ Tỷ sẽ sáng bừng.

Sa Pa chấn chỉnh tình trạng chi đậm "hoa hồng" cho tài xế rồi tăng giá dịch vụ

Sa Pa chấn chỉnh tình trạng chi đậm "hoa hồng" cho tài xế rồi tăng giá dịch vụ

Theo phản ánh của du khách, để tăng lượng khách, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ tại thị xã Sa Pa đã mạnh tay chi "hoa hồng" cho các tài xế taxi, xe ôm và đặc biệt là xe điện. Việc làm này có thể là lý do khiến giá một số dịch vụ tại Sa Pa bị nâng khống, cao hơn so với mặt bằng chung, ảnh hưởng đến hình ảnh của khu du lịch.

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Vùng đất Mường Lum - Sín Chải, xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương những năm 50 của thế kỷ trước là vùng hậu địch. Phong trào đấu tranh cách mạng được gây dựng từ đây lan rộng ra khắp địa bàn huyện vùng cao Mường Khương. Trải qua bao thăng trầm, đồng bào các dân tộc nơi đây ngày trước một lòng theo Việt Minh thì nay vẫn luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp sức làm thay đổi diện mạo quê hương.

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

fb yt zl tw