Sa Pa chấn chỉnh tình trạng chi đậm "hoa hồng" cho tài xế rồi tăng giá dịch vụ

Theo phản ánh của du khách, để tăng lượng khách, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ tại thị xã Sa Pa đã mạnh tay chi "hoa hồng" cho các tài xế taxi, xe ôm và đặc biệt là xe điện. Việc làm này có thể là lý do khiến giá một số dịch vụ tại Sa Pa bị nâng khống, cao hơn so với mặt bằng chung, ảnh hưởng đến hình ảnh của khu du lịch.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo tìm hiểu của phóng viên, đã có thời điểm mức chi hoa hồng của các cơ sở ăn uống là 20 - 25% trên tổng tiêu dùng của mỗi hóa đơn. Các nhà hàng, khách sạn lớn hơn thì mức chi hoa hồng tương đối thấp, chỉ khoảng 10%. Cao nhất là các cơ sở tham quan, chụp hình check-in, có điểm chi tới 40% hoa hồng cho tài xế.

Ngoài ra, một trong những địa điểm chi hoa hồng ở mức rất cao là các cơ sở kinh doanh dược liệu, đặc biệt là tam thất. Với 1 kg tam thất được bán ra, mỗi tài xế dẫn khách đến được chủ cửa hàng trả 200.000 - 300.000 đồng.

Không chỉ các cơ sở kinh doanh lớn, ngay cả các cửa hàng kinh doanh đồ ăn sáng, quán ăn đêm cũng có mức chi hoa hồng cho “đội ngũ” tài xế là 10.000 đồng/bát hoặc tính theo số khách, thường là 10.000 đồng/khách.

50045f71e2d632886bc7.jpg
Sa Pa là khu du lịch quốc gia thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Trong vai khách du lịch, chúng tôi chọn một chiếc xe điện để tham quan khu vực trung tâm thị xã Sa Pa. Khi hỏi về một số cơ sở ăn uống, tài xế có tên S.T. không ngại ngần liệt kê một số món đặc sản để chúng tôi chọn lựa và giới thiệu địa điểm. Anh T. cũng thẳng thắn chia sẻ rằng với mỗi khách dẫn tới thì anh sẽ được chia hoa hồng. Trước đây mức chi hoa hồng là khá cao, thường ở mức 25%. Thế nhưng mấy ngày gần đây, khi thông tin về việc “ăn chia” hoa hồng rộ lên trên các phương tiện truyền thông, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã bị “quán triệt” chỉ được chi hoa hồng 10.000 đồng/khách cho tài xế.

Trước những thông tin trên, Sở Du lịch đã có văn bản yêu cầu thị xã Sa Pa và Hiệp hội Du lịch có những chấn chỉnh kịp thời. Trong đó, Sở Du lịch đề nghị Hiệp hội Du lịch tỉnh tuyên truyền, phổ biến các hội viên của hiệp hội nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện các quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch, kê khai, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, nói không với tình trạng "chi đậm" tiền hoa hồng cho tài xế.

Mới đây, ngày 14/7, thị xã Sa Pa đã tổ chức đối thoại với các đơn vị vận tải hành khách trên địa bàn. Tại buổi đối thoại, nhiều vấn đề đã được đưa ra để thị xã Sa Pa có phương án giải quyết, chấn chỉnh, trong đó có hiện tượng đòi chia phần trăm phí dẫn khách tới các quán ăn, nhà hàng ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Sa Pa. Tại buổi làm việc, thị xã Sa Pa đã thẳng thắn nêu ra các vấn đề tồn tại, quyết tâm chấn chỉnh, đưa hoạt động kinh doanh vận tải vào nề nếp.

xedien 1
(Ảnh minh họa)

Có thể nói, việc chi hoa hồng hay trả tiền cảm ơn các tài xế giúp dẫn khách đến sử dụng dịch vụ, mua sắm vốn không lạ, đã có từ rất lâu và không chỉ riêng ở Sa Pa. Khi đi du lịch, du khách thường có thói quen tìm hiểu thông tin về địa điểm, khu ăn uống, vui chơi và tài xế sẽ giới thiệu một số điểm để du khách trải nghiệm. Việc làm này giúp du khách có thêm nhiều thông tin, thêm sự lựa chọn khi đến một địa điểm mới và tài xế sẽ được chia hoa hồng từ các địa điểm này. Tuy nhiên, đáng nói là trong một số trường hợp mức hoa hồng mà tài xế nhận được càng nhiều thì giá hàng hóa, dịch vụ du khách phải trả càng cao, bởi nhiều người bán muốn đảm bảo mức lợi nhuận sau khi chi phí hoa hồng.

khách đi xe điện
Xe điện là phương tiện được nhiều du khách lựa chọn để di chuyển tại khu vực trung tâm thị xã Sa Pa.

Theo ông Tô Bá Hiếu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh thì việc mạnh tay chi hoa hồng cho tài xế nói chung và xe điện nói riêng nổi lên từ khi ngành du lịch bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Thời điểm đó, nhiều cơ sở sẵn sàng chi hoa hồng ở mức cao để có nhiều khách hơn. Việc chi hoa hồng cho tài xế dẫn khách tới quán là điều bình thường, không phải việc làm xấu nếu như các cơ sở kinh doanh dịch vụ chia sẻ lợi nhuận với nhau. Ví dụ như lợi nhuận thu được khoảng 20 - 30%, việc chia lại 10% trong số đó cho người giới thiệu không ảnh hưởng gì tới giá cả thì đó là việc tốt. Thế nhưng, nếu không quản lý tốt, chặt chẽ sẽ có tình trạng đẩy giá dịch vụ lên, nâng khống giá.

Theo báo cáo về tình hình hoạt động vận tải hành khách, trên địa bàn thị xã Sa Pa có 8 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe 4 bánh có gắn động cơ điện (xe điện) hoặc xăng với tổng số phương tiện hoạt động là 120. Số phương tiện được phê duyệt đến năm 2025 là 144; có 5 đơn vị hãng taxi với tổng số phương tiện đang hoạt động là 214; có 6 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chạy theo tuyến cố định (hoạt động nội tỉnh có kết nối đến bến xe khách Sa Pa) với tổng số 194 phương tiện.

Theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin thị xã Sa Pa, địa phương đang có kế hoạch tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các tài xế phục vụ khách du lịch đến với Sa Pa. Theo đó, các tài xế sẽ được cập nhật kiến thức để hiểu rõ hơn về địa phương, có thể giới thiệu, tư vấn cho du khách những thông tin cần thiết. Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện cũng sẽ được tập trung truyền đạt để xây dựng hình ảnh đẹp cho du lịch Sa Pa.

Có thể nói, giữa chia sẻ lợi nhuận và tăng giá để trả hoa hồng là ranh giới mỏng manh. Một bên là trích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, một bên là lấy tiền từ khách để bù đắp phần chi hoa hồng đã mất. Làm sao để phân định rõ ranh giới mỏng manh này cũng là một bài toán khó mà Sa Pa đang nỗ lực giải quyết để giữ hình ảnh cho khu du lịch nổi tiếng quốc gia, quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Từ giữa tháng 6 đến tháng 7 hằng năm, quả thanh mai trong những cánh rừng ở vùng cao Y Tý (Bát Xát) chín đỏ. Đây là thời điểm những người dân tộc Hà Nhì vào rừng săn “đặc sản” thanh mai để bán.

Tỉnh lộ 151: Cỏ cây lấn đường, ẩn họa khôn lường

Tỉnh lộ 151: Cỏ cây lấn đường, ẩn họa khôn lường

Sau gần 1 năm nhận bàn giao để sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 151 (đoạn từ xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng đi cầu Khe Lếch, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn), do các đơn vị được giao không thường xuyên bảo trì, phát quang hành lang dẫn đến tình trạng cỏ mọc um tùm, lan ra lòng đường làm che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông.

Tả Củ Tỷ sau cơn mưa

Tả Củ Tỷ sau cơn mưa

Rời Tả Củ Tỷ mang theo câu chuyện với những con người trẻ tuổi, tràn đầy khát vọng ở Tả Củ Tỷ từ Phó Chủ tịch UBND xã Thào Seo Lử đến giám đốc HTX Lý Văn Minh và cả trưởng thôn Lù Seo Thành cho tôi thêm niềm tin rằng mảnh đất Tả Củ Tỷ sẽ sáng bừng.

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Vùng đất Mường Lum - Sín Chải, xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương những năm 50 của thế kỷ trước là vùng hậu địch. Phong trào đấu tranh cách mạng được gây dựng từ đây lan rộng ra khắp địa bàn huyện vùng cao Mường Khương. Trải qua bao thăng trầm, đồng bào các dân tộc nơi đây ngày trước một lòng theo Việt Minh thì nay vẫn luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp sức làm thay đổi diện mạo quê hương.

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng và hạ tầng kết nối: Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

fb yt zl tw