Nhân rộng mô hình làng thí điểm Saemaul Undong

LCĐT - Sáng 1/12, Ban Chỉ đạo Chương trình Hạnh phúc Lào Cai tổ chức Hội thảo lập kế hoạch nhân rộng từ bài học kinh nghiệm của Chương trình Hạnh phúc Lào Cai.

Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Kim Sun Ho, Giám đốc Chương trình Hạnh phúc Lào Cai; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các địa phương tham gia chương trình.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình Hạnh phúc Lào Cai đánh giá cao những kết quả đạt được của chương trình, đồng thời khẳng định: Những kết quả đạt được cho thấy trách nhiệm, sự vào cuộc nghiêm túc của các sở, ban, ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của người dân. Hội thảo lần này nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay trong thực hiện Chương trình, đây cũng là hội thảo kỹ thuật trước khi tổ chức hội thảo lần 2 để vận động thu hút đầu tư cho Chương trình. Do vậy, các đại biểu đến từ cơ sở cần tăng cường trao đổi, đóng góp tích cực để Chương trình Hạnh phúc Lào Cai tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới, đảm bảo tính khả thi hơn.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Hạnh phúc Lào Cai (do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc - KOICA tài trợ) , toàn tỉnh đã làm được 300 km đường giao thông nông thôn và dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành 366 km; khởi công xây dựng 3 công trình nhà ký túc xá, các tiểu hợp phần xây dựng 8 thôn thí điểm; các hoạt động khác thuộc tiểu hợp phần y tế, giáo dục, quản trị công đã cơ bản về đích đúng tiến độ. Tác động tích cực đến đời sống kinh tế  - xã hội và môi trường cho người dân 8 thôn thí điểm, cụ thể: Đã hỗ trợ trực tiếp cho trên 1.200 hộ với số tiền hơn 5,2 tỷ đồng; hỗ trợ liên kết thị trường cho 142 hộ; tạo điều kiện cho gần 6.000 lượt người tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất; 344 hộ được hỗ trợ xử lý chất thải sau chăn nuôi…

Theo kế hoạch, Chương trình Hạnh phúc Lào Cai giai đoạn 2018 – 2023 sẽ triển khai trên địa bàn 30 thôn thuộc 4 huyện: Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Sa Pa, mục tiêu là phát triển sinh kế bền vững, cải thiện đời sống, nâng cấp và xây dựng hạ tâng, môi trường nông thôn, nhằm huy động sự tham gia tích cực của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm  trong việc hoàn thành bê tông hóa đường giao thông nông thôn được Chương trình hỗ trợ. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải tạo sự đồng tình, ủng hộ nhất trí cao từ nhân dân, linh hoạt trong việc huy động các nguồn đóng góp của nhân dân; đồng thời, cung cấp nguồn vốn đầu tư kịp thời. Ngoài ra, các đại biểu cũng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào bản kế hoạch nhân rộng làng thí điểm Saemaul Undong giai đoạn 2018 – 2023.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

Đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, vùng chuyên canh rau màu của xã Gia Phú (Bảo Thắng) bị ngập úng và hư hại hoàn toàn. Ngay sau mưa lũ, người dân tập trung khôi phục vùng rau bằng những cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Bảo Yên đã tập trung mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, đây cũng là thời điểm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc khan hiếm. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trong mùa đông.

Vật nuôi của nhà nghèo

Vật nuôi của nhà nghèo

Xuân Thượng được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi dê của huyện Bảo Yên với hơn 500 hộ chăn nuôi. Các hộ dân ở đây thường gọi con dê là vật nuôi của nhà nghèo vì chúng không kén thức ăn, có thể ăn tất cả các lá cây quanh đó, thậm chí ăn được lá ngón. Nuôi dê nhàn lại cho nguồn thu nhập ổn định nên nhiều hộ dân lựa chọn con dê để phát triển kinh tế thay vì lợn hay một số vật nuôi nhiều rủi ro khác.

fbytzltw